Chuông bát (Standing bell) là một loại chuông lộn ngược, được đỡ từ bên dưới với vành ở trên cùng giống như hình chiếc bát (chén), loại chuông như vậy thường có hình cái bát và có nhiều kích cỡ khác nhau, đường kính từ vài cm đến một mét. Chuông bát được sử dụng trong một số thực hành nghi lễ cúng bái ở Phật giáo và cũng được sử dụng khi thiền địnhtụng kinh. Chuông bát được sử dụng để gõ nhẹ tạo tiếng vang ngân bổ trợ tốt cho thiền định và thư giãn. Việc sử dụng chuông bát như trở nên phổ biến trong phương pháp trị liệu bằng âm nhạc (tương tự như âm thoa) và trong môn yoga. Chuông bát còn có tên gọi khác dựa vào hình dáng như bát, chậu, cốc[1], theo tính chất tôn giáo như bát cầu nguyện[2], bát khất thực[3], bát Himalaya[4], chuông bát Tây Tạng[4] hay còn gọi là chuông ngân (Singing bowl)[4][3]. Nhạc cổ điển đương đại sử dụng với nhiều tên khác bao gồm chuông chùa, bát khất thực, chuông nhà Phật, chuông chùa Nhật Bản, chuông Phật giáo, chuông xoay và chuông bát.[5] Có bằng chứng cho thấy chuông bát có nguồn gốc từ Trung Quốc.[6]phương Tây, chuông bát đôi khi được sử dụng trong y học thay thế, ngày nay, chúng ưa chuộng cho việc trị liệu có lẽ xuất phát từ các nghiên cứu phương thức rung động âm thanh du dương của chúng.[7]

Một chiếc chuông bát
Một chiếc chuông xoay ở Nepal

Tham khảo

sửa
  • Perry, Frank (2015). The Complete Book of Singing Bowls: Himalayan sound revelations. New Delhi: Adarsh Books. ISBN 9788183631204.
  • Congdon, Darinda (2007). Tibet Chic: Myth, Marketing, Spirituality and Politics in Musical Representations of Tibet in the United States (PDF) (Luận văn). University of Pittsburgh.
  • Jansen, Eva Rudy (1992). Singing Bowls: a Practical Handbook of Instruction and Use. Diever, Holland: Binkey Kok. ISBN 978-90-74597-01-2.
  • Sadie, Stanley biên tập (1984). The New Grove Dictionary of Musical Instruments. Macmillan Press. ISBN 978-0-333-37878-6.

Chú thích

sửa
  1. ^ Blades, James (1992). Percussion Instruments and their History. London; NY: Kahn & Avril (UK); Pro/AM Music Resources (US). tr. 131–132. ISBN 978-0-933224-61-2.
  2. ^ Kalani (2008). All about Hand Percussion: Everything You Need to Know to Start Playing Now!. np: Alfred publishing Co. tr. 19–20. ISBN 978-0-7390-4964-8.
  3. ^ a b Perry 2015, tr. 40.
  4. ^ a b c Jansen 1992, tr. XI.
  5. ^ Inácio, Octávio; Henrique, Luís L; Antunes, José (2006). “The Dynamics of Tibetan Singing Bowls”. Acta Acustica United with Acustica. 92 (4): 637–638.
  6. ^ Price, Percival (1983). Bells & Man. Oxford University Press. tr. 1–2. ISBN 978-0193181038.
  7. ^ Jenny, Hans (2001). Cymatics; A Study of Wave Phenomena and Vibration. Newmarket, New Hampshire, USA: Trans Stephenson, Macromedia.