Chi Quạ chân đỏ (danh pháp khoa học: Pyrrhocorax) là một chi chim trong họ Corvidae.[1]

Chi Quạ chân đỏ
Quạ mỏ đỏ (Pyrrhocorax pyrrhocorax) ở Ireland.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Corvidae
Chi (genus)Pyrrhocorax
Tunstall, 1771
      Quạ mỏ vàng       Quạ mỏ đỏ       Cả hai loài
      Quạ mỏ vàng
      Quạ mỏ đỏ
      Cả hai loài
Các loài
2. Xem bài.

Phân loại

sửa

Thành viên đầu tiên của chi được Linnaeus mô tả là quạ mỏ đỏ dưới danh pháp Upupa pyrrhocorax trong sách Systema Naturae năm 1758. Chi Upupa của ông chứa các loài có mỏ cong dài và lưỡi tù ngắn. Chúng bao gồm cò quăm hói phương bắcđầu rìu, những loài chim mà hiện nay người ta biết là không có quan hệ họ hàng gì với quạ chân đỏ.[2]

Tiếng kêu của quạ núi mỏ đỏ, ghi tại Cardiganshire, Wales.

Quạ mỏ vàng được Linnaeus mô tả như là Corvus graculus trong ấn bản năm 1766 của Systema Naturae.[3] Mặc dù Corvus là chi quạ mà các họ hàng của quạ chân đỏ thuộc về, nhưng chúng là đủ khác biệt để nhà điểu học người Anh là Marmaduke Tunstall chuyển sang chi mới là Pyrrhocorax trong sách phát hành năm 1771 là Ornithologia Britannica,[4] Tên gọi của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại πύρρος (purrhos) nghĩa là "màu đỏ lửa" và κόραξ (korax) nghĩa là "quạ".[5]

Trước đây người ta cho rằng các họ hàng gần gần nhất của quạ chân đỏ là quạ điển hình (Corvus), đặc biệt là gần với quạ gáy xám (Corvus subgen. Coloeus, nay là chi Coloeus).[6]

Tuy nhiên các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử gần đây chỉ ra rằng quạ chân đỏ có quan hệ họ hàng gần với khách đuôi cờ (Temnurus temnurus) và chúng tạo thành một nhánh là chị em với phần còn lại của Corvidae.[7]

Các loài của chi Pyrrhocorax khác với Corvus ở chỗ chúng có mỏ và chân với màu sắc rực rỡ, khối xương cổ chân trơn mượt và không có vảy và các lông mũi rất ngắn và rậm.[8] Quạ chân đỏ có bộ lông màu đen thuần nhất, không có các vùng nhạt màu như ở một số loài trong chi Corvus.[8] Hai loài Pyrrhocorax cũng là vật chủ chính của 2 loài bọ chét chuyên ký sinh trên quạ chân đỏ là Frontopsylla frontalisF. laetus, thông thường không thấy ở chim dạng quạ.[9]

Các loài

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Linnaeus, C. (1758). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio decima, reformata (bằng tiếng La-tinh). Holmiae. (Laurentii Salvii). tr. 117–118. Rostrum arcuatum, convexum, subcompressum. Lingua obtusa, integerrima, triquetra, brevissima (Mỏ cong, lồi, hơi dẹp. Lưỡi tù, rất đầy, hình tam giác và rất ngắn).
  3. ^ Linnaeus, C. (1766). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio duodecima (bằng tiếng La-tinh). Holmiae. (Laurentii Salvii). tr. 158.
  4. ^ Tunstall, Marmaduke (1771). Ornithologia Britannica: seu Avium omnium Britannicarum tam terrestrium, quam aquaticarum catalogus, sermone Latino, Anglico et Gallico redditus (bằng tiếng La-tinh). London, J. Dixwell. tr. 2.
  5. ^ “Chough Pyrrhocorax pyrrhocorax [Linnaeus, 1758]”. BTOWeb BirdFacts. British Trust for Ornithology. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ Goodwin, Derek; Gillmor, Robert (1976). Crows of the world. London: British Museum (Natural History). tr. 151. ISBN 0-565-00771-8.
  7. ^ Ericson, P. G. P.; Jansen, A.-L.; Johansson, U. S.; Ekman, J. (2005). “Inter-generic relationships of the crows, jays, magpies and allied groups (Aves: Corvidae) based on nucleotide sequence data” (PDF). J. Avian Biol. 36 (3): 222–234. doi:10.1111/j.0908-8857.2001.03409.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ a b Madge, Steve; Burn, Hilary (1994). Crows and Jays: A Guide to the Crows, Jays and Magpies of the World. A & C Black. tr. 132–135. ISBN 0-7136-3999-7.
  9. ^ Rothschild, Miriam; Clay, Theresa (1953). Fleas, Flukes and Cuckoos. A study of bird parasites. London: Collins. tr. 89, 95.

Tham khảo

sửa