Đếm ngược

Sự liên tục đếm lùi lại về phía sau để chỉ báo khoảng thời gian còn lại trước khi một sự kiện diễn ra theo lịch trình đã định trước
(Đổi hướng từ Countdown)

Đếm ngược (tiếng Anh: countdown) là sự liên tục đếm ngược lại về phía sau để chỉ báo khoảng thời gian còn lại trước khi một sự kiện diễn ra theo lịch trình đã định trước. Cơ quan NASA của Mỹ thường dùng các thuật ngữ "L-minus" và "T-minus"[1] trong quá trình chuẩn bị và dự kiến phóng tên lửa lên không gian, và thậm chí dùng cả từ "E-minus" đối với các sự kiện liên quan đến việc tàu vũ trụ chuẩn bị bay vào không gian, trong đó chữ "T" có thể là viết tắt của các từ tiếng Anh "Test" (Thử nghiệm) hoặc "Time" (Thời gian), còn chữ "E" là viết tắt cho thuật ngữ tiếng Anh "Encounter" (Va chạm), chẳng hạn như với sao chổi hoặc các vật thể không gian khác.[2] Ở những sự kiện khác thường hay sử dụng các hoạt động đếm ngược gồm có: nổ thuốc, giờ xuất phát một chặng đua, khoảnh khắc giao thừa đón Năm mới hoặc bất kỳ một biến cố lo lắng trước nào. Việc sử dụng hoạt động đếm ngược sớm nhất có thể kể đến lần ra hiệu lệnh xuất phát cuộc đua thuyền của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh).[3] Một trong những sự liên tưởng tới tên lửa được biết đến đầu tiên là trong bộ phim điện ảnh khoa học viễn tưởng của Đức năm 1929 có tên Frau im Mond (Người phụ nữ trên Mặt Trăng) do Thea von Harbou viết kịch bản và Fritz Lang làm đạo diễn, với một nỗ lực phóng đại câu chuyện phóng liên tiếp tên lửa bay xung quanh Mặt Trăng.[4][5]

Đếm ngược tới thời điểm diễn ra Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 tại trung tâm thương mại Champlain Place, thành phố Dieppe, tỉnh bang New Brunswick, Canada

Đêm giao thừa

sửa

Tại nhiều lễ hội đêm Giao thừa, có một màn đếm ngược ở những giây cuối cùng của năm cũ cho đến khi bắt đầu năm mới.

Tại Quảng trường Thời đại ở Mỹ, trong giờ khắc giao thừa, bên cạnh màn Đếm ngược 60 giây tại thời điểm 11h59 đêm còn có sáu màn đếm ngược 20 giây trong mỗi giờ mà ở đó mọi người có thể thực hành kỹ năng đếm ngược từ lúc 5h59 chiều đến 10h59 tối. Những màn đếm ngược nói trên còn là đếm ngược tới thời điểm kết thúc mỗi giờ.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ NASA's Launch Services Program (ngày 31 tháng 1 năm 2015). “@NASA_LSP” – qua Twitter.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. NASA Mission News (Tin tức Sứ mệnh của NASA). ngày 4 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)
  3. ^ William Everett. On the Cam: Lectures on the University of Cambridge in England (Các bài giảng về Đại học Cambridge ở nước Anh). Thành phố Cambridge, bang Massachusetts (Hoa Kỳ): Nhà xuất bản Sever and Francis, năm 1865, tr. 192.
  4. ^ “Spektrum der Wissenschaft - DenkMal-Frage: "Was verdankt die Raumfahrt dem Stummfilm "Die Frau im Mond" (1929) von Fritz Lang?” (bằng tiếng Đức). Trang Wissenschaft-online.de.
  5. ^ Robert Weide (Mùa hè năm 2012). Soạn tại thành phố Los Angeles, bang California (Hoa Kỳ). “The Outer Limits (Các giới hạn xa hơn)”. DGA Quarterly. Hiệp hội Đạo diễn Mỹ (Directors Guild of America, Inc.). tr. 64–71. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp) Bộ sưu tập các cảnh quay ở hậu trường mô tả việc du hành vũ trụ hoặc có sự xuất hiện của người ngoài hành tinh. Ở trang 68, chú thích ảnh là: "Directed by Fritz Lang (third from right), the silent film "Woman in the Moon" (1929) is considered one of the first serious science fiction films and invented the countdown before the launch of a rocket. Many of the basics of space travel were presented to a mass audience for the first time." (Được đạo diễn bởi Fritz Lang (người thứ ba từ phải sang), bộ phim câm "Người phụ nữ trên Mặt Trăng" (năm 1929) được xem là một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng quan trọng đầu tiên và cũng đã phát minh ra màn đếm ngược trước khi phóng tên lửa. Nhiều khái niệm cơ bản của du hành vũ trụ được giới thiệu cho công chúng khán giả lần đầu tiên.)

Liên kết ngoài

sửa