Cobalt(II) carbonat

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Coban(II) cacbonat)

Cobalt(II) carbonathợp chất vô cơ với công thức hóa họcCoCO3. Chất rắn thuận từ này là một chất trung gian trong việc thanh lọc cobalt bằng thủy luyện từ các quặng của nó. Nó là một chất màu vô cơ, và tiền thân của chất xúc tác[4]. Hợp chất cobalt carbonat có màu tím nhạt có trong thương mại với công thức CoCO3(Co(OH)x(H2O)y) (CAS 12069-68-0).

Cobalt(II) carbonat
Bột cobalt(II) carbonat
Danh pháp IUPACCobalt(II) carbonat
Tên khácCobaltơ carbonat
Cobalt carbonat
Cobalt monocarbonat
Cobalt(II) carbonat(IV)
Cobaltơ carbonat(IV)
Cobalt carbonat(IV)
Cobalt monocarbonat(IV)
Nhận dạng
Số CAS513-79-1
PubChem10565
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(=O)([O-])[O-].[Co+2]

InChI
đầy đủ
  • 1/CH2O3.Co/c2-1(3)4;/h(H2,2,3,4);/q;+2/p-2
ChemSpider10123
Thuộc tính
Công thức phân tửCoCO3
Khối lượng mol118,9422 g/mol
227,03388 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể đỏ hồng (khan
bột tinh thể màu hồng, tím, đỏ (6 nước)
Khối lượng riêng4,13 g/cm³
Điểm nóng chảy 427 °C (700 K; 801 °F) [1]
phân hủy trước khi tan chảy tạo cobalt(II) oxide (khan)
140 °C (284 °F; 413 K)
(6 nước, phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan trong nước cất
Tích số tan, Ksp1·10-10[2]
Độ hòa tanhòa tan trong acid
tan không đáng kể trong alcohol, methyl acetat
không tan trong ethanol
tạo phức với amonia, hydrazin
Chiết suất (nD)1,855
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi (khan)
Ba nghiêng (6 nước)
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-722,6 kJ/mol[1]
Entropy mol tiêu chuẩn So29879,9 J/mol·K[1]
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
1
0
 
LD50640 mg/kg (oral, rats)
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)GHS08: Health hazard[3]
Báo hiệu GHSWarning
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH302, H315, H317, H319, H335, H351[3]
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP261, P280, P305+P351+P338[3]
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế và cấu trúc

sửa

Nó được điều chế bằng cách kết hợp các dung dịch cobalt(II) sulfatbicarbonat:

CoSO4 + 2NaHCO3 → CoCO3 + Na2SO4 + H2O + CO2

CoCO3 có cấu trúc như canxit, bao gồm cobalt trong một hình học phối hợp bát diện[5]

Phản ứng

sửa

Làm nóng carbonat, tiến hành theo cách thông thường để nung, ngoại trừ vật liệu bị oxy hóa một phần:

6CoCO3 + O2 → 2Co3O4 + 6CO2

Kết quả Co3O4 chuyển đổi đảo ngược với CoO ở nhiệt độ cao. Giống như hầu hết muối carbonat kim loại khác, cobalt(II) carbonat không hòa tan trong nước, nhưng dễ phản ứng với acid loãng:

CoCO3 + 2HCl + 5H2O → Co(H2O)6Cl2 + CO2

Ứng dụng

sửa

Cobalt(II) carbonat là nguyên liệu để tạo dicobalt octacarbonyl và nhiều muối cobalt khác. Nó là một thành phần của chất bổ sung chế độ ăn uống vì cobalt là một yếu tố thiết yếu. Nó là một nguyên liệu của men thủy tinh màu xanh, nổi tiếng trong trường hợp của Delftware.

An toàn

sửa

Hợp chất này có hại nếu nuốt phải và gây kích ứng mắt, da.

Hợp chất khác

sửa
  • CoCO3 còn tạo hợp chất có dạng CoCO3(NH3)x. Nó có màu đỏ carmin.[6] Tetrahydrat của muối với x = 3 có màu đỏ đậm, không ổn định.[7]
  • CoCO3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CoCO3·3N2H4 là chất rắn màu kem-cam.[8]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c http://chemister.ru/Database/properties-en.php?dbid=1&id=573
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2012. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  3. ^ a b c Bản dữ liệu Cobalt(II) carbonat của Sigma-Aldrich, truy cập lúc {{{Datum}}} (PDF).
  4. ^ John Dallas Donaldson, Detmar Beyersmann, "Cobalt and Cobalt Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2005. doi:10.1002/14356007.a07_281.pub2
  5. ^ Pertlik, F. (1986). “Structures of hydrothermally synthesized cobalt(II) carbonate and nickel(II) carbonate”. Acta Crystallographica, Section C: Crystal Structure Communications. 42: 4–5. doi:10.1107/S0108270186097524.
  6. ^ Hand-book of Chemistry: Inorganic chemistry (Leopold Gmelin; Cavendish Society, 1851), trang 339 – [1].
  7. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang 422.
  8. ^ uskaikar_h_p_2001.pdf – [2].