Chiến thắng kiểu Pyrros

Chiến thắng kiểu Pyrros hay Chiến thắng kiểu Pyrrhic là một thành ngữ để chỉ một thắng lợi gây ra những tổn thất khủng khiếp ở phe chiến thắng mà nó tương đương với thất bại. Một người nào đó nhận chiến thắng kiểu Pyrros cũng đã phải chịu những thiệt hại nặng nề hoặc ảnh hưởng đến sự tiến bộ lâu dài.

Danh tướng Pyrros của Hy Lạp cổ đại

Thuật ngữ này được đặt tên theo vị vua - chiến binh kiệt xuất xứ Ipiros (Hy Lạp) là Pyrros. Trong cuộc chiến tranh cùng tên, ông đánh tan tác quân La Mã trong trận đánh tại Heraclea vào năm 280 trước Công nguyên, và mất không ít cận tướng trung thành và xuất sắc hơn cả trong trận thắng này. Sau đó, ông lại một lần nữa đánh tan tác quân La Mã trong trận đánh tại Asculum vào năm 279 trước Công nguyên. Bản thân ông cũng bị thương ở tay do trúng lao. Sau chiến thắng tại Asculum, khi có ai đó tôn vinh chiến công của ông, nhà vua - do phải chịu tổn thất cực kỳ nặng nề - nên hồi đáp:[1]

Trong cả hai chiến thắng nêu trên, quân đội La Mã đều chịu thương vong nặng hơn rất nhiều so với quân Ipiros. Tuy nhiên, quân La Mã có nguồn binh lực dồi dào và những tổn thất đó không gây ảnh hưởng lớn đến nỗ lực chiến tranh của họ. Trong khi đó, một phần đáng kể các chiến binh của Pyrros đều hy sinh, mà phần lớn trong số các chiến binh trận vong này lại là các bạn hữu và tướng lĩnh hàng đầu của nhà vua. Nhà vua không thể tuyển mộ tân binh, chưa kể các đồng minh của ông cũng không thực sự đoàn kết. Cứ sau mỗi thất bại, người La Mã lại càng tiến gần hơn đến thắng lợi.[1] Cuối cùng, chỉ bốn năm sau chiến thắng tại Asculum, đội quân kiệt quệ của Pyrros đã chịu một thất bại quyết định tại Beneventum vào năm 275 trước Công nguyên, do đó cuộc chiến tranh Pyrros kết thúc với việc quân La Mã toàn thắng.[2]

Nhiều sử liệu thuật lại câu nói của vua Ipiros sau trận thắng tại Asculum là: "Sau một chiến thắng kiểu này nữa, Ta sẽ đơn thương độc mã quay về xứ Ipiros",[3] hoặc là "Nếu quân ta đánh thắng giặc La Mã thêm một trận nữa, hẳn là quân ta sẽ nhận lấy thất bại."[4]

Một vài ví dụ về "chiến thắng kiểu Pyrros"

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Plutarch, Arthur Hugh Clough, Plutarch's Lives (Volume 1 of 2), các trang 395-398.
  2. ^ Plutarch, Arthur Hugh Clough, Plutarch's Lives (Volume 1 of 2), trang 400
  3. ^ "Ne ego si iterum eodem modo uicero, sine ullo milite Epirum reuertar": Orosius, Historiarum Adversum Paganos Libri, IV, 1.15.
  4. ^ Plutarch, Life of Pyrrhus, 21:8.
  5. ^ John Frederick Charles Fuller, A Military History of the Western World: From the earliest times to the Battle of Lepanto, trang 8
  6. ^ Simon Hornblower, Antony Spawforth, Who's who in the classical world, trang 10
  7. ^ Tom Bard Jones, Ancient civilization, trang 270
  8. ^ Plutarch, Lives, translated from the original Greek: *with notes historical and critical; and a life of Plutarch, Tập 2, trang 41
  9. ^ a b Plutarch, Lives, translated from the original Greek: with notes historical and critical; and a life of Plutarch, Tập 2, các trang 221-226.
  10. ^ Ergun Mehmet Caner, Emir Fethi Caner, Christian jihad: two former Muslims look at the Crusades and killing in the name of Christ, trang 121
  11. ^ Simon Gaul, Malta Gozo & Comino, 4th, New Holland Publishers, 2007, trang 118
  12. ^ Harry Berger, Fictions of the pose: Rembrandt against the Italian Renaissance, Nhà xuất bản Đại học Stanford, 2000, trang 609
  13. ^ Philippe Levillain, The Papacy: Gaius-Proxies, trang 938
  14. ^ Anthony Esler, The Western world: a narrative history: prehistory to the present, Prentice Hall, 1997, trang 299
  15. ^ “Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha 1702”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  16. ^ Joseph Amber Barry, Passions and politics: a biography of Versailles, trang 256
  17. ^ Albert Seaton, Frederick the Great's Army, trang 29
  18. ^ S. Fischer-Fabian, Prussia's glory: the rise of a military state, trang 241
  19. ^ John Childs, Armies and warfare in Europe, 1648-1789, Nhà xuất bản Đại học Manchester ND, 1982, trang 130
  20. ^ Robert B. Asprey, Frederick the Great: the magnificent enigma.
  21. ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 455
  22. ^ Hans Delbrück, The Dawn of Modern Warfare: History of the Art of War, trang 370
  23. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 39
  24. ^ David Nicholls, Napoleon: a biographical companion, ABC-CLIO, 1999, trang 152
  25. ^ Jonathon P. Riley, Napoleon and the World War of 1813: lessons in coalition warfighting, Routledge, 2000, trang 106
  26. ^ Edith Martha Almedingen, The Emperor Alexander I, trang 147
  27. ^ Lex Renda, Running on the record: Civil War-era politics in New Hampshire, trang 111
  28. ^ Joe Wheeler, Abraham Lincoln, a man of faith and courage: stories of our most admired president, Simon and Schuster, 2008, trang 25. ISBN 1416550968.
  29. ^ Steven E. Woodworth, John R Lundberg, Alexander Mendoza, The Chickamauga Campaign, trang 102
  30. ^ Peter N. Stearns, The Oxford encyclopedia of the modern world, Tập 1, trang 121
  31. ^ Esmé Cecil Wingfield-Stratford, They that take the sword, W. Morrow & company, 1931, trang 314.
  32. ^ Georg von Rauch, A history of Soviet Russia, Praeger, 1972, trang 34

Xem thêm

sửa
  • Denson, John, The Costs of War: America's Pyrrhic Victories. Transaction Publishers (1997). ISBN 1-560-00319-7.