Clive Charles Hamilton AM FRSA (sinh ngày 12 tháng 3 năm 1953) là một nhà trí thức của Úc và là Giáo sư về Đạo đức học tại Trung tâm Ứng dụng Triết học và Đạo đức học (CAPPE) [1] và là phó khoa trưởng về Đạo đức học tại Đại học Charles Sturt.[2] Ông là thành viên của Hội đồng Quản trị Cơ quan Thay đổi Khí hậu của Chính phủ Úc,[3] và là người sáng lập và cựu Giám đốc Điều hành của Viện Úc châu[1][4]. Ông thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của Úc và đóng góp vào các cuộc tranh luận về chính sách công.[5] Hamilton đã được trao giải thưởng Thành viên của Order of Australia vào ngày 8 tháng 6 năm 2009 về "phục vụ tranh luận công cộng và phát triển chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, tính bền vững và các xu hướng xã hội".[6]

Clive Hamilton
Clive Hamilton năm 2007
Sinh12 tháng 3, 1953 (71 tuổi)
Quốc tịchÚc
Trường lớpAustralian National University, University of Sussex
Tác phẩm nổi bậtGrowth Fetish & Afluenza
Giải thưởngOrder of Australia
Websiteclivehamilton.com
Tổ chứcAustralian National University, Charles Sturt University
Ảnh hưởng bởi

Các tác phẩm

sửa

Hamilton đã viết về vấn đề chính trị về biến đổi khí hậu trong khoảng thời gian 15 năm.[7] Cuốn sách Requiem for a Species (Earthscan 2010) của ông tìm hiểu về sự phủ nhận biến đổi khí hậu và những quan hệ liên quan. Những cuốn sách của ông, Scorcher (2007) và Running from the Storm (2001), đã chỉ trích những nỗ lực của Chính phủ Úc, đặc biệt là liên quan đến Nghị định thư Kyoto [8]. Quan điểm chung của Hamilton về biến đổi khí hậu là "thế giới đang trên con đường đến một tương lai rất khó chịu và đã quá muộn để ngăn chặn nó"[7]. Hamilton cho rằng tin tưởng vào bất cứ điều gì khác là từ chối sự thật của sự thay đổi khí hậu và chỉ lấy ước mơ làm sự thật.[9]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Clive Hamilton”. Centre for Applied Philosophy and Public Ethics. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ “CSU EXPERTS”. Charles Sturt University. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ The Australian Climate Change Authority board announced. ngày 21 tháng 6 năm 2012
  4. ^ “Clive Hamilton: Brief CV” (PDF). Centre for Applied Philosophy and Public Ethics. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ Schmidt, Lucinda (ngày 30 tháng 7 năm 2008). “Profile: Clive Hamilton”. The Age.
  6. ^ “It's an Honour”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2018.
  7. ^ a b Kelsey Munro. Too late for all but prayers The Sydney Morning Herald, ngày 27 tháng 2 năm 2010
  8. ^ Tim Flannery. Scorcher: the dirty politics of climate change The Age, ngày 25 tháng 5 năm 2007.
  9. ^ Steven Yearley. Book of the week: Requiem for a Species Times Higher Education, ngày 3 tháng 6 năm 2010.