Colossus (lớp tàu sân bay)

Lớp tàu sân bay Colossus bao gồm những tàu sân bay hạng nhẹ được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mười sáu chiếc đã được vạch kế hoạch, nhưng chỉ có mười chiếc được hoàn tất, và không có chiếc nào từng tham gia tác chiến trong Thế Chiến II. Tuy nhiên, một số đã từng phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, và nhiều chiếc đã được chuyển cho hải quân các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung hay thân hữu, mà cuộc đời phục vụ kéo dài đến tận cuối những năm 1990.

Tàu sân bay HMS Triumph (R16) thuộc lớp Colossus, đang mang theo kiểu máy bay Supermarine Seafire phía trước và Fairey Firefly phía sau
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu sân bay Colossus
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác
Lớp trước không
Lớp sau Majestic
Thời gian đóng tàu 1942 - 1946
Dự tính 16
Hoàn thành 10
Nghỉ hưu 10
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu sân bay hạng nhẹ
Trọng tải choán nước 13.400 tấn [1]
Chiều dài 212 m (695 ft 6 in)[1]
Sườn ngang 24,4 m (80 ft)[1]
Mớn nước 7,2 m (23 ft 7 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hộp số hơi nước Parsons
  • 4 × nồi hơi Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất: 40.000 mã lực (29,8 MW)
Tốc độ 46 km/h (25 knot)[1]
Tầm xa 22.000 km (12.000 hải lý) ở tốc độ 26 km/h (14 knot) [2]
Thủy thủ đoàn 1.300
Máy bay mang theo 48

Thiết kế

sửa

Việc hai chiếc tàu chiến Prince of WalesRepulse bị máy bay đặt căn cứ trên đất liền đánh chìm vào tháng 12 năm 1941 đã vạch ra sự mong manh của những tàu chiến chủ lực không được không quân hỗ trợ đối với các cuộc không kích, và cho thấy nhu cầu cấp bách phải mở rộng không lực hạm đội.

Vào lúc bắt đầu chiến tranh, Hải quân Hoàng gia sử dụng cả hai kiểu tàu sân bay hạm độitàu sân bay hộ tống. Tuy nhiên, những chiếc tàu sân bay hộ tống được chỉ được thiết kế thuần túy để bảo vệ các đoàn tàu vận tải, nên ít có tác dụng trong vai trò tấn công. Tốc độ chậm và kích cỡ nhỏ khiến cho chúng không thể sử dụng các kiểu máy bay tiêm kích hiện đại tính năng cao. Mặt khác, những chiếc tàu sân bay hạm đội đắt tiền đang bị thiếu hụt, và việc chế tạo chúng mất nhiều thời gian. Việc cải biến các tàu buôn một thời từng được cân nhắc đến, nhưng bị hủy bỏ do nhu cầu cao của các con tàu vận tải.

Lớp Colossus xuất hiện như là một giải pháp hiện thực cho vấn đề thiếu hụt trầm trọng tàu sân bay chiến đấu. Chúng dựa trên thiết kế của lớp Illustrious, nhưng được thu nhỏ kích thước, và được dự định để sẵn sàng trong vòng hai năm. Để thúc đẩy việc chế tạo, thân tàu của lớp Colossus được chế tạo theo mẹ tàu thương mại cho đến sàn chứa máy bay.

Mười sáu chiếc đã được vạch kế hoạch chế tạo, nhưng chỉ có mười chiếc được hoàn tất như tàu sân bay lớp Colossus, trong đó hai chiếc PerseusPioneer|(R76)|Pioneer được biến đổi để hoạt động như những tàu bảo trì máy bay hơn là các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp. Việc chế tạo năm chiếc khác bị tạm ngưng, rồi sau đó được hoàn tất như những tàu sân bay thuộc lớp Majestic, trong khi một chiếc thứ sáu trong lớp này là chiếc Leviathan không bao giờ được hoàn tất. Cả năm chiếc trong lớp Majestic đều được bán cho hải quân các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung hoặc đồng minh.

Lịch sử hoạt động

sửa

Bốn chiếc đầu tiên trong lớp Colossus được hoàn tất vào tháng 12 năm 1944 và ngay lập tức được đưa sang Viễn Đông, tuy nhiên không có chiếc nào tham chiến trực tiếp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lớp Colossus không có được lớp sàn đáp bọc thép, vốn đã bảo vệ hiệu quả những chiếc trong lớp Illustrious chống lại các cuộc tấn công cảm tử kamikaze như tại Okinawa trong chiến dịch Iceberg.

Sau chiến tranh, lớp tàu này là một phương cách rẻ tiền cho sự hiện diện của Hải quân Hoàng gia tại các vùng biển. Một số chiếc đã từng phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên. Ít tốn kém hơn khi khi hoạt động so với những chiếc tàu sân bay hạm đội, chúng lại mang được số máy bay gần tương đương. Nhiều chiếc đã được bán cho hải quân các nước ngoài, nơi mà cuộc đời phục vụ của chúng kéo dài đến tận cuối những năm 1990.

Những chiếc trong lớp

sửa
Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Colossus 1 tháng 6 năm 1942 30 tháng 9 năm 1943 16 tháng 12 năm 1944[1] Chuyển cho Hải quân Pháp năm 1946 dưới tên gọi Arromanches; ngừng hoạt động năm 1974; bị tháo dỡ năm 1978
Glory 8 tháng 11 năm 1942 27 tháng 11 năm 1943 2 tháng 4 năm 1945 Ngừng hoạt động năm 1956; bị tháo dỡ năm 1961
Ocean 8 tháng 11 năm 1942 8 tháng 7 năm 1944 8 tháng 8 năm 1945 Ngừng hoạt động năm 1960; bị tháo dỡ năm 1962
Perseus 1 tháng 1 năm 1943 26 tháng 3 năm 1944 19 tháng 10 năm 1945 Ngừng hoạt động năm 1957; bị tháo dỡ năm 1958
Pioneer 2 tháng 12 năm 1942 20 tháng 5 năm 1944 8 tháng 2 năm 1945 Ngừng hoạt động năm 1954; bị tháo dỡ năm 1954
Theseus 1943 6 tháng 7 năm 1944 9 tháng 2 năm 1946 Ngừng hoạt động năm 1957; bị tháo dỡ năm 1962
Triumph 27 tháng 1 năm 1943 2 tháng 10 năm 1944 6 tháng 5 năm 1946 Ngừng hoạt động năm 1975; bị tháo dỡ năm 1981
Venerable 3 tháng 12 năm 1942 tháng 12 năm 1943 17 tháng 1 năm 1945[3] Bán cho Hà Lan năm 1948 dưới tên gọi Karel Doorman II; bán cho Argentina năm 1968 dưới tên gọi Vienticinco de Mayo; ngừng hoạt động năm 1997; được tháo dỡ tại Ấn Độ năm 2006
Vengeance 16 tháng 11 năm 1942 23 tháng 2 năm 1944 15 tháng 1 năm 1945 Chuyển cho Australia năm 1952; bán cho Brazil năm 1956 dưới tên gọi Minas Gerais; ngừng hoạt động năm 2001; bị tháo dỡ năm tại Ấn Độ 2004.
Warrior 12 tháng 12 năm 1942 20 tháng 5 năm 1944 2 tháng 4 năm 1945 Chuyển cho Canada năm 1946; trả lại Anh năm 1948; bán cho Argentina năm 1958 dưới tên gọi ARA Independencia (V-1); ngừng hoạt động năm 1970; bị tháo dỡ năm 1971.

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e Ireland, Bernard (2007). Aircraft Carriers of the World. Southwater. tr. 125. ISBN 9781844763634.
  2. ^ “French Navy - Arromanches”. Damien Allard. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2002. Truy cập 12 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ Beaver, Paul (1987) Encyclopedia of the Fleet Air Arm since 1945, Wellingborough, Northants: Patrick Stephens, ISBN 0-85059-760-9

Thư mục

sửa

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Colossus class aircraft carriers tại Wikimedia Commons