Họ Cá bống biển

(Đổi hướng từ Cottidae)

Họ Cá bống biển là một họ với danh pháp khoa học Cottidae theo truyền thống được xếp trong liên họ Cottoidea của phân bộ Cottoidei trong bộ Cá mù làn (Scorpaeniformes).[1] Tuy nhiên, gần đây người ta coi nó thuộc cận bộ Cottales trong phân bộ Cottoidei của bộ Perciformes.[2]

Họ Cá bống biển
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Eupercaria
Bộ (ordo)Perciformes
Phân bộ (subordo)Cottoidei
Phân thứ bộ (infraordo)Cottales
Họ (familia)Cottidae
Bonaparte, 1831
Chi điển hình
Cottus
Linnaeus, 1758
Các chi
Xem văn bản.

Phân loại

sửa

Theo định nghĩa cũ thì họ này chứa khoảng 257-275 loài trong 62-70 chi,[3][4] chủ yếu là cá biển và được tìm thấy trong các vùng nước nông duyên hải tại các khu vực phương bắc và cận Bắc cực[5].

Các đại diện nước ngọt của họ này khá ít ỏi và bao gồm cá bống đầu thìa (Cottus ricei) ở Bắc Mỹ, cá bống đầu bò núi cao (Cottus poecilopus), cá bống đầu bò (Cottus gobio) và cá bống bốn sừng (Myoxocephalus quadricornis). Loài cuối cùng này cũng được tìm thấy trong vùng nước lợ như Baltic.

Phần lớn các loài trong họ Cá bống biển là cá nhỏ, dài dưới 10 cm (4 inch), mặc dù một số loài, như cabezon, to lớn hơn, dài tới 72 cm (28 inch)[5].

Một số nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy theo định nghĩa truyền thống thì họ này là đa ngành trong tương quan với các họ Agonidae, Psychrolutidae, Abyssocottidae, ComephoridaeCottocomephoridae. Để làm cho các họ trở thành đơn ngành người ta đã sáp nhập Abyssocottidae, ComephoridaeCottocomephoridae vào Cottidae, tách các chi JordaniaParicelinus thành họ độc lập là Jordaniidae, chuyển gần như toàn bộ các chi/loài cá biển của Cottidae sang Psychrolutidae (trừ Hemilepidotus, Jordania, Leptocottus, Paricelinus, ScorpaenichthysTrachidermus).[6][7][8] Theo định nghĩa mới này thì Cottidae chứa 16-19 chi với 106-107 loài đã biết.[7]

Các chi

sửa

Chuyển từ các họ khác sang

sửa

Chuyển đi

sửa
 
Cá bống tai móc Bắc cực, Artediellus uncinatus
 
Cá bống sừng dài, Myoxocephalus octodecemspinosus
 
Cá bống gân, Triglops pingelii
  • Hemilepidotus Cuvier, 1829 (đồng nghĩa: Melletes Bean, 1880): 6 loài.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Cottidae trong Fish Base. Tra cứu 22-01-2019.
  2. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  3. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2018). "Cottidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Kane E. A. & T. E. Higham. (2012). Life in the flow lane: differences in pectoral fin morphology suggest transitions in station-holding demand across species of marine sculpin. Lưu trữ 2020-10-22 tại Wayback Machine Zoology (Jena) 115(4), 223-32.
  5. ^ a b Eschmeyer William N. (1998). Paxton J.R. & Eschmeyer, W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 178–179. ISBN 0-12-547665-5.
  6. ^ Kinziger A. P., Wood R. M. & Neely D. A., 2005. Molecular Systematics of the Genus Cottus (Scorpaeniformes: Cottidae). Copeia 2: 303-311. doi:10.1643/CI-03-290R1
  7. ^ a b Smith W. L., Busby M. S., 2014. Phylogeny and taxonomy of sculpins, sandfishes, and snailfishes (Perciformes: Cottoidei) with comments on the phylogenetic significance of their early-life-history specializations. Mol. Phylogenet. Evol. 79: 332–352. doi:10.1016/j.ympev.2014.06.028.
  8. ^ Akira Goro, Ryota Yokoyama, Valentina G. Sideleva, 2015. Evolutionary diversification in freshwater sculpins (Cottoidea): a review of two major adaptive radiations. Environ. Biol. Fish. 98(1): 307-335.