Sự phun trào nhật hoa

(Đổi hướng từ Coronal mass ejection)

Sự phun trào nhật hoa[1] (tiếng Anh: coronal mass ejection, CME) là sự phóng ra đáng kể của từ trường và khối lượng plasma đi kèm từ vành nhật hoa của Mặt Trời vào thái dương quyển.[2] CME thường liên quan đến các vết lóa Mặt Trời và các dạng hoạt động khác của Mặt Trời, nhưng vẫn chưa có nhiều lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về sự liên quan này.

Một vụ phun trào nhật hoa xảy ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2012.

Nếu một CME đi vào môi trường liên hành tinh, thì nó được gọi là sự phun trào nhật hoa liên hành tinh (interplanetary coronal mass ejection, ICME). ICME có khả năng tiếp cận và va chạm với từ quyển của Trái Đất, nơi chúng có thể gây ra bão từ, cực quang và trong một số trường hợp hiếm hoi là làm hỏng lưới điện. Sự nhiễu loạn địa từ lớn nhất được ghi lại, có lẽ là do CME, là sự kiện Carrington.

Mô tả vật lý

sửa
 
Một vụ phun trào nhật hoa rất lớn xảy ra vào ngày 2 tháng 12 năm 2002, chụp bởi LASCO C2. Ở đây, vòng tròn màu trắng biểu thị kích thước của Mặt Trời.

CME giải phóng một lượng lớn vật chất và từ trường từ bầu khí quyển của Mặt Trời vào gió Mặt Trờimôi trường liên hành tinh. Vật chất bị đẩy ra là plasma bao gồm chủ yếu là các electronproton nằm trong từ trường bị đẩy ra.

Khối lượng trung bình được đẩy ra là 1,6×1012 kg (3,5×1012 lb).[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, các giá trị khối lượng ước tính cho CME chỉ là các giới hạn thấp hơn, bởi vì các phép đo từ coronagraph chỉ cung cấp dữ liệu hai chiều.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Đặng Vũ Tuấn Sơn (24 tháng 12 năm 2016). Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn. VACA. tr. 342.
  2. ^ Arun, Babu K. P. (16 tháng 7 năm 2014). Coronal Mass Ejections from the Sun - Propagation and Near Earth Effects. tr. 11. arXiv:1407.4258. doi:10.48550/arXiv.1407.4258.

Đọc thêm

sửa

Sách

sửa
  • Gopalswamy, Natchimuthukonar; Mewaldt, Richard; Torsti, Jarmo (2006). Gopalswamy, Natchimuthukonar; Mewaldt, Richard A.; Torsti, Jarmo (biên tập). Solar Eruptions and Energetic Particles. Washington DC American Geophysical Union Geophysical Monograph Series. Geophysical Monograph Series. 165. American Geophysical Union. Bibcode:2006GMS...165.....G. doi:10.1029/GM165. ISBN 0-87590-430-0.

Internet

sửa

Liên kết ngoài

sửa