Chongju, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Chongju, Chŏngju(ko cũng được viết là Jŏngju, Jongju) là một si (thành phố) thuộc phía nam của tỉnh P'yŏngan Bắc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trước năm 1994, Chongju là một kun (huyện). Địa hình thành phố phần lớn là bằng phẳng, nhưng có một vài ngọn núi ở phía bắc. Phía nam là đồng bằng Chongju, nơi những ngọn đồi không cao quá 200 mét. Chongju cũng quản lý 10 hòn đảo trên Hoàng Hải. Thành phố có diện tích 473,2 km², dân số năm 2008 là 189.742 người, trong đó có 102.659 người thuộc khu vực thành thị.[1]

Chongju
Chuyển tự Tiếng Triều Tiên
 • Hangul정주시
 • Hanja定州市
 • Romaja quốc ngữJeongju-si
 • McCune–ReischauerChŏngju si
Vị trí tại tỉnh P'yŏngan Bắc
Vị trí tại tỉnh P'yŏngan Bắc
Chongju trên bản đồ Thế giới
Chongju
Chongju
Quốc giaHàn Quốc
Phân cấp hành chính14 tong, 18 ri
Chính quyền
 • KiểuThành phố
Diện tích
 • Tổng cộng473,2 km2 (182,7 mi2)
Dân số (2008)
 • Tổng cộng189,742 người
Múi giờUTC+9
Thành phố kết nghĩaTottori

Lịch sử

sửa

Các hiện vật từ thời kỳ đồ đá mới và thời đại đồ đồng được tìm thấy ở khu vực Taesan-ri (trước đây là một phần của Seoksandong và Taesandong thuộc đơn vị hành chính myeon Teokeon), cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của con người tại thời điểm đó trong khu vực. Khi nằm dưới sự kiểm soát của Goguryeo, nó trực thuộc Quận Mannyeon, và thuộc Bình Nhưỡng Amnok trong thời kỳ Balhae. Sau khi Balhae sụp đổ và trước khi Goryeo giành lại khu vực này, khu vực này đã bị người Juchen chiếm đóng. Trong thời kỳ Goryeo, nó được gọi là guju, có nghĩa là "tỉnh rùa". Năm 1231, Vua Gojong của Goryeo đã thăng chức khu vực này thành jeongwondaehobu, và sau đó khu vực này trở thành Jeongjumok. Jeongjumok được chia thành huyện Sucheon và huyện Kusong, nhưng nó đã sớm được tái hợp thành. TKhu vực này bị giáng cấp thành huyện Jeongwon vào năm 1812. Năm 1895, nó trở thành Quận Jeongju trực thuộc Uijubu.[2][3]

Địa lý

sửa

Khoảng 40% diện tích của of Chongju là rừng tùng bách.

Nền nông nghiệp địa phương chủ yếu là các nông trại trồng cây ăn quả và trồng lúa nước, hạt dẻ trong khu vực rất nổi tiếng. Thành phố có cả đường bộ lẫn đường sắt, với hai tuyến đường sắt PyonguiPyongbuk chạy qua.

Phân chia hành chính

sửa

Chŏngju được chia thành 14 tong (phường) và 18 ri (xã):

  • Aedo-dong (애도동)
  • Kohyŏn-dong (고현동)
  • Namchŏl-dong (남철동)
  • Oryong-dong (오룡동)
  • Osan-dong (오산동)
  • Pukchang-dong (북장동)
  • Ryongpho-dong (룡포동)
  • Samma-dong (삼마동)
  • Sangdan-dong (상단동)
  • Sinchŏn-dong (신천동)
  • Sŏju-dong (서주동)
  • Sŏngnam-dong (성남동)
  • Talchŏn-dong (달천동)
  • Yŏkchŏn-dong (역전동)
  • Amdu-ri (암두리)
  • Chimhyang-ri (침향리)
  • Hŭngrok-ri (흑록리)
  • Ilhae-ri (일해리)
  • Namho-ri (남호리)
  • Namyang-ri (남양리)
  • Osŏng-ri (오성리)
  • Tokchang-ri (독장리)
  • Posan-ri (보산리)
  • Sema-ri (세마리)
  • Sinan-ri (신안리)
  • Sinbong-ri (신봉리)
  • Sŏho-ri (서호리)
  • Sŏksan-ri (석산리)
  • Taesan-ri (대산리)
  • Taesong-ri (대송리)
  • Wŏnbong-ri (원봉리)
  • Wŏryang-ri (월양리)

Kinh tế

sửa

Nền nông nghiệp địa phương chủ yếu là các nông trại trồng cây ăn quả và trồng lúa nước, hạt dẻ trong khu vực rất nổi tiếng.

Giao thông

sửa

Thành phố được phục vụ bằng cả đường bộ và đường sắt; đây là điểm giao nhau của tuyến P'yŏngŭiP'yŏngbuk của Đường sắt Nhà nước Triều Tiên.

Chính trị

sửa

Vào tháng 2 năm 2011, thành phố và những nơi khác ở Bắc P'yŏngan đã có những cuộc biểu tình hiếm hoi, với sự tham gia của vài chục người, kêu gọi cung cấp đủ gạo và điện. Vào thời điểm đó, tin tức về Mùa xuân Ả Rập đã lan truyền qua các kênh truyền hình Trung Quốc và các cuộc gọi điện thoại với những người đào tẩu[4]

Những người đáng chú ý

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “DPR Korea 2008 Population Census” (PDF) (bằng tiếng Anh). Liên Hợp Quốc. tr. 26. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “정주시개요”. cybernk.net.
  3. ^ “정주군”. Encyclopedia of Korean Culture.
  4. ^ Can the 'Jasmine Revolution' Spread to N.Korea?, Chosun Ilbo, 23 February 2011

Đọc thêm

sửa
  • Dormels, Rainer. North Korea's Cities: Industrial facilities, internal structures and typification. Jimoondang, 2014. ISBN 978-89-6297-167-5

Liên kết ngoài

sửa