Cryptocentrus leucostictus

loài cá

Cryptocentrus leucostictus là một loài cá biển thuộc chi Cryptocentrus trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1872.

Cryptocentrus leucostictus
H. phaenna (= C. leucostictus)
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Phân họ (subfamilia)Gobiinae
Chi (genus)Cryptocentrus
Loài (species)C. leucostictus
Danh pháp hai phần
Cryptocentrus leucostictus
(Günther, 1872)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Gobius leucostictus Günther, 1872
  • Hetereleotris phaenna Jordan & Seale, 1906

Từ nguyên

sửa

Từ định danh leucostictus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: leukós (λευκός; “trắng”) và stiktós (στικτός; “có đốm”), hàm ý đề cập đến những đốm tròn nhỏ, màu trắng bao phủ phần thân dưới của loài cá này.[2]

Tình trạng phân loại

sửa

C. leucostictus tạo thành một nhóm phức hợp loài với 6 loài khác là Cryptocentrus liolepis, Cryptocentrus malindiensis, Cryptocentrus maudae, Cryptocentrus nigrocellatus, Cryptocentrus niveatusCryptocentrus albidorsus. Đặc trưng của nhóm này là có thân rất mảnh, sọc trắng ở giữa đầu, thường kéo dài ra toàn thân. Tên chi có sẵn cho nhóm này là Iotogobius, nhưng cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ cách phân loại của nhóm.[3]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Nhiều ghi nhận về sự xuất hiện của C. leucostictus có thể là do nhầm lẫn với loài C. albidorsus. Theo Sách đỏ IUCN (bản 2021) thì C. leucostictus chỉ được biết đến ở Úc, Indonesia, Papua New Guinea, Samoa thuộc Mỹ, FijiTonga.[1]

Việt Nam, C. leucostictus được ghi nhận ở quần đảo Nam Du[4]quần đảo Hà Tiên (Kiên Giang),[5] nhưng không rõ liệu đó có phải là sự xác định sai loài hay không.

C. leucostictus sống trên nền cát thô và đá vụn nhuyễn của rạn san hôđầm phá, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.[1]

Mô tả

sửa

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. leucostictus là 12 cm.[6] Cá có màu nâu sẫm, môi, mõm và đỉnh đầu có màu trắng, rải rác một số vệt trắng ở phía sau.[7]

Số gai ở vây lưng: 6–7; Số tia ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 9–10.[6]

Sinh thái

sửa

C. leucostictus sống cộng sinh trong hang với tôm gõ mõ Alpheus.[1]

Thương mại

sửa

C. leucostictus hiếm khi được thấy trong ngành buôn bán cá cảnh.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Larson, H.; Hoese, D.; Murdy, E.; Pezold, F.; Cole, K. & Shibukawa, K. (2021). Cryptocentrus leucostictus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2021: e.T193090A2193766. doi:10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T193090A2193766.en. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (a-c)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Larson, Helen K; Larson, Helen K.; Hoese, Douglass F. (2004). “Description of a New Species of Cryptocentrus (Teleostei: Gobiidae) from Northern Australia, with Comments on the Genus” (PDF). The Beagle : Records of the Museums and Art Galleries of the Northern Territory. 20: 167–174. doi:10.5962/p.286324.
  4. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
  5. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Văn Hiếu; Đỗ Anh Duy; Vũ Quyết Thành; Nguyễn Khắc Bát (2021). “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và phân bố cá rạn san hô vùng biển ven quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57 (4A): 93–101. doi:10.22144/ctu.jvn.2021.117. ISSN 1859-2333.
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cryptocentrus leucostictus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Bray, D. J. (2016). “Cryptocentrus leucostictus”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2024.