Clark Gable
William Clark Gable (ngày 1 tháng 2 năm 1901 – ngày 16 tháng 11 năm 1960) là một nam diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ, được biết đến nhiều qua vai Rhett Butler trong bộ phim năm 1939 về nội chiến Mỹ Cuốn theo chiều gió, đóng cặp cùng Vivien Leigh. Rhett đã mang đến cho ông đề cử Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất; ông cũng giành giải Oscar cho phim It Happened One Night (1934) và được một đề cử cho vai diễn trong phim Mutiny on the Bounty (1935). Những vai diễn đáng nhớ tiếp theo là trong Run Silent, Run Deep và trong bộ phim cuối cùng The Misfits (1961), đóng cùng Marilyn Monroe và đây cũng là lần cuối cùng xuất hiện trên màn ảnh của cả hai người.
Clark Gable | |
---|---|
Sinh | Cadiz, Ohio, Hoa Kỳ | 1 tháng 2, 1901
Mất | 16 tháng 11, 1960 Los Angeles, California, Hoa Kỳ | (59 tuổi)
Nguyên nhân mất | Nhồi máu cơ tim |
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Năm hoạt động | 1923 - 1960 |
Phối ngẫu | Josephine Dillon (1924-1930) Maria "Ria" Franklin Printiss Lucas Langham (1931-1939) Carole Lombard (1939-1942) Sylvia Ashley (1949-1952) Kay Williams (1955-1960) |
Trong sự nghiệp điện ảnh huy hoàng của mình, Gable thường đóng cặp cùng những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của thời đại. Joan Crawford, người mà Gable rất thích làm việc cùng, đã đứng cạnh ông trong 8 bộ phim, Myrna Loy đóng cùng ông 7 lần, và ông cũng cùng diễn với Jean Harlow trong 6 bộ. Gable cũng đóng cặp cùng Lana Turner trong 3 phim, và với Norma Shearer 3 lần. Gable luôn ở trong top những ngôi sao danh tiếng nhất của thập niên 30.
Thời niên thiếu
sửaClark Gable sinh ra tại Cadiz, Ohio, con của William Henry "Bill" Gable, một nhà khoan giếng dầu [1][2] and Adeline Hershelman, of German và Irish [3] phá sản. Ông bị nhầm lẫn là nữ trong giấy chứng sinh. Tên khai sinh của ông là William Clark Gable, nhưng trong hộ khẩu, văn bằng và các giấy tờ liên quan thì lại mang một tên khác. "William" là để tưởng nhớ cha ông. "Clark" là tên trước khi lấy chồng của bà ngoại ông. Thời thơ ấu ông thường được gọi là "Clark"; vài người bạn gọi ông là "Clarkie", "Billy" hay "Gabe".[4]
Khi ông được sáu tháng tuổi, mẹ ông rửa tội theo nghi thức Công giáo cho ông. Bà mất khi ông mới 10 tháng tuổi bởi bệnh u não. Sau cái chết của bà, nhà nội Gable không chấp nhận nuôi ông như một tín đồ Công giáo và đồng ý cho ông có thời gian sống với nhà ngoại theo Công giáo, ông bác Charles Hershelman, tại trang trại của ông ở Vernon, Pennsylvania.
Tháng 4 năm 1903, cha Gable father tái giá với Jennie Dunlap, đến từ một thị trấn nhỏ lân cận Hopedale. Gable là một đứa trẻ cao lớn nhưng hay mắc cỡ và nói âm khó nghe. Sau khi cha cậu tậu đất và xây nhà, một gia đình mới được tạo dựng ở nơi này. Jennie hay biểu diễn dương cầm và dạy học cho cậu con ghẻ tại nhà, và cậu bé có thể chơi được nhạc khí đồng. Bà cũng để Gable ăn mặc đẹp và chải chuốt khiến cậu nổi trội hẳn so với bạn bè đồng trang lứa. Gable có thiên hướng trong cơ khí và thích nghiên cứu sửa chữa ô tô cùng cha cậu. Mặc dù người cha luôn muốn cậu có những thú vui nam tính như săn bắn và thể thao nhưng Gable lại thích thơ ca. Cậu có thể ngâm Shakespeare, đặc biệt là những bài sonnet. Will Gable đồng ý mua một bộ 72 tập những tác phẩm kinh điển thế giới để nâng cao học vấn của con trai, nhưng lại không muốn thấy cậu sử dụng nó.[5] Năm 1917, khi Gable vào trung học, cha cậu phá sản. Will quyết định chuyển qua làm nông trại và gia đình chuyển tới Ravenna, giáp Akron. Gable không thích nghi được với vùng đất mới. Mặc dù cha cậu muốn cậu kế nghiệp ở trang trại nhưng Gable vẫn đến làm việc tại nhà máy sản xuất cà vạt B. F. Goodrich.
Năm 17 tuổi, Gable nuôi giấc mộng diễn xuất sau khi xem vở kịch The Bird of Paradise, nhưng ông không thể thực sự khởi nghiệp cho đến mãi năm 21 tuổi và nhận quyền thừa kế. Lúc đó, mẹ kế Jennie qua đời và cha ông bỏ tới Tulsa để quay lại kinh doanh dầu. Gable tìm việc trong một nhà hát hạng hai, sau đó lại đến Portland, Oregon và xin một chân bán hàng trong hiệu tạp hoá. Tại đây, ông gặp nữ diễn viên Laura Hope Crews, bà đã khuyến khích ông trở lại với sân khấu và xin vào một rạp hát khác. Thầy dạy của ông là giám đốc một rạp hát ở Portland, Oregon, bà Josephine Dillon (nhiều hơn ông 17 tuổi). Dillon chi tiền cho ông sửa răng và làm tóc. Bà cũng hướng dẫn ông hoàn chỉnh hình thể và dáng điệu và chú ý dạy ông luyện giọng cao, để chất giọng có âm vực hay hơn. Khi giọng nói được cải thiện, sự biểu lộ nét mặt của ông cũng tự nhiên và giàu sức thuyết phục hơn thấy rõ.[6] Sau một thời gian dài khổ luyện, Dillon bắt đầu đưa Gable đến điện ảnh.
Sự nghiệp
sửaSân khấu và phim câm
sửaNăm 1924, với sự tài trợ của Dillon, cả hai đặt chân đến Hollywood, Dillon trở thành quản lý của Gable và hai người kết hôn. Ông đặt nghệ danh là Clark Gable.[7] và đóng vai phụ trong một số phim câm như The Plastic Age (1925), nữ chính Clara Bow, và Forbidden Paradise, cũng với loạt phim hài The Pacemakers. Ông cũng xuất hiện trong những vai quần chúng trong một số phim ngắn. Tuy nhiên, Gable không được diễn bất kì một vai chính nào nên ông quay trở lại với sân khấu, trở thành bạn thâm giao với Lionel Barrymore, mặc dù ông này đã chê bai diễn xuất không chuyên của Gable nhưng vẫn khuyễn khích ông theo nghiệp sân khấu.[8] Suốt mùa diễn 1927-28, Gable diễn trong đoàn Laskin Brothers Stock ở Houston và được phân khá nhiều vai, trở thành ngôi sao kịch nghệ trong vùng. Sau đó Gable tới New York và Dillon tìm việc cho ông tại Broadway. Ông tạo được ấn tượng với Machinal, Morning Telegraph nhận xét "Anh ấy trẻ, đầy sinh khí và nam tính mạnh mẽ".[9] Ảnh hưởng của đại khủng hoảng kinh tế và sự ra đời của phim âm thanh khiến cho nhiều vở diễn trong mùa 1929-30 bị ngưng trệ, các vai diễn trở nên khó kiếm.
Thành công buổi đầu
sửaNăm 1930, sau vai diễn ấn tượng Killer Mears, một kẻ liều mạng trong vở The Last Mile, Gable được ký hợp đồng với Metro–Goldwyn–Mayer. Vai diễn đầu tiên trong phim âm thanh của ông là một vai phản diện trong The Painted Desert (1931). Ông nhận được rất nhiều thư của người hâm mộ vì giọng nói cùng diễn xuất mạnh mẽ. Và nhà đài đã để ý tới ông.
Cùng năm đó, Gable và Josephine Dillon li dị. Ít lâu sau, ông cưới một phụ nữ giàu có và quyền lực ở Texas, bà Ria Franklin Prentiss Lucas Langham. Sau khi tới California, họ làm đám cưới lại năm 1931, do sự khác biệt về pháp luật giữa các bang.
"Tai anh ta quá lớn và trông như một con khỉ cắt đuôi", quản lý Darryl F. Zanuck của Warner Bros nhận xét về Clark Gable sau khi ông thử vai chính cho phim gangster Little Caesar (phim) (1931).[10] Sau vài lần thất bại, Gable được chấp nhận bởi Irving Thalberg của MGM và móc nối được với Minna Wallis làm quản lý. Bà là một phụ nữ quen biết rộng, là chị gái của đạo diễn Hal Wallis và rất thân với Norma Shearer.
Gable đặt chân đến Hollywood đúng vào thời điểm MGM đang cần tìm kiếm nam diễn viên. Ông chủ yếu đóng những vai phụ và thường là vai phản diện. Giám đốc công chúng của MGM - Howard Strickland đã giúp Gable quảng bá hình ảnh. MGM cũng thường để ông cặp đôi bên cạnh những nữ minh tinh danh giá của hãng. Joan Crawford đã mời ông diễn cùng mình trong Dance, Fools, Dance (1931). Gable trở nên nổi tiếng và quen thuộc với công chúng qua những bộ phim như A Free Soul (1931), trong này ông diễn một tay gangster đã tát nhân vật của Norma Shearer (Gable không bao giờ diễn một vai phụ nào nữa sau cái tát này). The Hollywood Reporter viết "Một ngôi sao đã được sinh ra, và đó, theo như chúng ta ước đoán, sẽ làm lu mờ mọi ngôi sao khác... Chưa bao giờ chúng ta thấy khán giả kích động mãnh liệt bằng như khi Clark Gable bước ngang qua màn bạc".[11] Ông tiếp tục với Susan Lenox (Her Fall and Rise) (1931) cùng Greta Garbo, và Possessed (1931) với Joan Crawford và dấy lên một loạt chuyện "phim giả, tình thật". Adela Rogers St. John cho rằng "chuyện tình này gần như đã đốt cháy Hollywood."[12] Louis B. Mayer đe dọa cắt hợp đồng của cả hai và Gable chuyển hướng sang Marion Davies. Tuy nhiên, Gable và Garbo vô cùng ghét nhau. Bà nghĩ ông là một diễn viên trơ như củi còn ông thì coi bà là một bà cô hợm hĩnh.
Trở thành minh tinh
sửaGable là ứng cử viên nặng ký cho vai chính trong Tarzan nhưng bị mất vào tay Johnny Weissmuller vì không dẻo dai và bơi lội giỏi bằng. Gable đóng cặp tình nhân cùng Jean Harlow trong Red Dust (1932), điều này đẩy ông lên vị trí hàng đầu của MGM. Sau Hold Your Man (1933), MGM bắt đầu gây dựng hình ảnh uyên ương vàng Gable-Harlow, ghép đôi hai người trong nhiều phim như China Seas (1935) và Wife vs. Secretary (1936). Một sự phối hợp kinh điển, trên màn ảnh và ngoài màn ảnh, Gable và Jean Harlow đã có cùng nhau 6 bộ phim, tiêu biểu như Red Dust (1932) và Saratoga (1937). Harlow qua đời vì suy thận trong lúc làm phim Saratoga. Đã hoàn thành được 90%, bộ phim vẫn tiếp tục với ít nhiều vấn đề; Gable nói rằng ông cảm thấy như thể mình "ở trong vòng tay của hồn ma".[13]
Gable không phải sự lựa chọn đầu tiên cho vai Peter Warne trong It Happened One Night. Robert Montgomery là ứng cử viên số 1, nhưng ông cảm thấy kịch bản quá đơn điệu.[14] Bộ phim bắt đầu một cách căng thẳng,[4] nhưng cả Gable và Frank Capra đều rất hứng thú.
It happen one night là một thành công vĩ đại, là phim đầu tiên đoạt cả ngũ đại giải Oscar mà cho đến nay cũng mới chỉ có hai phim lặp lại kỉ lục này. Gable giành được Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất và tầm cỡ ngôi sao của ông cũng lớn hơn rất nhiều.[15]
Gable cũng nhận được một đề cử Oscar với vai Fletcher Christian trong Mutiny on the Bounty năm 1935. Năm tiếp theo, ông có một loạt phim thành công rực rỡ, đem lại cho Gable danh hiệu "Ông hoàng của Hollywood" năm 1938. Danh hiệu này được lần đầu sử dụng bởi Spencer Tracy, bắt nguồn từ khi Ed Sullivan đề xướng một cuộc bình chọn trên bài báo của mình và hơn hai mươi triệu người hâm mộ đã bầu Gable 'Ông hoàng' và Myrna Loy 'Nữ hoàng' của Hollywood. Tuy danh hiệu này giúp sự nghiêph ông thăng tiến rất nhiều nhưng Gable vẫn cảm thấy mệt mỏi vì nó, sau này ông nói "Cái danh hão 'Ông hoàng' thật nhảm nhí... Tôi chỉ là một gã cục cằn đến từ Ohio. Tôi xuất hiện đúng nơi và đúng lúc".[16] Từ thập niên 30 cho đến đầu những năm 40, ông thường được xem như là ngôi sao danh tiếng nhất hành tinh.
Cuốn theo chiều gió
sửaNăm 1939, nhờ Rhett Butler - hình tượng đã gắn liền với ông, Clark Gable nhận được một đề cử Oscar nam chính. Cuốn theo chiều gió đã đưa sự nghiệp của Gable lên đến đỉnh cao, ông cũng là một trong số ít những nam diễn viên đóng vai chính trong 3 bộ phim dành Oscar phim hay nhất.
Đời tư
sửaKết hôn với Carole Lombard
sửaNăm 1939, Clark Gable kết hôn cùng Carole Lombard, người vợ thứ ba và có lẽ là người ông yêu thương nhất trong cuộc đời đa tình của mình. Lombard là một ngôi sao thành công rực rỡ và có thu nhập cao chót vót. Sắc đẹp rạng rỡ với mái tóc vàng óng ả cùng cá tính của bà đã thu hút Gable hơn bao giờ hết. Cặp uyên ương đã có những tháng ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng cũng không kéo dài lâu. Ngày 16 tháng 1 năm 1942, sau khi hoàn thành bộ phim thứ 57 và cũng là bộ phim cuối cùng của mình, To Be or Not to Be, Carole gặp tai nạn máy bay ở một ngọn núi gần Las Vegas, toàn bộ hành khách tử nạn, có cả mẹ của Carole và chuyên gia quảng cáo của MGM Otto Winkler (chứng nhân đám cưới của Gable và Lombard).
Gable rơi vào tuyệt vọng trầm trọng trong nhiều tháng trời và say khướt suốt ngày. Sau đó ông đã cố vực dậy, dành hết tâm sức cho đóng phim. Ông cũng kết hôn thêm hai lần nữa nhưng theo lời đồng nghiệp nhận xét, trái tim ông dường như đã chôn theo Lompard.[17]
Thế chiến II
sửaSau Thế chiến II
sửaCon cái
sửaGable có một con gái ngoài giá thú, Judy Lewis,[18], kết quả của mối tình vụng trộm với nữ diễn viên Loretta Young từ khi bắt đầu quay bộ phim Tiếng gọi nơi hoang dã năm 1934. Khi bộ phim làm hậu kì, Young xin nghỉ phép dài hạn và di châu Âu để che giấu việc mình đã mang thai. Vài tháng sau, bà quay trở lại California và sinh con ở Venice. 19 tháng sau khi sinh, Loretta lại công khai nhận Judy làm con nuôi.
Theo Lewis, Gable đã từng đến nhà bà, nhưng không nhận bà là con. Trong khi cả Gable và Young đều không thừa nhận đứa con không cha này, sự thật này có vẻ lại như ai cũng biết trong cuốn hồi ký của Lewis Uncommon Knowledge, bà viết rằng bà vô cùng bàng hoàng khi biết được điều này qua những đứa trẻ khác ở trường. Loretta Young không bao giờ công nhận điều đó, điều mà bà nói là sẽ giống như thừa nhận một "tội lỗi có thể tha thứ". Tuy nhiên, bà cũng chấp nhận cho tác giả cuốn sách viết điều này với điều kiện là chỉ được xuất bản sau khi bà qua đời.
Ngày 20 tháng 3 năm 1961, Kay Gable sinh đứa con trai của Gable, John Clark Gable, 4 tháng sau cái chết của ông.
Cái chết
sửaGable qua đời tại Los Angeles, California vào ngày 16 tháng 11 năm 1960 do đột quỵ, mười ngày sau ca phẫu thuật tim. Có nhiều khả năng sức khỏe của Gable bị suy nhược đi nhiều khi diễn vai chính trong The Misfits, dẫn đến đột tử ngay sau khi bộ phim hoàn thành.
Trong một buổi phỏng vấn với Louella Parsons sau cái chết của Gable, Kay Gable đã nói "Không phải là sự tổn thương thể chất đã giết ông. Đó là tình trạng căng thẳng, chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi không ngừng. Ông ấy phải chờ đợi tất cả mọi người. Ông nóng giận đến mức đi lại và làm bất cứ điều gì để luôn bận rộn." [19] Monroe nói rằng cô và Kay trở nên thân nhau lúc làm phim và gọi Clark là "người đàn ông của chúng ta" [1].
Nhiều người suy đoán nguyên nhân cái chết của Gable là do chế độ ăn kiêng trước khi bộ phim bắt đầu. Cao 1m85, Gable nặng khoảng 86.2 kg tại thời điểm quay Cuốn theo chiều gió, nhưng đến cuối thập niên 50s ông đã tăng đến 104.3 kg. Để nhập vai trong The Misfits, ông phải giảm xuống 195 lbs (88 kg). Thêm vào đó, sức khoẻ Gable suy giảm đáng kể vì hút thuốc trong nhiều năm (3 gói thuốc một ngày suốt 30 năm, cũng như xì gà và lá thuốc). Đến cuối thập niên 50s ông lại thường xuyên uống rượu, đặc biệt là whisky.
Gable được mai táng tại Forest Lawn Memorial Park ở Glendale, California ngay bên cạnh mộ phần của Carole Lombard.
Doris Day nhận xét về đời tư của Gable, "Ông nam tính như bất kì người đàn ông nào tôi từng biết, từ một cậu bé cho đến một tráng niên - chính sự kết hợp này khiến ông trở thành sát thủ với nữ giới" [20]
Robert Taylor ca ngợi Gable "là anh chàng vĩ đại, vĩ đại và chắc chắn là một trong những ngôi sao vĩ đại nhất mọi thời đại, nếu không phải là vĩ đại nhất. Tôi nghĩ tôi thực sự nghi ngại rằng liệu còn có thể ai nữa như Clark Gable. Anh ta là duy nhất."[21]
Các phim tham gia
sửa
|
|
|
Năm | STT | Tên phim | Vai diễn | Nữ chính | Đạo diễn | Các diễn viên khác, chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|
1960 | 66 | It Started in Naples | Michael Hamilton | Sophia Loren | Melville Shavelson | Sản xuất Paramount. Với Vittorio De Sica. |
1961 | 67 | The Misfits | Gaylord "Gay" Langdon | Marilyn Monroe | John Huston | Sản xuất Seven Arts-John Huston. Với Montgomery Clift, Thelma Ritter, Eli Wallach. Bộ phim cuối cùng của Gable,[45] phát hành trước khi ông chết. |
Năm | STT | Tên phim | Năm | STT | Tên phim | |
---|---|---|---|---|---|---|
1931 | 1 | The Christmas Party | 1939 | 10 | Screen Snapshots: Stars on Horseback | |
2 | Jackie Cooper's Birthday Party | 11 | Hollywood Hobbies | |||
1932 | 3 | Screen Snapshots | 1940 | 12 | Northward, Ho![46] | |
1933 | 4 | Hollywood on Parade No. 9 | 1941 | 13 | You Can't Fool a Camera | |
1935 | 5 | Hollywood Hobbies | 1943 | 14 | Show Business at War | |
6 | Starlit Days at the Lido | 15 | Wings Up | |||
1937 | 7 | Hollywood Party | 1943 | 16 | Screen Snapshots: Hollywood in Uniform | |
8 | The Candid Camera Story (Very Candid of
the Metro-Goldwyn-Mayer Pictures 1937 Convention |
1950 | 17 | Screen Actors | ||
1938 | 9 | Hollywood Goes to Town |
Chú thích
sửa- ^ a b Spicer, Chrystopher (2002). Clark Gable: Biography, Filmography, Bibliography. Jefferson, North Carolina: McFarland & Company. ISBN 0-7864-1124-4.
- ^ Van Neste, Dan (1999). “Clark Gable Reconstructed Birthhome: Fit For A King”. Classic Images. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Ancestors of Clark Gable - Genealogy.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2009.
- ^ a b Harris, Warren G. (2002). Clark Gable: A Biography. New York: Harmony. ISBN 0609604953.
- ^ Harris, p.7.
- ^ Harris, p.24.
- ^ Harris, p.29.
- ^ Harris, p.36.
- ^ Harris, p.49.
- ^ Turner Classic Movies (2006-09-01). Leading Men: The 50 Most Unforgettable Actors of the Studio Era. Chronicle Books. ISBN 0811854671. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ Harris, p.80.
- ^ Harris, p.82.
- ^ Harris, p. 179.
- ^ James Kotsabilas-Davis & Myrna Loy (ngày 31 tháng 10 năm 1998). Myrna Loy: Being and Becoming. Primus, Donald I Fine Inc. tr. 94. ISBN 1556111010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Gable's Oscar recently drew a top bid of $607.500 from Steven Spielberg, who promptly donated the statuette to the Academy of Motion Picture Arts and Sciences. (Colbert's Oscar for the same film was offered for auction by Christie's on 9 tháng 6 năm 1997, but no bids were made for it.)
- ^ Harris, p. 185.
- ^ Esther Williams & Diehl, Digby (1999). The Million Dollar Mermaid. New York: Simon & Schuster. ISBN 0684852845.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ “Official site of Judy Lewis”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2009.
- ^ Harris, pp 378-379
- ^ Harris, p. 352.
- ^ “News, Photos, Audio”. UPI. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
- ^ Barrymore giành được 1 giải Oscar nhờ vai diễn này.
- ^ Joan Crawford cũng đóng vai chính trong bộ phim sau này Possessed nhưng không được chú ý bằng bộ trước đó.
- ^ Làm lại với tên Mogambo (1953) và Gable vẫn xuất hiện trong vai chính.
- ^ Previously phimed in 1922 with Ronald Colman in the Gable role.
- ^ Astaire's phim debut.
- ^ Best Picture Academy Award winner for 1934.
- ^ Remade as You Can't Run Away From It (1956) với Jack Lemmon in the Gable role.
- ^ Reputedly the phim that gangster John Dillinger saw just before being gunned down.
- ^ Young and Gable had an affair during the making of this phim, resulting in Young bearing Gable's child.
- ^ Best Picture Academy Award winner for 1935.
- ^ Other versions of the Bounty mutiny include In the Wake of the Bounty (1933), Mutiny on the Bounty (1962), and The Bounty (1984) với, respectively, Errol Flynn, Marlon Brando, and Mel Gibson in the Gable role.
- ^ Laughton và Tone also received Academy Award nominations.
- ^ Lost the 1936 Best Picture Academy Award to The Great Ziegfeld
- ^ "This performance was one of the real disasters of his career, prompting many indignant letters from admirers." - Gabe Essoe. The phims of Clark Gable. Secaucus, NJ. Citadel Press, 1970.
- ^ Harlow died during production of this phim. The phim was completed using her stand-in Mary Dees.
- ^ Lost the 1938 Best Picture Academy Award to You Can't Take It Với You
- ^ Best Picture Academy Award winner winner for 1939.
- ^ A made-for-TV sequel entitled Scarlett (1994) starred Timothy Dalton in the Gable role.
- ^ Although Fleming is the phim's sole credited director, portions of the phim were directed by George Cukor và Sam Wood.
- ^ Although Gable received top billing in the advertisements for this film, Crawford has top billing in the film's opening credits.
- ^ This was Morgan's last phim. He died before the phim was released.
- ^ Previously phimed as Red Dust (1932), also với Gable in the lead.
- ^ "Magambo" is the Swahili word for "Passion."
- ^ Cũng là bộ phim cuối cùng của Marilyn Monroe.
- ^ A behind-the-scenes look at the making of Northwest Passage (1940) starring Spencer Tracy.
Tư liệu
sửa- Bret, David (2007-09-10). Clark Gable: Tormented Star. New York: Carroll & Graf Publishers. ISBN 0-7867-2093-X.
- Harris, Warren G. (2002). Clark Gable: A Biography. New York: Harmony. ISBN 0-609-60495-3.
- Lewis, Judy. Uncommon Knowledge (book by Gable's daughter with Loretta Young). (Pocket Books/Simon & Schuster 1994), ISBN 0-671-70019-7
- Spicer, Chrystopher (2002). Clark Gable: Biography, Filmography, Bibliography. Jefferson, North Carolina: McFarland & Company. ISBN 0-7864-1124-4.
- Clark Gable in the 8th Air Force, Air Power History, Spring 1999
Liên kết ngoài
sửa- Clark Gable trên IMDb
- Clark Gable trên trang TV.com
- Snopes on the false rumor of Gable killing a pedestrian while he was driving drunk
- Combat America trên Internet Archive:
- Clark Gable: Biographie, filmographie, galerie, etc (tiếng Pháp)
- Official Site of daughter Judy Lewis with extensive Clark Gable photo gallery Lưu trữ 2009-12-12 tại Wayback Machine