Chiến dịch hợp vây Colmar

Chiến dịch hợp vây Colmar (mật danh: Chiến dịch Cheerful) là một chiến dịch tấn công của quân đội Đồng Minh phương Tây nhằm vào Tập đoàn quân số 19 (Đức) ở Alsace (Pháp) thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch diễn ra từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 9 tháng 2 năm 1945, và do Cụm Tập đoàn quân số 6 Mỹ-Pháp (Tư lệnh: Trung tướng Jacob Devers) thực hiện. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng Đức co cụm ở Colmar, giải phóng hoàn toàn tỉnh Alsace và chấm dứt sự hiện diện của quân đội Đức trên bờ tây sông Rhein.[4][5] Chiến dịch kết thúc với thắng lợi lớn của quân đội Đồng Minh, họ đã loại được 80% binh lực của Tập đoàn quân số 19.[6]

Chiến dịch hợp vây Colmar
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Các lực lượng của Hoa Kỳ và Pháp liên kết với nhau tại Rouffach, tháng 2 năm 1945. Ngã ba của hai lực lượng đã chia rẽ Colmar Pocket.
Thời gian20 tháng 1 năm 19459 tháng 2 năm 1945
Địa điểm
Colmar, Alsace, Pháp
48°4′50″B 7°21′36″Đ / 48,08056°B 7,36°Đ / 48.08056; 7.36000 (Colmar)
Kết quả Chiến thắng quan trọng của phe Đồng Minh
Tham chiến
 Pháp
 Hoa Kỳ
Đức Quốc xã Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Jacob Devers
Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Jean de Lattre de Tassigny
Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Antoine Béthouart
Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Goislard de Monsabert
Hoa Kỳ Frank W. Milburn
Đức Quốc xã Johannes Blaskowitz
Đức Quốc xã Heinrich Himmler
Đức Quốc xã Siegfried Rasp
Đức Quốc xã Erich Abraham
Đức Quốc xã Max Grimmeiss
Lực lượng
Ban đầu: 5 sư đoàn bộ binh Pháp, 2 sư đoàn thiết giáp Pháp, 2 sư đoàn bộ binh Hoa Kỳ; sau được tăng viện thêm 1 sư đoàn thiết giáp Pháp, 1 sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ, 1 sư đoàn bộ binh Hoa Kỳ 7 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn sơn chiến, 1 lữ đoàn thiết giáp
Thương vong và tổn thất
Pháp: 13.390 tử trận, bị thương và mất tích[1]
Hoa Kỳ: 8.000 tử trận, bị thương và mất tích [2]
22.000–38.500[3] tử trận, bị thương và bị bắt

Trong hàng loạt trận đánh dữ dội vào tháng 11-12 năm 194, Tập đoàn quân số 1 (Pháp) và Tập đoàn quân số 7 (Mỹ) đã trục Tập đoàn quân số 19 (Đức) khỏi hầu hết tỉnh Alsace, trừ khu vực Colmar trên bờ tây sông Rhein. Quân Đức co cụm về giữ Colmar và đánh lui nhiều đợt tấn công liên quân Pháp-Mỹ tháng 12 năm 1944. Từ Colmar, quân Đức mở trận phản kích chiếm lại Alsace vào ngày 1 tháng 1 năm 1945 nhưng không thành công. Sau thất bại này của quân đội Đức, Bộ Tổng tư lệnh Đồng Minh phát lệnh cho Cụm Tập đoàn quân số 6 dùng các Quân đoàn I, II của Tập đoàn quân số 1 (Pháp) bao vây, tiêu diệt cụm cứ điểm Colmar đặng khai thông con đường vượt sông Rhein tiến vào bản thổ Đức.[7]

Cuộc tiến công mở màn của Tập đoàn quân số 1 (Pháp) vào ngày 20 tháng 1 năm 1945, nhưng thời tiết xấu cộng với sự kháng cự bền bỉ của quân đội Đức đã làm chậm đà tiến công của 2 quân đoàn Pháp và gây cho họ nhiều tổn thất. Bộ Tư lệnh Đồng Minh phải chuyển Quân đoàn XXI (Mỹ) sang đội hình Tập đoàn quân số 1 (Pháp) để trợ giúp người Pháp đánh chiếm Colmar.[8] Được tăng cường lực lượng, quân Đồng Minh tăng tốc tiến công, đánh tan các tuyến phòng ngự của địch và cắt đôi cụm cứ điểm Colmar vào ngày 5 tháng 2 năm 1945. Tình hình này buộc Tổng tư lệnh quân đội Đức ở Tây Âu - Thống chế Gerd von Rundstedt phải ra lệnh cho Tập đoàn quân số 19 tháo chạy sang bờ đông sông Rhein. Quân Đức bị thiệt hại rất lớn trên đường rút lui.[7] Đến ngày 9 tháng 2 năm 1945, Lực lượng Pháp-Mỹ cuối cùng đã hoàn thành việc thanh toán cụm cứ điểm Colmar.[9]

Bối cảnh lịch sử

sửa

Cụm đề kháng Colmar hình thành

sửa

Trên bờ tây sông Rhein, quân đội Đức đã lập một đầu cầu dài 65 km và rộng 50 km vào tháng 11 năm 1944, sau khi Cụm Tập đoàn quân số 6 (Mỹ) gồm Tập đoàn quân số 1 (Pháp) và Tập đoàn quân số 7 (Mỹ) chọc thủng trận địa quân Đức ở dãy Vosges.[10] Tập đoàn quân số 1 (Pháp) do Đại tướng Jean de Lattre de Tassigny chỉ huy đã đánh chiếm khe hở Belfort và tiêu diệt Quân đoàn Không quân IV (Đức) gần thị trấn Burnhaupt phía nam dãy Vosges. Không lâu sau, Tập đoàn quân số 1 (Pháp) áp sát sông Rhein tại khu vực phía bắc biên giới Thụy Sĩ, giữa MulhouseBasel. Cùng lúc đó, trên mạn bắc dãy Vosges, Tập đoàn quân số 7 (Mỹ) với mũi nhọn đột kích là Sư đoàn Thiết giáp số 2 (Pháp) đã chọc thủng phòng tuyến Saverne, tiến ra sông Rhein và giải phóng Strasbourg vào ngày 23 tháng 11 năm 944. Thắng lợi của các cuộc hành quân đã hất quân Đức từ khu vực phía nam Alsace về một đầu cầu hơi tròn nằm quanh thị trấn Colmar, gọi là Cái túi Colmar.

Nhìn nhận của Đức

sửa

Ngoài Normandie, những vùng đất Pháp mà quân Đức phòng vệ quyết liệt nhất là Alsace và Lorraine.

Chú thích

sửa
  1. ^ De Lattre, p. 398
  2. ^ Clarke and Smith, p. 556
  3. ^ Clarke and Smith, p. 556–557.
  4. ^ Zaloga 2012, trang 6
  5. ^ Hansen 2014, trang 77
  6. ^ Wheeler 2015, trang 404
  7. ^ a b Zabecki 1999, các trang 1426-1427.
  8. ^ Prefer 2015, các trang 237-241.
  9. ^ Pogue 1954, trang 404
  10. ^ Clarke and Smith, p. 486

Tham khảo

sửa
  • Boussard, Leon (1946). La 1re D.F.L.: épopée d'une reconquête juin 1940-mai 1945 (bằng tiếng Pháp). Bobigny (Seine): L'Imprimerie de Bobigny. OCLC 11648496.
  • Clarke, Jeffrey J; Smith, Robert Ross (1993). Riviera to the Rhine. United States Army in World War II. Washington: Center of Military History, United States Army. ISBN 0160259665.
  • Dwight David Eisenhower, Crusade in Europe, JHU Press, 06-06-1997. ISBN 080185668X.
  • Charles Whiting, The other Battle of the Bulge: Operation Northwind, Scarborough House, 25-01-1990. ISBN 0812840046.
  • Gaujac, Paul (1986). L'Armée de la Victoire (bằng tiếng Pháp). IV. Paris: Charles-Lavauzelle. ISBN 2702501443.
  • De Lattre de Tassigny, Jean (1952). The History of the French First Army. London: George Allen and Unwin. OCLC 1283474.
  • Richard David Wissolik, Katie Killen, They Say There Was A War, SVC Northern Appalachian Studies, 01-05-2005. ISBN 1885851510.
  • Frank C. Roberts, Obituaries from the Times, 1951-1960: including an index to all obituaries and tributes appearing in the Times during the years 1951-1960, Newspaper Archive Developments, 1979. ISBN 0903713969.
  • Steven D Mercatante, Why Germany Nearly Won: A New History of the Second World War in Europe, ABC-CLIO, 2012. ISBN 0313395926.
  • Marshall Cavendish, Marshall Cavendish Corporation (COR), Terror and Triumph, Marshall Cavendish, 01-09-2010. ISBN 0761449493.
  • Georges Blond, The death of Hitler's Germany, Macmillan, 1954.
  • Weigley, Russell F (1981) [1974]. Eisenhower's lieutenants: the campaign of France and Germany, 1944-1945. Bloomington: Đại học Indiana Press. ISBN 0253133335.
  • Williams, Mary H. (compiler) (1994) [1960]. Chronology 1941 - 1945. United States Army in World War II. Washington: Center of Military History, U.S. Army.