Chrysiptera biocellata
Chrysiptera biocellata là một loài cá biển thuộc chi Chrysiptera trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1825.
Chrysiptera biocellata | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Nhánh | Ovalentaria |
Họ (familia) | Pomacentridae |
Chi (genus) | Chrysiptera |
Loài (species) | C. biocellata |
Danh pháp hai phần | |
Chrysiptera biocellata (Quoy & Gaimard, 1825) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Danh sách
|
Từ nguyên
sửaTừ định danh biocellata bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh, bi ("hai") và ocellata ("có đốm lớn"), hàm ý đề cập đến đốm lớn ở vây lưng của loài cá này.[1]
Phạm vi phân bố và môi trường sống
sửaC. biocellata có phạm vi phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ vùng bờ biển Đông Phi, loài này được tìm thấy trải dài đến quần đảo Marshall, quần đảo Gilbert và quần đảo Samoa, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrier và các đảo san hô ngoài khơi Tây Úc.[2][3]
Tại Việt Nam, C. biocellata được ghi nhận tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[4] vùng triều Ninh Hải (Ninh Thuận),[5] cùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[6]
C. biocellata sống ở đới mặt bằng của các rạn viền bờ và trong các đầm phá nông,[2] nền đáy cát có nhiều đá và san hô vụn, độ sâu đến ít nhất là 5 m.[3]
Mô tả
sửaChiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. biocellata là 12,5 cm.[2] Cá con có màu vàng với một đốm đen lớn nổi bật ở sau vây lưng, đốm đen nhỏ hơn nằm ngay gốc sau vây lưng, gần với cuống đuôi; hai đốm này đều viền xanh óng. Cá trưởng thành có màu nâu xám với một sọc trắng ngay giữa thân; hai đốm đen ở vây lưng mờ dần theo tuổi.[7][8]
Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia vây ở vây ngực: 17–19; Số lược mang: 23–25; Số vảy đường bên: 16–18.[7]
Sinh thái học
sửaThức ăn chủ yếu của C. biocellata là tảo,[2] cũng có thể bao gồm động vật phù du.[3] Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng; trứng có độ dính và bám chặt vào nền tổ.[2]
Phân loại học
sửaC. biocellata có kiểu hình khá giống với Chrysiptera unimaculata, và tất cả đều nằm cùng một nhánh với Chrysiptera brownriggii và Chrysiptera leucopoma.[9]
Tham khảo
sửa- ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series Ovalentaria (Incertae sedis): Family Pomacentridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.[liên kết hỏng]
- ^ a b c d e Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chrysiptera biocellata trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c Gerry Allen (1999). Marine Fishes of South-East Asia: A Field Guide for Anglers and Divers. Roger Swainston, Jill Ruse (minh họa). Nhà xuất bản Tuttle Publishing. tr. 162. ISBN 978-1462917075.
- ^ Mai Xuân Đạt; Phan Thị Kim Hồng (2017). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trong hệ sinh thái vùng triều khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 17 (4A): 177–187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Thành Huy; Nguyễn Văn Long (2013). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trên vùng triều Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”: 46–57.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Capuli, Estelita Emily; Jansalin, Jeremiah Glenn (biên tập). “Chrysiptera biocellata (Quoy & Gaimard, 1825)”. FishBase. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 262. ISBN 978-0824818951.
- ^ “Chrysiptera biocellata Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tang, Kevin L.; Stiassny, Melanie L. J.; Mayden, Richard L.; DeSalle, Robert (2021). “Systematics of Damselfishes”. Ichthyology & Herpetology. 109 (1): 258–318. doi:10.1643/i2020105. ISSN 2766-1512.