Chiến dịch Tôi Đồng Ý
Chiến dịch Tôi Đồng Ý – I do là một chiến dịch truyền thông xã hội được khởi xướng bởi Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm ICS nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người Việt Nam với hôn nhân cùng giới tại nước này. Chiến dịch đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013 trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam khóa XIII đưa vấn đề hôn nhân cùng giới ra thảo luận.
Thông tin | |
---|---|
Thời gian | 27 tháng 10 năm 2013 - nay |
Thành lập | |
Mục tiêu | |
Trong Chiến dịch Tôi Đồng Ý 2022 với mục tiêu kéo dài đến năm 2030, mục tiêu của Chiến dịch được cho là vận động Quốc hội Việt Nam sửa đổi Luật Hôn nhân & Gia đình 2014, tiến tới hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại Việt Nam trong nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam khóa XVI.
Các chiến dịch
sửaChiến dịch Tôi Đồng Ý 2013
sửaTrong bối cảnh, theo ICS, 2.000 người đồng tính nam và đồng tính nữ được hỏi thì có 71% người mong muốn pháp luật cho phép họ kết hôn với 25% mong muốn được đăng ký sống chung.[1] Đồng thời, trong kỳ họp Quốc hội khóa XIII năm 2013 Quốc hội Việt Nam mong muốn đưa vấn đề hôn nhân cùng giới ra thảo luận thì chiến dịch Tôi Đồng Ý đã lần đầu tiên được phát động trực tuyến từ ngày 13 đến ngày 27 tháng 10 năm 2013 bởi các nhóm, tổ chức ủng hộ hôn nhân cùng giới tại Việt Nam.[2] Trong 3 ngày đầu tiên phát động, trang Facebook chính thức của chiến dịch đã có hơn 8.500 lượt thích.[3]
Trong ngày hội Tôi Đồng Ý được diễn ra vào cuối tháng 10 tại Hà Nội, nữ ca sĩ Thu Minh đã đưa ra tuyên bố ủng hộ Chiến dịch và trở thành nghệ sĩ đầu tiên công khai ủng hộ chiến dịch. Nữ ca sĩ chia sẻ thêm, "Bình đẳng trong cuộc sống này là điều mà các bạn xứng đáng được có".[4] Ngày hội đã thu hút 2.000 người tham dự và tổng số chữ ký điện tử mà Chiến dịch thu thập được là 47.000 chữ ký nhằm kêu gọi hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại Việt Nam.[5][6]
Kết thúc chiến dịch, bắt đầu từ ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam chính thức bãi bỏ luật cấm kết hôn cùng giới.[7] Tuy nhiên, trong điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam vẫn quy định rõ, "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính".[8] Đồng thời, tổng cộng 80.000 người đã theo dõi trang Facebook chính thức của chiến dịch, 12.000 chữ ký được gửi đến Quốc hội Việt Nam, 5.000 bức ảnh và 200 video đã được đăng tải ủng hộ chiến dịch.[9]
Chiến dịch "Hôn nhân không khuôn mẫu" 2022
sửaĐến ngày 10 tháng 8 năm 2022, chiến dịch Tôi Đồng Ý được khởi động trở lại với chủ đề "Hôn nhân không khuôn mẫu" do iSEE cùng trung tâm ICS phối hợp thực hiện.[10] Chiến dịch được diễn ra ngay sau một tuần từ khi Bộ Y Tế Việt Nam ra công văn yêu cầu chấn chỉnh bảo vệ việc khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.[10][11] Tiếp tục như chiến dịch Tôi Đồng Ý năm 2013, chiến dịch năm 2022 vẫn tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ với hôn nhân đồng giới với mục tiêu thu thập 250.000 chữ ký qua internet cùng 18 nghệ sĩ, nhà báo tại Việt Nam trong vai trò đại sứ truyền thông.[12][13] 17 đại sứ truyền thông được nhắc đến bao gồm Hana Giang Anh, Hồng Ánh, CeCe Trương, Diệp Chi, Đặng Hoàng Giang, Võ Điền Gia Huy, Ngọc Lan, Trương Anh Ngọc, Tâm Bùi, Mâu Thủy, NSND Bạch Tuyết, Hoàng Anh Tú, Cẩm Vân - Khắc Triệu, Khánh Vân, Vinh Gấu, Phương Vy và NSND Kim Xuân. Đồng thời, trong chiến dịch năm 2022 sẽ còn tổ chức hội thảo cùng sinh viên tại 10 trường đại học ở Việt Nam và ra mắt quyển sách đầu tiên về đề tài hôn nhân cùng giới.[9] Theo phía Ban tổ chức, chỉ trong 72 giờ kể từ khi mở cổng ký tên online thì hơn 250.000 chữ ký ủng hộ đã được gửi về.[13] Sau 3 ngày công bố, chiến dịch tuyên bố đã nhận được khoảng 1.000.000 chữ ký online.[14] Tuy nhiên ít ngày sau, ban tổ chức thông báo rằng website ký tên bị hacker tấn công khiến số chữ ký online tăng đột biến, vì vậy ban tổ chức yêu cầu người tham gia xác minh chữ ký bằng cách gửi xác nhận qua email.[15]
Đến ngày 7 tháng 11 năm 2023, Tôi Đồng Ý nhận được hơn 44.803 chữ ký ủng hộ. Đồng thời buổi lễ kỷ niệm 10 năm chặng đường của Tôi Đồng Ý cũng đã được Viện iSEE và Trung tâm ICS tổ chức công khai trong tháng 11. Tại sự kiện iSEE cũng đã trích dẫn lại các khảo sát của mình được công bố vào năm 2020, với 62,9% người cùng giới tại Việt Nam mong muốn có con chung trong tương lai nhằm vận động hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và các vấnd dề có liên quan. Một bộ phim ngắn có tên "Hôn nhân vô hình" cũng đã được phát hành trong sự kiện.[16][17]
Chiến dịch "Love is love" 2024
sửaTheo trong Chiến lược hoạch định của Ban tổ chức Chiến dịch, mục tiêu của chiến dịch sẽ trọng điểm rơi vào giai đoạn 2026–2030 thông qua việc vận động Quốc hội Việt Nam sửa đổi Luật Hôn nhân & Gia đình 2014, tiến hành hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại Việt Nam trong nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam khóa XVI. Dẫn đầu chiến dịch là Viện iSEE và Trung tâm ICS.[18]
Chú thích
sửa- ^ Phan Dương (13 tháng 7 năm 2012). “Cửa cho hôn nhân đồng tính vẫn còn khép chặt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Ly cà phê thứ bảy: Tôi đồng ý”. Viện ISEE. 23 tháng 7 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Thế Đan (17 tháng 10 năm 2013). “Chiến dịch 'I do' ủng hộ hôn nhân đồng giới”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Minh Đô (29 tháng 10 năm 2013). “Thu Minh cùng ông xã tích cực ủng hộ hôn nhân đồng giới”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Tâm Lụa (28 tháng 10 năm 2013). “Hơn 2.000 người ủng hộ hôn nhân đồng giới”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Quỳnh Trang (27 tháng 10 năm 2013). “Hàng nghìn bạn trẻ ủng hộ LGBT nói "Tôi đồng ý"”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Một Thế Giới (13 tháng 11 năm 2013). “Chính thức cho phép tổ chức đám cưới đồng tính”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13 mới nhất”. Thư viện pháp luật. 19 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b Lê Nam (11 tháng 8 năm 2022). “Chiến dịch ủng hộ hôn nhân đồng giới ở Việt Nam quay trở lại sau 10 năm”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b “Cộng đồng LGBT tái khởi động chiến dịch "Tôi đồng ý"”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 10 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ T.G (8 tháng 8 năm 2022). “Bộ Y tế: Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Nhiều nghệ sĩ tham gia chiến dịch ủng hộ hôn nhân cùng giới Tôi đồng ý”. Người Đô Thị. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b Cao An Biên (24 tháng 8 năm 2022). “'Tôi Đồng Ý' của cộng đồng LGBT nhận được nhiều chữ ký: 'Vì sao cha mẹ, tôi ký tên…?'”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Kết quả sau 72 giờ của chúng ta”. Tôi đồng ý. 13 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Tôi Đồng Ý”. www.facebook.com. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
- ^ Hoàng Giang (7 tháng 11 năm 2023). “Hơn 40.000 chữ ký 'Tôi đồng ý' ủng hộ hợp thức hóa hôn nhân cùng giới”. Tiếng chuông. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2023.
- ^ “10 năm rực rỡ của "Tôi Đồng Ý"”. Viện iSEE. 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Điều khoản Tham chiếu Tuyển dụng Chiến dịch Tôi Đồng Ý”. Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường. 28 tháng 4 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)