Chiến tranh Yemen lần thứ hai

(Đổi hướng từ Chiến tranh Yemen 1979)

Chiến tranh Yemen lần thứ hai (tiếng Anh: Second Yemenite War) là một cuộc xung đột quân sự ngắn giữa Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR; Bắc Yemen) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (PDRY; Nam Yemen).[1] Chiến tranh phát sinh từ rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước sau khi tổng thống Bắc Yemen Ahmad al-Ghashmi bị giết vào ngày 24 tháng 6 năm 1978, và Salim Rubai Ali, một người theo chủ nghĩa Marx ôn hòa đang đề xuất thống nhất hai miền Yemen, bị sát hại hai ngày sau đó.[2] Sự thù địch trong phát ngôn của nhóm lãnh đạo mới ở cả hai nước ngày càng leo thang, dẫn đến giao tranh biên giới quy mô nhỏ, sau đó leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện vào tháng 2 năm 1979.

Chiến tranh Yemen lần thứ hai
Một phần của Chiến tranh LạnhChiến tranh Lạnh Ả Rập

Bắc và Nam Yemen
Thời gian24 tháng 2 – 19 tháng 3 năm 1979
(3 tuần và 2 ngày)
Địa điểm
Biên giới Bắc Yemen-Nam Yemen
Kết quả
  • chiến thắng quyết định của miền Nam
  • Thỏa thuận Kuwait 1979
  • không có thay đổi lãnh thổ
  • Hai miền Yemen tái cam kết tham vọng thống nhất
Tham chiến
 Bắc Yemen
Hỗ trợ:
 Nam Yemen
Hỗ trợ:
Chỉ huy và lãnh đạo
Cộng hòa Ả Rập Yemen Ali Abdullah Saleh Abdul Fattah Ismail
Thành phần tham chiến
1 Sư đoàn Quân đội Bắc Yemen
1 Lữ đoàn phòng không
2 phi đội không quân - 18 máy bay
1 Lữ đoàn cơ giới (tham gia sau)
3 Sư đoàn Quân đội Nam Yemen
1 Trung đoàn Chiến thuật Không quân (4 phi đội MiG-21Su-22 – 32 máy bay)
Lực lượng
Tổng cộng 300.000 lính
1900 xe tăng
350 xe tăng trên chiến trường
Tổng cộng 120.000 lính
45.000 lính trên chiến trường
600 xe tăng
300 xe tăng trên chiến trường
Thương vong và tổn thất
672 lính bộ binh thiệt mạng, 1.624 tù binh
6 máy bay MiG-17 và 3 MiG-21 bị phá hủy trên bộ, 4 MiG-17 và 2 MiG-21 bị bắn rơi trong chiến đấu, 4 phi công bị bắt làm tù binh; 5 chiếc Mil Mi-17 bị phá hủy trên bộ
46 xe tăng T-34T-55 bị phá hủy
16 bệ phóng SA-3 bị phá hủy; 34 radar P-15 và 6 radar P-12 bị phá hủy
412 lính bộ binh thiệt mạng, 125 tù binh
12 xe tăng T-55 bị phá hủy
2 chiếc Su-22 bị bắn rơi trong chiến đấu.

Bắc Yemen dường như sắp thất bại quyết định sau cuộc xâm lược ba mặt trận của đội hình vũ trang tổng hợp của Nam Yemen.[3] Tuy nhiên mọi chuyện đã dừng lại sau khi các bên hòa giải thành công với Thỏa thuận Kuwait 1979. Điều này cho phép lực lượng Liên đoàn Ả Rập được triển khai đến tuần tra ở biên giới hai miền. Một thỏa thuận đoàn kết cả hai nước cũng đã được ký kết, mặc dù nó không được thi hành.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Burrowes, Robert, Middle East dilemma: the politics and economics of Arab integration, Columbia University Press, 1999, pages 187 to 210
  2. ^ Kohn, George (2013). Dictionary of Wars. Routledge. ISBN 978-1135955014.
  3. ^ Burrowes, Robert D. (2010). Historical Dictionary of Yemen. Rowman & Littlefield. tr. 190.
  4. ^ Kohn, George C. (2006). “Dictionary of Wars”. Infobase Publishing. tr. 615.