Bốn con rồng châu Á
Bốn con rồng châu Á, bốn con hổ châu Á hay bốn con rồng nhỏ là bốn nền kinh tế phát triển ở Đông Á, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Các nền kinh tế này đã trải qua quá trình công nghiệp hóa thần tốc đồng thời duy trì được tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao trong những năm từ thập niên 1960 cho đến đầu thế kỷ 21.
Bốn con rồng châu Á | |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 亞洲四小龍 | ||||||||||||||||||||||
Giản thể | 亚洲四小龙 | ||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | Bốn con rồng nhỏ châu Á | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||||||||
Hangul | 아시아의 네 마리 용 | ||||||||||||||||||||||
Hanja | 아시아의 네 마리 龍 | ||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | Bốn con rồng châu Á | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Mã Lai | |||||||||||||||||||||||
Mã Lai | Empat Harimau Asia | ||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Tamil | |||||||||||||||||||||||
Tamil | நான்கு ஆசியப் புலிகள் |
Đến đầu thế kỷ 21, nền kinh tế của các nước này đã phát triển, chuyển mình từ những nước công nghiệp mới thành những nền kinh tế có thu nhập cao, chuyên về các lĩnh vực kinh tế tri thức cần nhiều chất xám và có lợi thế cạnh tranh lớn. Hồng Kông và Singapore trở thành những trung tâm tài chính và cảng thương mại quốc tế hàng đầu của thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan dẫn đầu về sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử. Sự thành công trong công cuộc phát triển kinh tế của họ đã trở thành di sản, hình mẫu cho nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm Hổ mới châu Á nằm ở khu vực Đông Nam Á nghiên cứu áp dụng, học tập theo.[1][2][3]
Năm 1993, báo cáo của Ngân hàng Thế giới mang tên gọi The East Asian Miracle (Kỳ tích Đông Á) đã ghi nhận các chính sách tân tự do cùng với sự bùng nổ kinh tế, bao gồm việc duy trì chính sách định hướng xuất khẩu, thuế thấp và các nhà nước phúc lợi tối thiểu. Những phân tích về thể chế chính trị cho thấy rằng nhà nước có sự can thiệp ở mức độ đáng kể.[4] Một số nhà phân tích cho rằng các chính sách công nghiệp và sự can thiệp của chính phủ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với báo cáo của Ngân hàng Thế giới.[5][6]
Dữ liệu về các quốc gia và vùng lãnh thổ
sửaNhân khẩu
sửaQuốc gia hoặc Vùng lãnh thổ |
Diện tích km² | Dân số | Mật độ dân số trên km² |
Dân số của thủ đô |
---|---|---|---|---|
Hồng Kông | 1.104 | 7.522.837 | 6.814 | 7.219.700 |
Singapore | 710 | 5.873.845 | 8.273 | 5.399,200 |
Hàn Quốc | 100.210 | 51.281.285 | 512 | 10.140.000 |
Đài Loan | 36.193 | 23.835.976 | 659 | 2.688.140 |
Kinh tế
sửaQuốc gia hoặc Vùng lãnh thổ |
GDP tỷ USD (2020) |
GDP (PPP) tỷ USD (2020) |
GDP đầu người USD (2020) |
GDP (PPP) đầu người USD (2020) |
Thương mại tỷ USD (2014) |
Xuất khẩu tỷ USD (2014) |
Nhập khẩu tỷ USD (2014) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Hồng Kông | 341,319 | 439,459 | 45.371 | 58.417 | 1088,400 | 528,200 | 560,200 |
Singapore | 337,451 | 551,628 | 57.450 | 93.913 | 824,600 | 449,100 | 375,500 |
Hàn Quốc | 1.586,786 | 2.293,475 | 30.943 | 44.724 | 1.170,900 | 628,000 | 542,900 |
Đài Loan | 635,547 | 1.275,805 | 26.663 | 53.524 | 595,500 | 318,000 | 277,500 |
Chính trị
sửaQuốc gia hoặc vùng lãnh thổ |
Chỉ số dân chủ (2019) |
Chỉ số tự do báo chí (2019) |
Chỉ số nhận thức tham nhũng (2019) |
Tình trạng chính trị |
---|---|---|---|---|
Hồng Kông | 6,02 | 29,65 | 76 | Đặc khu Hành chính của Trung Quốc |
Singapore | 6,02 | 51,41 | 85 | Cộng hòa nghị viện |
Hàn Quốc | 8,00 | 24,94 | 59 | Cộng hòa tổng thống |
Đài Loan | 7,73 | 24,98 | 65 | Cộng hòa bán tổng thống |
Chất lượng cuộc sống
sửaQuốc gia hoặc Vùng lãnh thổ |
HDI (2019) |
---|---|
Hồng Kông | 0,949 (hạng 4) |
Singapore | 0,938 (hạng 11) |
Hàn Quốc | 0,916 (hạng 23) |
Đài Loan | 0,916 (hạng 23)[8] |
Thành viên các tổ chức quốc tế
sửaQuốc gia Vùng lãnh thổ |
LHQ | WTO | OECD | DAC | APEC | ADB | SEACEN | G20 | EAS | ASEAN |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hồng Kông | ||||||||||
Singapore | ||||||||||
Hàn Quốc | (APT) | |||||||||
Đài Loan |
Hình ảnh
sửaXem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ “Can Africa really learn from Korea?”. Afrol News. ngày 24 tháng 11 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Korea role model for Latin America: Envoy”. Korean Culture and Information Service. ngày 1 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
- ^ Leea, Jinyong; LaPlacab, Peter; Rassekh, Farhad (ngày 2 tháng 9 năm 2008). “Korean economic growth and marketing practice progress: A role model for economic growth of developing countries”. Industrial Marketing Management. 37 (7): 753–757. doi:10.1016/j.indmarman.2008.09.002.
- ^ Derek Gregory; Ron Johnston; Geraldine Pratt; Michael J. Watts; Sarah Whatmore biên tập (2009). “Asian Miracle/tigers”. The Dictionary of Human Geography (ấn bản thứ 5). Malden, MA: Blackwell. tr. 38. ISBN 978-1-4051-3287-9.
- ^ Rodrik, Dani (1 tháng 4 năm 1997). “The 'paradoxes' of the successful state”. European Economic Review (bằng tiếng Anh). 41 (3–5): 411–442. doi:10.1016/S0014-2921(97)00012-3. ISSN 0014-2921.
- ^ Chang, Ha-Joon (2006). The East Asian Development Experience. ISBN 9781842771419.
- ^ Dữ liệu của "GDP thực tế theo tỷ giá không đổi theo quốc gia" và "Dân số" từ Nghiên cứu Kinh tế tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis Lưu trữ 2019-10-03 tại Wayback Machine.
- ^ “Statistical Bulletin conditions” (PDF) (bằng tiếng Trung). General Statistics Office, Taiwan. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.