Bướm hoàng hôn Madagascar (Chrysiridia rhipheus) là một loài bướm đêm thuộc họ Uraniidae. Nó được coi là một trong các loài Lepidoptera ấn tượng và hấp dẫn nhất.[8] Nổi tiếng trên toàn thế giới, nó xuất hiện trong hầu hết các sách về côn trùng và được nhiều người sưu tập bướm săn lùng.[9][10] Nó có rất nhiều màu sắc, mặc dù cánh trông óng ánh nhưng nó không có sắc tố, thay vào đó màu sắc bắt nguồn từ sự can thiệp quang học.[5][11] Con trưởng thành có sải cánh dài từ 7–9 cm.

Bướm đêm hoàng hôn Madagascan
Engraving captioned Urania riphaeus from Charles D. d'Orbigny's Dictionnaire universel d'histoire naturelle (1849)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Lepidoptera
Họ (familia)Uraniidae
Phân họ (subfamilia)Uraniinae
Chi (genus)Chrysiridia
Loài (species)C. rhipheus
Danh pháp hai phần
Chrysiridia rhipheus
(Drury, 1773)
Đặc hữu Madagascar
Đặc hữu Madagascar
Danh pháp đồng nghĩa
  • Papilio rhipheus Drury, 1773[1]
  • Urania ripheus var. madagascariensis Lesson, 1831[2]
  • Urania crameri Maassen, 1897[2]
  • Urania druryi Boisduval, 1874Lỗi chú thích: Không có </ref> để đóng thẻ <ref>
  • Rhipheus dasycephalus Swainson, 1833[3]
  • Leilus orientalis Swainson, 1833[2]
  • Chrysiridia riphearia Hübner, 1823[4]
  • Urania ripheus[5]
  • Urania rhiphaeus[6]
  • Urania rhipheus
  • Chrysiridia madagascariensis[6]
  • Chrysiridia rhiphaeus[7]
  • Chrysiridia ripheus

Dru Drury đã mô tả loài bướm này vào năm 1773, đặt nó trong chi Papilio, do đó xem nó là một loài bướm ngày. Jacob Hübner đặt nó trong chi Chrysiridia vào năm 1823.[2]

Lúc đầu, loài bướm này được cho là từ Trung Quốc hoặc Bengal, nhưng sau đó được phát hiện là loài đặc hữu của Madagascar. Nó được tìm thấy trong suốt cả năm ở khắp nơi trên đảo, với số lượng cao nhất giữa tháng ba và tháng tám, và số lượng nhỏ nhất giữa tháng mười và tháng mười hai. Con cái đẻ khoảng 80 trứng dưới lá Omphalea.

Chrysiridia rhipheus

Mô tả

sửa

Chrysiridia rhipheus có sải cánh dài 7–9 xentimét (2,8–3,5 in), đôi khi đến 11 xentimét (4,3 in). Nếu sống ở vùng cao 900–1.080 mét (2.950–3.540 ft) sải cánh trung bình là 7 cm (2,8 in); ở các vùng thấp hơn, 600 m (2.000 ft), sải cánh trung bình là 9 cm (3,5 in).[12] Giống các Uraniinae khác, Chrysiridia rhipheus giống với các loài Papilionidae một cách kỳ lạ, đặc biệt là đôi cánh màu sắc của nó, có thể làm nó bị lầm tưởng là bướm ngày.[13]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Belouino, Paul (1852). Dictionnaire général et complet des persécutions souffertes par l'Église (bằng tiếng Pháp). Paris: J.P. Migne Éditeur. tr. 1784–1786. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ a b c d Kirby, William Forsell (1897). A Hand-book to the Order Lepidoptera (PDF). Baldwin & Cradock. tr. 50–53. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ Swainson, William S. (1833). Zoological Illustrations. Vol III. Second series. London: Baldwin & Cradock. tr. 130–131. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ Savela, Markku (ngày 15 tháng 3 năm 2007). Chrysiridia. Lepidoptera and some other life forms. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  5. ^ a b Shinya Yoshioka & Kinoshita, Shuichi (ngày 5 tháng 3 năm 2007). 15 tháng 5 năm 2691 “Polarization-sensitive color mixing in the wing of the Madagascan sunset moth” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Optics Express. Washington: Optical Society of America. 15 (5): 2691–701. doi:10.1364/OE.15.002691. PMID 19532506. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  6. ^ a b Decary, Raymond (1950). La Faune Malgache (bằng tiếng Pháp). Paris: Payot.
  7. ^ Biosecurity New Zealand (ngày 24 tháng 8 năm 2005). “Import Health Standard for the Importation of Tropical Butterfly and Moth Pupae into New Zealand”. Commercial Imports. New Zealand Government. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2006.
  8. ^ Tait, Malcolm (ngày 28 tháng 8 năm 2006). Animal Tragic: Popular Misconceptions of Wildlife Through the Centuries. Think Books. tr. 38. ISBN 1-84525-015-X. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ Smith, Neal G. (tháng 3 năm 1983). “Host Plant Toxicity and Migration in the Dayflying Moth Urania”. The Florida Entomologist. Florida Entomological Society. 66 (1): 76–85. doi:10.2307/3494552. ISSN 0015-4040. JSTOR 3494552. Tóm lược dễ hiểuJSTOR.
  10. ^ Griveaud, Paul (1963). “4”. The Invertebrates of Madagascar (PDF, 3.87 Mbit). s.n. tr. 81–82. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  11. ^ Prum, Richard O.; Quinn, Tim; Torres, Rodolfo H. (ngày 31 tháng 1 năm 2006). “Anatomically diverse butterfly scales all produce structural colours by coherent scattering” (PDF). The Journal of Experimental Biology. Cambridge: The Company Of Biologists. 209 (Pt 4): 748–765. doi:10.1242/jeb.02051. PMID 16449568. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  12. ^ Catala, R. (1940). “Variations expérimentales de Chrysiridia madagascariensis Less. (Lep. Uraniidae)”. Archives du Muséum National D'Histoire Naturelle. 17: Ph.D. Thesis.
  13. ^ Klots, Alexander Barrett; Elsie Broughton Klots (ngày 25 tháng 5 năm 2007) [1959]. Living Insects of the World. Doubleday. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa