Chiêu Đức Hoàng hậu (Đường Đức Tông)
Chiêu Đức Hoàng hậu (chữ Hán: 昭德皇后, ? - 3 tháng 12, năm 786[1]), là Hoàng hậu duy nhất của Đường Đức Tông Lý Quát và là thân mẫu của Đường Thuận Tông Lý Tụng của nhà Đường.
Chiêu Đức Hoàng hậu 昭德皇后 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Đường Đức Tông Hoàng hậu | |||||
Hoàng hậu Đại Đường | |||||
Tại vị | 3 tháng 12, năm 786 (1 ngày) | ||||
Tiền nhiệm | Túc Tông Trương hoàng hậu | ||||
Kế nhiệm | Tuyên Mục Hà hoàng hậu | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | ? | ||||
Mất | 3 tháng 12, năm 786 Lưỡng Nghi điện, Trường An | ||||
An táng | Sùng lăng (崇陵) | ||||
Phối ngẫu | Đường Đức Tông Lý Quát | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Thân phụ | Vương Ngộ | ||||
Thân mẫu | Trịnh phu nhân |
Trong lịch sử triều Đường, bà là vị Hoàng hậu tại vị ngắn nhất, chỉ sau 1-3 ngày liền qua đời. Sau khi bà mất, nhà Đường gần 1 thế kỷ sau mới sách lập chính cung Hoàng hậu.
Tiểu sử
sửaChiêu Đức hoàng hậu Vương thị xuất thân nhà quan. Cha bà là Vương Ngộ (王遇), giữ chức Bí thư Giám (秘書監). Mẹ là Trịnh thị (郑氏), được truy tặng Thành Quốc phu nhân. Bà có người huynh đệ là Vương Quả (王果)[2]. Khi Lý Quát vẫn còn là Phụng Tiết quận vương dưới thời tằng tổ phụ là Đường Huyền Tông Lý Long Cơ và tổ phụ là Đường Túc Tông Lý Hanh, Vương thị nhập phủ làm thiếp cho Quận vương.
Năm Thượng Nguyên thứ 2 (761), Vương thị hạ sinh cho Phụng Tiết quận vương Lý Quát con trai trưởng Lý Tụng nên rất được sủng ái, gọi là "Đặc thừa sủng dị" (特承宠异) hoặc "Vưu kiến sủng lễ" (尤见宠礼)[3]. Năm Bảo Ứng nguyên niên (762), bà tiếp tục hạ sinh trưởng nữ cho Lý Quát, tức Đường An công chúa (唐安公主).
Năm Đại Lịch thứ 14 (779), Lý Quát lên ngôi Hoàng đế, tức Đường Đức Tông, Vương thị được sách phong làm Thục phi (淑妃), địa vị cao thứ 2 trong hậu cung chỉ sau Hoàng hậu[4]. Con trai Vương Thục phi là Lý Tụng được lập làm Thái tử. Bên cạnh đó, Đức Tông truy phong cha của Thục phi, tức Vương Ngộ làm Dương châu Đô đốc, phong anh bà chức Tư mã Mi Châu[2].
Hoàng hậu đại Đường
sửaTại vị ngắn ngủi
sửaNăm Kiến Trung thứ 4 (783), hoàng tộc nhà Đường rời khỏi Trường An tránh bạo loạn, binh biến bởi quân nổi dậy Kinh Nguyên (涇原)[5] đòi ly khai với triều đình. Vương Thục phi mang ngọc tỷ truyền quốc cùng Đường Đức Tông lẩn trốn đến Phụng Thiên (奉天; nay là Hàm Dương, Thiểm Tây)[6]. Trong lần chạy nạn này, con gái bà là Đường An công chúa bỏ mạng dọc đường. Năm Hưng Nguyên nguyên niên (784), Vương Thục phi cùng Đức Tông quay về thành Trường An.
Năm Trinh Nguyên thứ 2 (786), Vương Thục phi lâm trọng bệnh. Ngày 3 tháng 12, Đức Tông lập bà thành Hoàng hậu. Tuy nhiên 1-3 ngày sau, Vương Hoàng hậu giá băng tại Lưỡng Nghi điện (兩儀殿), không rõ bao nhiêu tuổi. Về thời điểm bà mất có nhiều mâu thuẫn, Tư trị thông giám và Tân Đường thư ghi rằng:"Tháng 11, Giáp Ngọ, lập Thục phi làm Hoàng hậu. Ngày Đinh Dậu, Hoàng hậu băng", tức là khoảng 3 ngày sau khi sách lập thì bà băng thệ. Tuy nhiên, Cựu Đường thư - mục Đức Tông bản kỷ và Hậu phi liệt truyện - Đức Tông Chiêu Đức hoàng hậu Vương thị lại ghi:"Tháng 11, ngày Giáp Ngọ, lập Thục phi Vương thị làm Hoàng hậu. Cùng ngày, băng ở Lưỡng Nghi điện". Điều này ở sách Tân Đường thư, mục Hậu phi truyện cũng ghi chép tương tự, cho thấy có mâu thuẫn. Thời gian bà được lập Hoàng hậu, rất có thể là cùng ngày bà mất, tức ngày Giáp Ngọ (3 tháng 12 dương lịch).
Chiêu Đức Hoàng hậu
sửaĐức Tông truy tặng thụy hiệu cho bà là Chiêu Đức hoàng hậu (昭德皇后)[1][7], văn võ bá quan mặc phục tang 3 ngày. Đức Tông đối với lễ truy thụy của Vương hoàng hậu vô cùng trịnh trọng, quan đại thần Lý Thư khi soạn sách văn gọi bà là [Đại Hành hoàng hậu] liền cảm thấy không thỏa đáng, Ngô Thông Huyền sửa thành [Tư hậu Vương thị] cũng không phù hợp. Cuối cùng, ông chiếu theo cách gọi [Hoàng hậu Trưởng Tôn thị] từ sách văn của Trưởng Tôn hoàng hậu khi trước, ghi chữ [Hoàng hậu Vương thị] trong sách văn của Vương Hoàng hậu, lúc này Đức Tông mới vừa lòng[8]. Lúc đầu, Vương Hoàng hậu được an táng vào một lăng mộ riêng biệt là Tĩnh lăng (靖陵). Sau khi Đức Tông băng hà năm 805, lăng mộ Vương Hoàng hậu mới di chuyển và hợp táng ở Sùng lăng (崇陵)[9].
Sau khi bà mất, phải đến hơn 1 thế kỷ sau đó, nhà Đường mới có một Hoàng hậu thật sự được sắc phong khi còn sống, đó là Tích Thiện Hà hoàng hậu[10] của Đường Chiêu Tông Lý Diệp. Trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ đó, các triều đại chỉ có các phi tần được phong Hoàng thái hậu khi còn sống và truy thụy Hoàng hậu khi đã qua đời, chứ không có Hoàng hậu danh chính ngôn thuận được sách phong khi còn sống[2].
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b “中 曆 日 序”.
- ^ a b c Cựu Đường Thư, vol. 52 Lưu trữ 2008-09-21 tại Wayback Machine.
- ^ Cả hai phần tiểu sử của Vương hoàng hậu trong Cựu Đường Thư và Tân Đường thư chỉ ra rằng bà trở thành Vương phi của Lý Thích lúc ông là Lỗ vương. Xem Cựu Đường Thư, quyển 52 và Tân Đường thư, vol. 77 Lưu trữ 2009-02-02 tại Wayback Machine. Tuy nhiên, Lý Thích chỉ làm Lỗ Vương một khoảng thời gian ngắn vào năm 762. Điều này không hợp lý vì bà hạ sinh Lý Tụng năm 761. Xem Tư trị thông giám, quyển 222.
- ^ Cựu Đường Thư, vol. 51 Lưu trữ 2008-10-18 tại Wayback Machine.
- ^ Nay là Bình Lương, Cam Túc
- ^ Tư trị thông giám, quyển 228.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 232.
- ^ 《旧唐书卷五十二 列传第二◎后妃下》: 初,令兵部侍郎李纾撰谥册,文既进,帝以纾文谓皇后曰"大行皇后"非礼,留中不出。诏翰林学士吴通玄为之,通玄又云"咨后王氏",议者亦以为非。知礼者以贞观中岑文本撰文德皇后谥册曰"皇后长孙氏",斯得之矣。
- ^ Tân Đường thư, vol. 77 Lưu trữ 2009-02-02 tại Wayback Machine: 德宗昭德皇后王氏,本仕家,失其谱系。帝为鲁王时纳为嫔,生顺宗,尤见宠礼。既即位,册号淑妃,赠其父遇扬州大都督,子姓姻出悉得官。贞元三年,妃久疾,帝念之,遂立为皇后。册礼方讫而后崩,群臣大临三日,帝七日释服。将葬,后母郕国郑夫人请设奠,有诏祭物无用寓,欲祭听之。于是宗室王、大臣李晟浑瑊等皆祭,自发涂日日奠,终发引乃止。葬靖陵,置令丞如它陵台。立庙,奏《坤元之舞》。敕宰相张延赏、柳浑等制乐曲,帝嫌文不工;李纾上谥册曰"大行皇后",帝又谓不典。并诏翰林学士吴通玄改撰,册曰"咨后王氏"。然议者谓岑文本所上文德皇后册言"皇后长孙氏"为得礼。永贞元年,改祔崇陵。
- ^ Hà hoàng hậu chính là hoàng hậu cuối cùng của nhà Đường