Codonoboea là một chi thực vật có hoa trong họ Gesneriaceae. Nhiều loài của nó trước đây được đặt trong chi Henckelia.[1]

Codonoboea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Gesneriaceae
Phân họ (subfamilia)Didymocarpoideae
Tông (tribus)Trichosporeae
Phân tông (subtribus)Didymocarpinae
Chi (genus)Codonoboea
Ridl., 1923
Loài điển hình
Paraboea leucocodon Ridl., 1915
Các loài
Xem bài.

Phân bố và môi trường sống

sửa

Môi trường sống của các loài Codonoboea bị hạn chế trong các khu rừng nguyên sinh, nơi chúng có mặt ở mọi nơi từ vùng đất thấp tới cao nguyên, sinh sống trên các môi trường đất/đá có nguồn gốc từ granit, sa thạch và thạch anh nhưng không có mặt trên các môi trường sống nguồn gốc đá vôi hay thủy sinh. Đa dạng về cách mọc (mặc dù không có loài nào là dây leo hay biểu sinh), hình thái lá và hoa. Trung tâm đa dạng là khu vực Malaysia bán đảo, nhưng một số loài cũng được tìm thấy ở miền nam Thái Lan, Sumatra, Singapore, Borneo, Palawan (Philippines), Sulawesi và New Guinea[2].

Lịch sử phân loại

sửa

Năm 1923, trong Flora of the Malay Peninsula, Henry Nicholas Ridley là người đầu tiên mô tả Codonoboea như là một chi và bao gồm 3 loài (C. leucocodon, C. ericiflora, C. lilacina), mà theo quan điểm của ông là không thể xếp vào bất kỳ chi nào khác[3]. Năm 1929 ông bổ sung thêm loài C. caelestis. Tuy nhiên, Codonoboea theo định nghĩa của ông là khá lỏng lẻo và không khác biệt rõ ràng với chi có quan hệ họ hàng gần nhất là Paraboea (C.B.Clarke) Ridl., 1905. Quả thực, hai đặc trưng chẩn đoán, là các cuống hoa hợp sinh với cuống lá (gắn với lá) và các thùy tràng hoa rất ngắn và giống như răng chỉ có mặt trên 2 trong số 3 loài ông mô tả.

Năm 1971, Burtt chuyển một số loài Paraboea sang chi Didymocarpus Wall, 1819[4]. Năm 1987, Kiew bổ sung thêm loài C. nivea, nhưng năm 1990 thì Kiew lại hạ cấp chi Codonoboea thành tổ Codonoboea trong chi Didymocarpus và định nghĩa lại nó để bao gồm chỉ 4 loài (D. corneri, D. ericiflorus, D. lilacinus, D. niveus) giống nhau với các cụm hoa mọc trên lá và loại bỏ D. leucocodon cùng D. caelestis ra khỏi tổ này[5].

Tuy nhiên, tự bản thân chi Didymocarpus cũng trải qua các lần định nghĩa lại[2][6] dẫn tới sự loại bỏ các loài với quả hướng nghiêng và nứt ra ở bên hướng trục đối lại với các loài có quả thẳng đứng của Didymocarpus s. str. nứt ra ở cả bên hướng trục lẫn bên xa trục. Dựa vào sự tương đồng hình thái, các loài ở Malaysian bán đảo bị loại ra cùng với các loài Loxocarpus R.Br., 1838 được đặt vào chi Henckelia Spreng., 1817, một chi nhỏ khi đó chứa 14-15 loài từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Quyết định này đã sinh ra khoảng 180 tổ hợp tên gọi mới trong Henckelia[2][7].

Nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử năm 2009 của Möller et al.[8] chỉ ra rõ ràng rằng các loài Henckelia ở Ấn Độ và Sri Lanka là khác biệt với các loài ở Malaysia bán đảo, và trong số các loài ở Malaysia bán đảo thì các loài Loxocarpus cũng là khác biệt cả với Henckelia lẫn các chi khác có sự tương tự về mặt hình thái. Các loài không-Henckelia và không-Loxocarpus này hiện nay được đưa về chi Codonoboea, tên gọi được công bố hợp lệ cho nhóm loài này, và vì thế định nghĩa của chi Codonoboea được mở rộng để chứa toàn bộ chúng.

Các loài

sửa

Danh sách khoảng 120 loài liệt kê dưới đây lấy theo R. Kiew & C.L. Lim (2011)[9][10], Rafidah et. al. (2011)[10][11], Weber et al. (2011)[12], Kartonegoro (2012)[13], Middleton et al. (2013)[1]; bao gồm:

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Middleton, D.J.; Weber, A.; Yao, T.L.; Sontag, S.; Möller, M. (2013), “The Current Status of the Species Hitherto Assigned to Henckelia (Gesneriaceae)”, Edinburgh Journal of Botany, 70 (3): 385–404, doi:10.1017/S0960428613000127
  2. ^ a b c Weber A. & Burtt B.L., 1998 (‘1997’). Remodelling of Didymocarpus and associated genera (Gesneriaceae). Beitr. Biol. Pflanzen 70: 293–363.
  3. ^ Ridley H.N., 1923. Gesneriaceae. Fl. Malay Penin. 2: 495–547.
  4. ^ Burtt B.L., 1971. Studies in the Gesneriaceae of the Old World XXXIV: A miscellany from south eastern Asia. Notes Roy. Bot. Gard. Edinburgh 31: 35–52.
  5. ^ Kiew R., 1990. Reassessment of the generic status of Codonoboea (Gesneriaceae) and its species. Blumea 35: 167–176.
  6. ^ Weber A. & Burtt B.L., 1983. Didymocarpus corchorifolius and its allies (Gesneriaceae). Blumea 28: 291–309
  7. ^ Vitek E., Weber A. & Burtt B.L., 2000. Names, types and current placement of the species hitherto referred to Didymocarpus, Loxocarpus, Codonoboea, Platyadenia and Henckelia (Gesneriaceae). Ann. Naturhist. Mus. Wien 102B: 477–530.
  8. ^ Möller M., Pfosser M., Jang C.G., Mayer V., Clark A., Hollingsworth M.L., Barfuss M.H.J., Wang Y.Z., Kiehn M. & Weber A. (2009) A preliminary phylogeny of the ‘Didymocarpoid Gesneriaceae’ based on three molecular data sets: incongruence with available tribal classifications[liên kết hỏng]. Amer. J. Bot. 96(5): 989–1010. doi:10.3732/ajb.0800291
  9. ^ R. Kiew & C.L. Lim, 2011. Names and new combinations for Peninsular Malaysian species of Codonoboea Ridl. (Gesneriaceae). Gardens’ Bulletin Singapore 62(2): 253 –275.
  10. ^ a b The Plant List: A Working List of All Plant Species, truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2015
  11. ^ a b Rafidah A. R., Kiew R. & Haron N. W., 2011. To which genus does the enigmatic Peninsular Malaysia Chirita elata (Gesneriaceae) belong? Blumea 56: 18-20. doi:10.3767/000651911X564129
  12. ^ a b Weber, A.; Middleton, D.J.; Forrest, A.; Kiew, R.; Lim, C.L.; Rafidah, A.R.; Sontag, S.; Triboun, P.; Wei, Y.-G.; Yao, T.L.; Möller, M. (2011), “Molecular systematics and remodelling of Chirita and associated genera (Gesneriaceae)”, Taxon, 60 (3): 767–790
  13. ^ a b Abdulrokhman Kartonegoro, 2012. The Gesneriaceae of Sulawesi V: A new species of Rhynchoglossum and a new combination in Codonoboea. Edinburgh J. Bot. 69(2):357-361. doi:10.1017/S0960428612000157