Chi Bán hạ (danh pháp khoa học: Pinellia) là một chi của khoảng 12 loài thực vật trong họ Ráy (Araceae), phân bổ tại khu vực Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật BảnHàn Quốc.

Pinellia
Cây bán hạ (Pinellia ternata)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Alismatales
Họ (familia)Araceae
Phân họ (subfamilia)Aroideae
Tông (tribus)Arisaemateae
Chi (genus)Pinellia
Ten., 1839

Các loài
Khoảng 12 loài. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Atherurus Blume
  • Hemicarpurus Nees

Các loài

sửa

Khác

sửa

Pinellia cochinchinensis là từ đồng nghĩa gốc của Arisaema cochinchinense.

Y học

sửa

Các rễ được chế biến của chúng, được gọi là bán hạ, là một trong những vị thuốc cơ bản của y học cổ truyền Trung Hoa để thông đờm rãi, hạ nhãn áp, chống hoặc gây nôn và giảm ho. Vị thuốc từ bán hạ có tính khô và ấm và chỉ nên sử dụng ở những người không khô và nóng (thiếu âm). Nó được sử dụng với liều lượng nhỏ (3-6 gam) trong các đơn thuốc để làm se phổi, chống nôn, trong điều trị bệnh bướu cổ hay tràng nhạc. Do rễ tươi có độc, nên người ta cần ngâm nó trong nước để loại bỏ các oxalat và các chất gây kích thích khác, hoặc là chế biến nó với gừng. Rễ chưa chế biến chỉ được dùng ngoài da trong y học Trung Hoa[2].

Thành phần: Oxalat calci, pinellin, axít oleic, axít palmitic, axít stearic, l-ephedrin hypoclorua, trigonellin, β-sistosterol, β-sistosterol glycozit, cholin, daucosterol, guanosin, citrullin, axít aspartic, argenin, 3,4-dihydroxybenzaldehyde; coniin; protoanemonin[3]

Tại một số nước châu ÂuBắc Mỹ, khi được liệt kê như là một thành phần trong phần bổ trợ để giảm cân thì "Pinellia" phải được ghi rõ là có chứa các ancaloit gốc ephedrin (C10H15NO) [4], điều này có thể là sự vi phạm các nguyên tắc ghi nhãn mác. Pinellia không được ưa chuộng tại các khu vực này như là sản phẩm chứa ephedrine để giảm cân do các vấn đề về độc tính của nó.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families
  2. ^ Dan Bensky, Steven Clavey, Erich Stoger và Andrew Gamble: Chinese Herbal Medicine: Materia Medica, Ấn bản lần thứ 3, 2004: 413-418
  3. ^ Dan Bensky, Steven Clavey, Erich Stoger và Andrew Gamble: Chinese Herbal Medicine: Materia Medica, Ấn bản lần thứ 3, 2004: 417
  4. ^ http://onhealth.webmd.com/script/main/art.asp?articlekey=56633&pf=3&page=1[liên kết hỏng]

Tham khảo

sửa