Chu trình oxy

(Đổi hướng từ Chu trình ôxy)

Chu trình oxy là chu trình sinh địa hóa của oxy bên trong bốn nguồn dự trữ chính của nó: khí quyển (không khí), tổng tất cả vật chất sinh học trong sinh quyển (tổng toàn cầu của mọi hệ sinh thái), thủy quyển (tổng khối lượng của nước có trên, dưới toàn bộ bề mặt của Trái Đất), và thạch quyển/vỏ Trái Đất. Nhân tố phát động chính của chu trình oxy là quá trình quang hợp, thứ chịu trách nhiêm cho khí quyển của Trái Đất hiện đại và sự sống trên Trái Đất.

Chu trình oxy

Nguồn dự trữ

sửa
 
Mối liên hệ giữa chu trình cacbon, hydro và oxy trong quá trình trao đổi chất của thực vật quang hợp

Cho tới nay nguồn dữ trữ khí oxy lớn nhất trên Trái Đất nằm trong các khoáng vật silicat và oxide của lớp vỏ và lớp phủ (99,5% cân nặng). Khí quyển, thủy quyển và sinh quyển của Trái Đất kết hợp lại chỉ nặng ít hơn 0,05% tổng khối lượng Trái Đất. Oxy là một trong những nguyên tố dồi dào nhất trên Trái Đất và hiện hữu một lượng lớn trong mỗi nguồn dự trữ chính:

Khí quyển có 21% thể tích là oxy chủ yếu dưới dạng phân tử oxy tự do (O2) với các phân tử chứa oxy khác như ozon (O3), carbon dioxide (CO2), hơi nước (H2O), và lưu huỳnh và nitơ oxide (SO2, NO, N2O, vân vân...)

Sinh quyển có 22% thể tích 22% chủ yếu dưới dạng thành phần nguyên tử hữu cơ (CxHxNxOx) và phân tử nước

Thủy quyển có 33% thể tích là oxy chủ yếu dưới dạng thành phần nguyên tử nước với các nguyên tử hòa tan bao gồm oxy tự do và acid carbonic (HxCO3)

Thạch quyển có 94% thể tích là oxy chủ yếu dưới dạng khoáng vật silicat (SiO2) và các khoáng vật oxide khác

Tham khảo

sửa