Chuối tiêu

giống chuối trồng

Chuối tiêu[4][5] hay chuối già[6] (danh pháp: Musa × paradisiaca) là một loài chuối cũng như là một giống chuối trồng trọt trong nông nghiệp, có nguồn gốc là kết quả lai ghép giữa chuối rừng (Musa acuminata) và chuối hột (Musa balbisiana), được con người trồng và thuần hóa từ rất sớm. Nhà khoa học Linnaeus ban đầu sử dụng danh pháp M. paradisiaca chỉ dành cho chuối lá hoặc chuối nấu ăn, nhưng cách sử dụng hiện đại bao gồm các giống cây trồng lai được dùng cho cả chuối nấu ăn và tráng miệng. Danh pháp mà Linnaeus đặt cho chuối tráng miệng, Musa sapientum, đã trở thành danh pháp đồng nghĩa của Musa × paradisiaca.

Chuối tiêu
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Monocots
nhánh: Commelinids
Bộ: Zingiberales
Họ: Musaceae
Chi: Musa
Section: Musa sect. Musa
Loài:
M. × paradisiaca
Danh pháp hai phần
Musa × paradisiaca
L.[1]
Phạm vi bản địa ban đầu của 2 loài tổ tiên của M. × paradisiaca: M. acuminata thể hiện bằng màu xanh lá và M. balbisiana bằng màu cam.[2]
Các đồng nghĩa[1][3]
Danh sách
  • Đồng nghĩa cùng giống
    • Musa × mensaria Moench in Methodus: 647 (1794), nom. superfl.
    • Musa × paradisiaca subsp. normalis Kuntze in Revis. Gen. Pl. 2: 692 (1891), not validly publ.
    • Musa × sapidisiaca K.C.Jacob in Monogr. Madras Bananas: 11 (1952), nom. superfl.
    • Musa × sapientum var. paradisiaca (L.) Baker in Bull. Misc. Inform. Kew 1894: 250 (1894), nom. illeg.
    • Musa × sapientum subsp. paradisiaca (L.) Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 213 (1893), nom. illeg.
    Đồng nghĩa khác giống
    • Karkandela × malabarica Raf. in Sylva Tellur.: 106 (1838)
    • Musa × acutibracteata M.Hotta in Acta Phytotax. Geobot. 21: 4 (1964)
    • Musa × alphurica Miq. in Fl. Ned. Ind. 3: 589 (1859), nom. superfl.
    • Musa × aphurica Rumph. ex Sagot in Bull. Soc. Bot. France 34: 329 (1887)
    • Musa × arakanensis F.W.Ripley ex Blechynden in J. Agric. Soc. India 5: 53 (1856), nom. nud.
    • Musa × bacoba Rottb. in Descr. Rar. Pl. Surin.: 28 (1776)
    • Musa balbisiana var. vittata (G.W.Ackermann ex Rodigas) M.R.Almeida in Fl. Maharashtra 5A: 115 (2009)
    • Musa × berteroi Colla in Mem. Gen. Musa: 57 (1820)
    • Musa × bidigitalis De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 329 (1920)
    • Musa × carolinae Sterler in Hort. Nymphenb., ed. 2: 109 (1821), nom. nud.
    • Musa × champa Baker in J.D.Hooker, Fl. Brit. India 6: 262 (1892)
    • Musa × chapara Perr. in Mém. Soc. Linn. Paris 3: 131 (1825)
    • Musa × chiliocarpa Backer ex K.Heyne in Nutt. Pl. Ned.-Ind., ed. 2: 510 (1922)
    • Musa × consociata Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 16 (1948)
    • Musa × corbieri A.Chev. in Rev. Bot. Appl. Agric. Trop. 14: 519 (1934)
    • Musa × corniculata Lour. in Fl. Cochinch.: 644 (1790)
    • Musa × dacca Horan. in Prodr. Monogr. Scitam.: 41 (1862)
    • Musa × decrescens De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 178 (1920)
    • Musa × decrescens var. pembuki De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 319 (1920)
    • Musa × decrescens var. rubromaculata De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 325 (1920)
    • Musa × decrescens var. viridis De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 324 (1920)
    • Musa × discolor Planch. in Hort. Donat.: 83 (1858)
    • Musa × dulcissima Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 13 (1948)
    • Musa × emasculata De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 306 (1920)
    • Musa × emasculata var. kiala De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 309 (1920)
    • Musa × emasculata var. kimbende De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 311 (1920)
    • Musa × emasculata var. lomba De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 306 (1920)
    • Musa × emasculata var. zengani De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 314 (1920)
    • Musa × humilis Perr. in Mém. Soc. Linn. Paris 3: 131 (1825), nom. illeg.
    • Musa × ingrata Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 12 (1948)
    • Musa × jaheri Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 18 (1948), no Latin descr.
    • Musa × maculata Jacq. in Pl. Hort. Schoenbr. 4: 23 (1804)
    • Musa × megalocarpa Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 17 (1948), no Latin descr.
    • Musa × mirabilis Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 17 (1948), no Latin descr.
    • Musa × nigra Perr. in Mém. Soc. Linn. Paris 3: 131 (1825)
    • Musa × odorata Lour. in Fl. Cochinch.: 644 (1790)
    • Musa × oleracea Vieill. in Ann. Sci. Nat., Bot., sér. 4, 16: 46 (1862), no diagnostic descr.
    • Musa × pallida Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 14, 18 (1948), no Latin descr.
    • Musa × paradisiaca var. acicularis G.Forst. in Pl. Esc.: 30 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. bende De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 334 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. bilul De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 340 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. champa (Baker) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca var. cinerea Blanco in Fl. Filip.: 250 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. coarctata G.Forst. in Pl. Esc.: 32 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. compressa Blanco in Fl. Filip.: 240 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. coriacea G.Forst. in Pl. Esc.: 30 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. corniculata G.Forst. in Pl. Esc.: 29 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. dacca (Horan.) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca f. dongila De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 350 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. exsicca G.Forst. in Pl. Esc.: 29 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. fatua G.Forst. in Pl. Esc.: 32 (1786)
    • Musa × paradisiaca f. funu-nua De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 345 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. glaberrima Blanco in Fl. Filip.: 245 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. glauca Blanco in Fl. Filip.: 250 (1837)
    • Musa × paradisiaca f. kilola De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 347 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. kitebbe De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 337 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. lacatan Blanco in Fl. Filip.: 243 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. longa Blanco in Fl. Filip.: 245 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. lunaris G.Forst. in Pl. Esc.: 32 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. magna Blanco in Fl. Filip.: 244 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. martabarica (Baker) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca var. maxima Blanco in Fl. Filip.: 245 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. mensaria (Baker) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca var. mensaria G.Forst. in Pl. Esc.: 30 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. odorata (Lour.) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca var. oleracea (Vieill.) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca var. papillosa G.Forst. in Pl. Esc.: 32 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. punctata G.Forst. in Pl. Esc.: 31 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. purpurascens G.Forst. in Pl. Esc.: 31 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. regia G.Forst. in Pl. Esc.: 31 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. rubra (Firminger ex Baker) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 20 (1900)
    • Musa × paradisiaca var. sanguinea (Welw. ex Baker) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 21 (1900)
    • Musa × paradisiaca subsp. sapientum (L.) Kuntze in Revis. Gen. Pl. 2: 692 (1891)
    • Musa × paradisiaca f. seluka De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 342 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. suaveolens Blanco in Fl. Filip.: 244 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. subrubea Blanco in Fl. Filip.: 245 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. ternatensis Blanco in Fl. Filip.: 243 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. tetragona G.Forst. in Pl. Esc.: 30 (1786)
    • Musa × paradisiaca var. tombak Blanco in Fl. Filip.: 246 (1837)
    • Musa × paradisiaca f. tuba De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 352 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. ulnaris Blanco in Fl. Filip.: 246 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. violacea Blanco in Fl. Filip.: 245 (1837)
    • Musa × paradisiaca var. violacea (Baker) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 21 (1900), nom. illeg.
    • Musa × paradisiaca var. viridis De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 324 (1920)
    • Musa × paradisiaca var. vittata (G.W.Ackermann ex Rodigas) K.Schum. in H.G.A.Engler (ed.), Pflanzenr., IV, 45: 21 (1900)
    • Musa × polycarpa Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 13 (1948)
    • Musa × prematura Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 16 (1948)
    • Musa × protractorachis De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 316 (1920)
    • Musa × purpureotomentosa De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 326 (1920)
    • Musa × sapientum L. in Syst. Nat., ed. 10. 2: 1303 (1759)
    • Musa × sapientum var. americana N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 398 (1915)
    • Musa × sapientum var. angao Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 58 (1919)
    • Musa × sapientum var. baca Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 51 (1919)
    • Musa × sapientum var. binutig N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 401 (1915)
    • Musa × sapientum var. canara N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 406 (1915)
    • Musa × sapientum var. canaya Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 44 (1919)
    • Musa × sapientum var. champa (Baker) Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 213 (1893)
    • Musa × sapientum var. cinerea (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 397 (1915)
    • Musa × sapientum var. compressa (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 408 (1915)
    • Musa × sapientum var. cubensis N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 397 (1915)
    • Musa × sapientum var. dacca (Horan.) Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 213 (1893)
    • Musa × sapientum var. daryao N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 403 (1915)
    • Musa × sapientum var. dinalaga Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 55 (1919)
    • Musa × sapientum var. dool Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 35 (1919)
    • Musa × sapientum var. dubia (King) A.M.Cowan & Cowan in Trees N. Bengal: 135 (1929)
    • Musa × sapientum f. dubia King in Ann. Bot. (Oxford) 7: 214 (1893)
    • Musa × sapientum var. eda Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 37 (1919)
    • Musa × sapientum var. fieleto De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 363 (1920)
    • Musa × sapientum var. flabellata Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 66 (1919)
    • Musa × sapientum var. galatayan Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 40 (1919)
    • Musa × sapientum var. garangao N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 401 (1915)
    • Musa × sapientum var. glaberrima (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 399 (1915)
    • Musa × sapientum var. glauca (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 402 (1915)
    • Musa × sapientum var. grandis N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 410 (1915)
    • Musa × sapientum var. humilis Merr. in Enum. Philipp. Fl. Pl. 1(2): 224 (1922)
    • Musa × sapientum var. inarnibal N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 406 (1915)
    • Musa × sapientum var. kinamay Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 57 (1919)
    • Musa × sapientum var. lacatan (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 405 (1915)
    • Musa × sapientum var. longa (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 407 (1915)
    • Musa × sapientum var. martabarica Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 213 (1893)
    • Musa × sapientum var. mensaria Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 212 (1893)
    • Musa × sapientum var. odorata (Lour.) Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 212 (1893)
    • Musa × sapientum var. oleracea Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 212 (1893)
    • Musa × sapientum var. padilat Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 63 (1919)
    • Musa × sapientum var. pamotion Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 49 (1919)
    • Musa × sapientum var. pelipia Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 42 (1919)
    • Musa × sapientum var. principe Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 50 (1919)
    • Musa × sapientum var. putian Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 36 (1919)
    • Musa × sapientum var. raines Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 55 (1919)
    • Musa × sapientum var. regia (G.Forst.) Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 212 (1893)
    • Musa × sapientum var. rubra Firminger ex Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 213 (1893)
    • Musa × sapientum var. sanguinea Welw. ex Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 212 (1893)
    • Musa × sapientum var. sarocsoc Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 39 (1919)
    • Musa × sapientum var. satama De Briey ex De Wild. in Miss. de Briey Mayumbe: 360 (1920)
    • Musa × sapientum var. sision Quisumb. in Philipp. Agric. Rev. 12(3): 35 (1919)
    • Musa × sapientum var. suaveolens (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 400 (1915)
    • Musa × sapientum var. ternatensis (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 404 (1915)
    • Musa × sapientum var. tombak (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 407 (1915)
    • Musa × sapientum var. tudlong N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 402 (1915)
    • Musa × sapientum var. tuldoc N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 407 (1915)
    • Musa × sapientum var. violacea Baker in Ann. Bot. (Oxford) 7: 212 (1893)
    • Musa × sapientum var. violacea (Blanco) N.G.Teodoro in Philipp. J. Sci., C 10: 398 (1915), nom. illeg.
    • Musa × sapientum var. vittata (G.W.Ackermann ex Rodigas) Hook.f. in Bot. Mag. 89: t. 5402 (1863)
    • Musa × trichocarpa Nakai in Bull. Tokyo Sci. Mus. 22: 13 (1948)
    • Musa × vittata G.W.Ackermann ex Rodigas in J. Gén. Hort. 15: 25 (1862)

Nguồn gốc

sửa

Hầu hết tất cả các giống chuối nông nghiệp ngày nay đều là giống cây trồng được lai ghép từ hai loài hoang dã là chuối rừng (M. acuminata) và chuối hột (Musa balbisiana). Có lý thuyết cho rằng nông dân Đông Nam Á là những người đầu tiên thuần hóa M. acuminata. Khi cây trồng lan rộng theo hướng Tây Bắc đến các khu vực có loài M. balbisiana sinh sống bản địa (xem bản đồ), sự lai tạo giữa hai loài đã xảy ra và sau đó phát triển thành nhiều giống cây trồng.[7]

Hàng trăm giống cây trồng của hai loài đã được nhận biết, sở hữu nhiều đặc điểm rất khác nhau nhưng nhìn chung là trung gian giữa các tổ tiên. Cây chuối thường cao 2–9 m (7–30 ft) khi trưởng thành. Phần trên mặt đất của cây là "thân giả", bao gồm lá và phần gốc hợp nhất của chúng. Mỗi thân giả có thể trổ ra một cuống hoa duy nhất. Sau khi trổ quả, thân giả chết đi, nhưng các nhánh có thể phát triển từ gốc cây. Chuối trồng trọt thường vô sinh, không hạt hoặc phấn hoa.[8]

Phân loại

sửa

Cây chuối ban đầu được Linnaeus phân thành hai loài, ông đặt là Musa paradisiaca để chỉ những loài dùng làm chuối nấu ănMusa sapientum để chỉ những loài dùng làm chuối tráng miệng. Sau đó người ta phát hiện ra rằng cả hai "loài" của ông thực chất là các giống cây trồng được tạo ra nhờ lai ghép giữa hai loài hoang dã, M. acuminataM. balbisiana. Hiện nay, được đặt danh pháp là M. × paradisiaca L.[9] Theo giới hạn của đơn vị phân loại hiện đại, do đó danh pháp M. × paradisiaca bao gồm cả M. paradisiaca nguồn gốc cùng với M. sapientum, về sau được rút gọn thành danh pháp đồng nghĩa của M. × paradisiaca.[1]

Vào thời tiền Linneas, chuối tiêu được đặt là Mufa serapionis, chẳng hạn như Maria Sybilla Merian viết trong cuốn sách Metamorphosis Insectorum Surinamensium của bà năm 1705.[10]

Có một thời, để giải quyết sự đa dạng lớn của chuối trồng trọt, giới thực vật học đã đặt ra nhiều danh pháp khác mà ngày nay được xem là đồng nghĩa của M. × paradisiaca, chẳng hạn như M. corniculata Lour.,[9] sử dụng cho một nhóm chuối có quả lớn như sừng bò. Các giống trồng trọt hiện nay được đặt thành danh pháp giống cây trồng, được phân loại theo nhóm và phân nhóm. Như vậy, M. × paradisiaca vừa là danh pháp loài vừa là giống cây trồng.[7] Xem danh sách giống chuối để biết thêm thông tin về cách đặt danh pháp và phân loại giống chuối.

Mô tả

sửa
 
Quả chuối tiêu khi chín vàng

Chuối tiêu thuộc loại cây thảo,[5][11] thường được phân ra thành 3 giống là tiêu lùn, tiêu vừa và tiêu cao.[12] Đặc điểm riêng từng giống:

  • Chuối tiêu lùn: cây cao 1,2 - 1,5 m, thân lớn, lá rộng bề ngang.[12]
  • Chuối tiêu vừa: cây cao trung bình 2 - 3,5 m. Theo đó, có phân biệt thành chuối tiêu trắng và chuối tiêu hồng. Chuối tiêu hồng khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, thịt quả màu vàng; còn chuối tiêu trắng có thịt quả nhạt hơn; quả chín vào mùa hè thì vỏ vẫn giữ màu xanh, còn chín vào mùa đông thì vỏ có màu vàng. Về phẩm chất, chuối tiêu hồng tốt hơn chuối tiêu trắng.[12]
  • Chuối tiêu cao: cây cao 2,5 - 5 m, chịu được khô hạn, quả lớn hơn, sản lượng cao.[12]

Rễ chuối tiêu có dạng củ lớn.[13] Như các loại chuối khác, cây có thân giả, mọc thẳng, tròn mềm.[5] Lá chuối tiêu to, dài, hình bầu dục, xanh đậm,[11] mọc sít nhau, eo lá có màu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, có bẹ;[12] cuống tròn có khuyết rãnh.[5] Khi trổ quả, mỗi buồng có từ 6 – 8 nải chuối, mỗi nải có khoảng 12 quả.[5][14] Quả chuối tiêu có hình cong như lưỡi liềm. Vỏ quả xanh đậm khi chưa chín, lúc chín thì chuyển sang vàng tươi. Thịt quả vàng nõn, rất thơm và ngọt.[15][14]

Sinh thái

sửa

Khí hậu

sửa

Chuối tiêu sinh trưởng tốt nhất tại vùng khí hậu ấm và ẩm, khi lượng mưa trong năm phân bố đều. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng 15-35°C. Chuối tiêu sinh trưởng thuận lợi khi lượng mưa hàng tháng phân bổ đều và đạt khoảng 200-220 mm/tháng. Trừ khi có điều kiện tưới nước tốt thì lượng mưa cần thiết có thể đạt không ít hơn 100 mm/tháng.[16] Tuy nhiên, nên tránh trồng cây tại nơi hay xảy ra ngập lụt. Cần tránh nơi có gió bão lớn bởi vì chuối là cây thân thảo nên rất mẫn cảm với gió mạnh do không có mô gỗ. Ngoài ra, thời vụ trồng trọt cũng nên tuỳ chỉnh theo mùa vụ. Trước khi mùa khô bắt đầu thì không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần, cũng cần tránh thời điểm thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.[16]

Đất trồng

sửa

Chuối tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Nếu vùng đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn sẽ khiến chuối sinh trưởng kém dù bón phân và tưới nước đầy đủ. Đất trồng cần có tầng mặt dày hơn 0,75 m cho rễ chuối phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation khoảng trung bình khá. Độ pH của đất trồng cần đạt khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất quá chua hoặc quá kiềm sẽ khiến quả bị ảnh hưởng, không ngọt và không thơm.[16]

Các dưỡng chất mà đất trồng cần có:

  • Đạm ảnh hưởng đến quá trình mầm hoa phân hoá, đặc biệt khi hình thành hoa cái. Bón thiếu đạm sẽ khiến lá chuối mọc chậm, mỏng manh, buồng ít nải, nải ít quả. Bón đủ đạm giúp hoa trổ sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón thừa đạm sẽ khiến cây chuối dễ nhiễm bệnh, lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, vị nhạt.[16]
  • Kali ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng quả chuối. Bón thiếu kali sẽ khiến cây gầy yếu dễ gãy đổ, dễ nhiễm bệnh, mép lá bị khô như cháy. Bón đủ kali giúp cây chống bệnh tốt, quả lớn, thịt quả ngon, thơm. Bón thừa kali khiến cho quả nhanh chín, khó bảo quản.[16]
  • Lân ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân thì lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, giúp rễ phát triển.[16]
  • Calci thiếu hụt sẽ khiến lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém.[16]

Hóa thực vật

sửa

Chiết xuất từ thân cây chuối tiêu có tác dụng ức chế enzym PTP1B, đặc biệt phân đoạn ethyl acetat có mức độ ức chế đạt 82,73% ở nồng độ 30 µg/ml.[4] Trong các chất phân lập từ thân cây chuối tiêu, hai chất có khả năng ức chế PTP1B mạnh gồm cycloeucalenonIC50 là 3,11 µM và acid myristicIC50 là 10,75 µM.[4]

Lá chuối tiêu chứa các hợp chất hoạt tính sinh học gồm có alkaloid, tannin, flavonoid, glycoside tim, saponin, đường deoxycarbohydrat.[6] Alkaloid có công dụng chống oxy hóa, sốt rét, chống côn trùng, bảo vệ cây chuối một cách tự nhiên. Dịch chiết thô từ lá chuối tiêu có hoạt tính sinh học tốt, đạt hiệu quả cao khi xử lý sâu tơ. Theo khảo sát, trong điều kiện môi trường thích hợp, phun trực tiếp dịch chiết lên sâu tơ khỏe mạnh, không dị tật, với nồng độ 30 g/L, nhiệt độ khoảng 28-29℃, thời tiết mát mẻ, thông thoáng. Sau 35 phút kể từ lúc phun, số sâu tơ chết hoàn toàn.[6]

Quả chuối tiêu chứa protein, tinh bột, chất béo, muối khoáng (calci, phosphor, sắt, kali, kẽm), vitamin A, C, E, nhóm B, chất gôm, carbohydrat, carotene.[5][13][17][18][19]

Dinh dưỡng

sửa

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, chuối tiêu giàu chất dinh dưỡng nhất trong rất nhiều loại chuối, cung cấp nhiều năng lượng nhất trong các loại quả ngọt tại Việt Nam, thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi.[13][17][18][19][20] Cụ thể:

  • Trong 100 g chuối tiêu chín chứa 74,4 g nước; 1,5 g protein; 0,2 g lipid; 0,4 g acid hữu cơ; 22,2 g carbohydrat; 0,8 g cellulose; 0,9 g chất tro.[21] Cung cấp gần 100 kcal cho năng lượng cơ thể, vượt xa các loại quả ngọt khác như cam, đu đủ chín, nhãn, vú sữa. Hàm lượng vitamin gồm 0,04 mg B1; 0,05 mg B2; 0,7 mg PP; 6 mg C cùng với 45 μg beta-caroten.[21] Thành phần khoáng chất gồm 8 mg calci, 0,6 mg sắt, 41 mg magnesi, 0,12 mg mangan, 28 mg phosphor, 329 mg kali, 19 mg natri, 0,37 mg kẽm, 140 μg đồng, 0,9 μg seleni.[21] Hàm lượng carbohydrat trong quả chín rất cao; ở dạng glucose (20%), fructose (1,5%) và saccarose (65%); là những loại đường tự nhiên dễ tiêu hóa, hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.[13][17][18][19]
  • Trong 100 g chuối xanh chưa chín chứa: 74,91 g nước; 89 cal năng lượng, 1,09 g chất đạm; 0,03 g chất béo; 22,84 g carbohydrat; 2,6 g chất xơ; 12,23 g đường tự nhiên; 5 mg calci; 22 mg phosphor; 0,26 mg sắt; 358 mg kali; 0,15 mg kẽm; 1 mg natri; 8,7 mg vitamin C; 64 IU vitamin A; 0,1 mg vitamin E; 0,5 mg vitamin K; 0.67 mg vitamin B6; 0,031 mg thiamin; 0,073 mg riboflavin; 0,665 mg niacin; 20 mg folate.[13][18]

Công dụng

sửa

Ẩm thực

sửa

Quả chuối tiêu là thực phẩm thường được ăn tươi cả khi còn xanh lẫn lúc chín, hoặc chế biến thành nhiều món khác. Chuối tiêu còn xanh, chưa chín, có thể được cắt lát ăn kèm với rau thơm sống trong các món cuốn hoặc món gỏi để giảm bớt vị tanh, xào chuối,[22] nấu cá kho chuối, lươn om chuối, làm giấm chuối,… hoặc đơn giản là luộc chuối. Chuối tiêu chín vàng thường được ăn trực tiếp, làm sinh tố chuối, kem chuối, bánh chuối,[15][14] chip chuối nướng,[23]...

Sức khỏe

sửa

Chuối tiêu có nhiều công dụng tốt với sức khỏe người. Cụ thể:

  • Chắc khỏe xương: chuối tiêu không chứa nhiều calci nhưng lại có khả năng thúc đẩy hấp thu calci cho hệ xương chắc khỏe, nhờ chất fructooligosaccharides.[18][20]
  • Thể chất khỏe mạnh: chuối tiêu khi ăn vào thường được tiêu hóa nhanh, chứa lượng kali dồi dào cung cấp cho cơ thể và khôi phục năng lượng hiệu quả để vận động liên tục trong vòng 90 phút.[18][20] Ăn vài quả chuối chín sẽ cung cấp nguồn năng lượng đáng kể, khoảng hàng trăm calo cho cơ thể, do đó đây là thức ăn tốt dành cho người lao động thể lực nặng, vận động viên thể thao cần nhiều glucose trong máu.[13][17][19][24]
  • Chống suy nhược: chuối tiêu chứa chất tryptophan, một loại amino acid có trong cơ thể sản xuất ra chất gây ngủ serotoninmelatonin giúp thư giãn, cải thiện cảm xúc, khiến tinh thần thoải mái hơn.[18][20]
  • Tăng cường tâm trạng: chuối chứa vitamin B6 giúp điều hòa lượng đường glucose trong máu làm ảnh hưởng tới tâm trạng. Người bị trầm cảm ăn chuối tiêu hàng ngày có thể giúp giảm căng thẳng và stress, giúp tâm trạng thoải mái, suy nghĩ tích cực và cải thiện tình trạng bệnh.[20][25]
  • Chống thiếu máu: chuối tiêu có hàm lượng sắt cao, giúp kích thích sản xuất hemoglobin trong máu nên có thể giảm nguy cơ thiếu máu.[20]
  • Cải thiện dạ dày: theo nghiên cứu, chuối tiêu xanh có tác dụng kích thích tăng trưởng lớp màng nhầy lót bên trong dạ dày, kích thích tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, khiến màng nhầy dày lên, ngăn cản dịch vị tràn vào thành dạ dày, ngừa khả năng gây bệnh.[13][18][26][25]
  • Nhuận tràng: hàng ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu lúc sáng sớm khi còn đói hoặc sau mỗi bữa cơm hoặc ăn 1 quả buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp nhuận tràng tốt.[18][26]
  • Hỗ trợ tim mạch: theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chuối tiêu chứa nhiều kali, có tác dụng cân bằng lượng natri, điều hòa chức năng cơ tim, từ đó giúp ổn định huyết áp ở mức trung bình, giảm nguy cơ huyết áp tăng cao và ngừa đột quỵ đến 40%;[20] cung cấp lượng lớn vitamin B6, cùng 422 mg kali tương đương 9% hàm lượng kali cần thiết cho cơ thể một ngày.[18][26][25]
  • Hỗ trợ giảm cân, đẹp da: chuối tiêu chứa lượng chất xơ lớn, giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn và giảm lượng calo tiêu thụ trong một thời gian dài, duy trì lượng đường ổn định trong máu, chất kali trong chuối giúp bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp giảm cân, duy trì vóc dáng, mịn da và săn chắc cơ bắp, ngăn cản tình trạng mất nước.[18]
  • Giúp sản sinh collagen: chuối tiêu cung cấp 15% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể một ngày. Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, bảo vệ mạch máu, sản sinh collagen kết nối cơ, xương và các mô khác trong cơ thể.[18]
  • Hỗ trợ tiêu hóa: một quả chuối chỉ khoảng 105 calo nhưng lại chứa đến 12% chất xơ; chất xơ là thành phần quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa.[18]
  • Tăng khả năng tập trung: theo khảo sát, chuối tiêu chứa kali giúp học sinh tập trung tốt hơn và vitamin nhóm B dồi dào giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng.[20]
  • Sáng mắt: kali trong chuối tiêu chín giúp cơ thể bài tiết lượng muối dư thừa, tác nhân khiến tế bào tích nước, gây cho mắt sưng đỏ. Ngoài ra carotene trong chuối có thể giảm nhẹ mệt mỏi cho mắt, phòng tránh mắt bị lão hóa sớm.[20]

Y học

sửa

Chuối tiêu có tác dụng y học tốt đối với nhiều triệu chứng bệnh ở người. Cụ thể:

  • Với bệnh gan, chuối tiêu chín là thực phẩm tốt do chứa carbohydrat sẵn có mà bệnh nhân rất cần, đặc biệt là loại dễ hấp thụ để tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các tác nhân nhiễm độc và ngăn gan thâm nhiễm mỡ.[17][24]
  • Với bệnh nhân tăng huyết áp, chuối tiêu chín là thực phẩm tiêu biểu giúp hạ huyết áp tốt, chứa gần 400 mg kali trong 100 g và không có tác dụng phụ, giúp cân bằng lượng natri, đề phòng đột quỵ.[17][25] Nếu ăn đều 2-3 quả chuối tiêu chín mỗi ngày, trong vài tuần, có thể làm giảm được khoảng 10% chỉ số huyết áp hoặc hơn.[24]
  • Theo nghiên cứu cũng chỉ ra chuối tiêu chín quan trọng đối với chế độ ăn ít lipid, kiêng muối và làm giảm lượng cholesterol cao trong máu.[17][26]
  • Với bệnh hắc lào, sau khi vệ sạch phần da bệnh bằng nước ấm, dùng quả chuối tiêu xanh, cắt lát cho nhựa chảy ra rồi thoa vào vết hắc lào trên da và để khô tự nhiên, thực hiện 4 - 5 lần/ngày.[13][18][26] Đối với bệnh da liễu khác do vi khuẩn, nấm gây ra ngứa và tổn thương da, dùng vỏ chuối tiêu xanh chà xát lên phần da bị ngứa hoặc dùng nước đun từ vỏ để rửa, có tác dụng làm se, ngăn cản nấm và vi khuẩn sinh sôi.[13][18][25] Da bị ghẻ lở, bỏng lửa hoặc nước sôi, dùng quả bỏ vỏ, giã nát rồi vắt, thoa lên vết thương 2 lần/ngày.[27] Lá non trong thân giả, lấy giã nát, đắp vết thương để cầm máu, xoa dịu vết bỏng. Nước cốt từ củ chuối tiêu giã nhuyễn hoặc dịch thân cây khi uống có tác dụng chữa sưng tấy, nhọt sưng đau.[13]
  • Với bệnh đường ruột, chuối tiêu chín mềm và giàu chất xơ, giúp trung hòa lượng axit dư thừa, giảm đau dạ dày,[20] đồng thời xoa dịu, thúc đẩy da non phát triển tại các vết thương tổn trong viêm ruột kết có loét, chống lại rối loạn ruột và dạ dày. Do tác dụng nhuận tràng và nhiều chất xơ, chuối tiêu chín thường dùng để trị táo bón.[20][26] Chuối tiêu xanh (thường dùng dạng bột) giúp kích thích lớp màng nhầy phát triển, tạo điều kiện cho vết viêm loét dạ dày chóng lành. Quả xanh, vỏ quả hay rễ củ còn được dùng chữa bệnh kiết lỵ, đau bụng, thổ tả, tiêu chảy cấp và mạn tính, trĩ hoặc đại tiện ra máu, nóng cuồng, mê sảng, co giật,...[13][18][25][27]
  • Với các bệnh hô hấp như viêm phế quản, ho khan, nóng phổi,..., dùng 2 - 3 quả chín cắt lát, đun cách thủy cùng khoảng 100gr đường phèn, ăn 1 - 2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ giúp giảm bệnh.[25][27]
  • Với bệnh gút, kali trong chuối tiêu chín giúp đào thải, giảm sự ngưng tụ acid uric gây viêm tại khớp.[20]

Khuyến cáo

sửa

Mặc dù có nhiều công dụng tốt, nhưng đối với chuối tiêu cũng có nhiều khuyến cáo thận trọng. Do chứa nhiều carbohydrat, nên chuối tiêu không thích hợp với bệnh nhân tiểu đường vì sẽ gia tăng lượng đường trong máu.[13][18][20] Người bị các triệu chứng như đau dạ dày, sâu răng, thừa cân, béo phì, suy thận hoặc đang bị đau đầu... không nên ăn chuối tiêu theo các khuyến cáo y khoa.[24] Đối với trẻ em, không nên cho các bé ăn chuối tiêu khi đang đói, táo bón hoặc tiêu chảy. Lượng ăn được khuyến nghị hàng ngày là 1-3 quả chuối tiêu mỗi ngày. Đây là lượng vừa phải đối với hầu hết người khỏe mạnh.[19]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Musa × paradisiaca L.”. Plants of the World Online. Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ de Langhe, Edmond & de Maret, Pierre (2004), “Tracking the banana: its significance in early agriculture”, trong Hather, Jon G. (biên tập), The Prehistory of Food: Appetites for Change, Routledge, tr. 372, ISBN 978-0-203-20338-5
  3. ^ Musa × paradisiaca. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
  4. ^ a b c Đông, Nguyễn Thị; Huyền, Nguyễn Thị; Hương, Phùng Thanh (7 tháng 10 năm 2016). “Nghiên cứu ảnh hưởng của cao và chất phân lập từ thân cây chuối tiêu (Musa paradisiaca L.) lên hoạt tính enzym PTP1B”. Tạp chí Dược học. 56 (6): 07–09. ISSN 0866-7861.
  5. ^ a b c d e f “Chuối tiêu”. Tra cứu dược liệu. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ a b c Nguyễn Thị, Việt Huỳnh; Huỳnh, Tuyết Đào; Nguyễn Quốc, Châu Thanh; Nguyễn, Trọng Tuân; Hồ Ngọc, Tri Tân; Đặng, Huỳnh Giao (2023). “Nghiên cứu quy trình trích ly dịch chiết thô lá chuối già (Musa paradisiaca L.) và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết đối với sâu tơ (Plutella xylostella)” (PDF). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 59 (3A): 1–7. doi:10.22144/ctu.jvn.2023.125 – qua ctujsvn.[liên kết hỏng]
  7. ^ a b Ploetz, R.C.; Kepler, A.K.; Daniells, J. & Nelson, S.C. (2007), “Banana and Plantain: An Overview with Emphasis on Pacific Island Cultivars” (PDF), trong Elevitch, C.R. (biên tập), Species Profiles for Pacific Island Agroforestry, Hōlualoa, Hawai'i: Permanent Agriculture Resources (PAR), tr. 7 & 19, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024
  8. ^ Nelson, S.C.; Ploetz, R.C. & Kepler, A.K. (2006), Musa species (bananas and plantains)” (PDF), trong Elevitch, C.R (biên tập), Species Profiles for Pacific Island Agroforestry, Hōlualoa, Hawai'i: Permanent Agriculture Resources (PAR), tr. 2, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024
  9. ^ a b Valmayor, Ramón V.; Jamaluddin, S.H.; Silayoi, B.; Kusumo, S.; Danh, L.D.; Pascua, O.C. & Espino, R.R.C. (2000), Banana cultivar names and synonyms in Southeast Asia (PDF), Los Baños, Philippines: International Network for Improvement of Banana and Plantain – Asia and the Pacific Office, tr. 2, ISBN 971-91751-2-5, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2013, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024
  10. ^ Merian, Maria Sibylla (1705). Metamorphosis insectorum Surinamensium (bằng tiếng Hà Lan). tr. 43. (plate 12).
  11. ^ a b ThS.BS. Phạm Đức Thắng (Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh) (19 tháng 2 năm 2024). “Bài thuốc chữa bệnh từ chuối tiêu”. suckhoedoisong.vn. Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ a b c d e Trần, Danh Sửu; Bùi Thị, Thu Huyền; Phạm, Xuân; Hà, Minh Loan; Trần Thị, Ánh Nguyệt; Đỗ Thị, Thu Trang; Nguyễn, Tuyết (2017). Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối (PDF). Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam & Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia. Hà Nội: Cục Xuất bản, In và Phát hành. tr. 26. ISBN 978-604-9803-10-9.
  13. ^ a b c d e f g h i j k l Bs Huỳnh Tấn Vũ (8 tháng 7 năm 2023). “Quả chuối tiêu giàu dinh dưỡng, vị thuốc tiêu hóa”. Báo Kinh tế & Đô thị. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ a b c “Giới thiệu các loại chuối hiện nay và cách phân biệt từng loại chuối”. Báo Đắk Nông điện tử. 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ a b Minh Hoa (4 tháng 11 năm 2021). “Cách phân biệt và giá cả các loại chuối phổ biến hiện nay”. Người Đưa Tin. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024.
  16. ^ a b c d e f g “Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu vùng đồng bằng sông Hồng”. favri.org.vn. Viện Nghiên cứu Rau quả trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 2010. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024.
  17. ^ a b c d e f g Hà An (21 tháng 11 năm 2016). “Loại chuối nào ngon và bổ nhất Việt Nam?”. Vnexpress. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Lê Cầm (22 tháng 4 năm 2022). “Chuối tiêu: Loại quả ngon bổ rẻ, vị thuốc đường tiêu hóa”. thanhnien.vn. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ a b c d e Hà An (26 tháng 9 năm 2022). “Những thời điểm bạn không nên cho trẻ ăn chuối tiêu”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ a b c d e f g h i j k l m An Nhiên (13 tháng 10 năm 2018). “Lợi ích của chuối tiêu chín không thể bỏ qua”. VnEconomy. Tạp chí Kinh tế Việt Nam - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2024.
  21. ^ a b c Nguyễn, Công Khẩn; Hà Thị, Anh Đào; và đồng nghiệp (Nguyễn Thị Lâm, Lê Hồng Dũng, Lê Bạch Mai, Nguyễn Văn Sĩ, Hà Huy Khôi, Bùi Minh Đức) (2007). BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM (PDF). Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. tr. 215.
  22. ^ Xuyến Chi - Khánh Hồng (18 tháng 1 năm 2013). “Cá tràu xào chuối tiêu xanh”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ An An (20 tháng 1 năm 2016). “Chuối tiêu nướng, chip chuối: Món ăn vặt ngon thay mứt Tết”. suckhoecong.vn. Tầng 14 - Tòa nhà Cung Trí thức - Số 1 Tôn Thất Thuyết - Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội: Tạp chí Sức Khỏe+ _ Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF). Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  24. ^ a b c d Hà An (22 tháng 12 năm 2022). “Những trường hợp này không nên ăn chuối chín”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ a b c d e f g Quang Tuấn (4 tháng 8 năm 2015). “Chuối tiêu - Một loại quả mà nhiều lợi ích”. suckhoecong.vn. Tầng 14, tòa nhà Cung Trí thức, số 1, Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội: Tạp chí Sức Khỏe+ (Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF)). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2024.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  26. ^ a b c d e f Bs Nguyễn Huyền (12 tháng 8 năm 2011). “Chuối tiêu”. suckhoedoisong.vn. Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ a b c T.H. (20 tháng 3 năm 2006). “Chữa bệnh bằng chuối tiêu”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa