Cheilinus trilobatus
Cheilinus trilobatus là một loài cá biển thuộc chi Cheilinus trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Cheilinus trilobatus | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Labriformes |
Họ (familia) | Labridae |
Chi (genus) | Cheilinus |
Loài (species) | C. trilobatus |
Danh pháp hai phần | |
Cheilinus trilobatus Lacépède, 1801 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Danh sách
|
Từ nguyên
sửaTừ định danh trilobatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh, tri ("ba") và lobatus ("có thùy"), hàm ý đề cập đến hai thùy đuôi ở rìa trên và dưới của vây đuôi, và phần giữa được bo tròn (cũng được tính là thùy thứ ba).[2]
Phạm vi phân bố và môi trường sống
sửaTừ bờ biển Đông Phi, C. trilobatus được phân bố rộng khắp các vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến Tuamotu, ở phía đông; phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), xa về phía nam đến Nouvelle-Calédonie, rạn san hô Great Barrier và hai bờ tây-đông Úc.[1][3]
Ở Việt Nam, loài này được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam),[4] vịnh Vân Phong[5] và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), đảo Phú Quốc,[6] bờ biển Ninh Thuận,[7] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[8][9] quần đảo Nam Du (Kiên Giang),[10] Côn Đảo,[11] cũng như tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[12]
C. trilobatus sống trên rạn viền bờ và trong đầm phá, thường thấy ở những nơi có nhiều san hô ở độ sâu đến ít nhất là 30 m; cá con có thể được tìm thấy trong thảm tảo hay cỏ biển.[1]
Mô tả
sửaChiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. trilobatus là 45 cm.[3] Chúng có bộ hàm rất chắc, mỗi hàm có hai răng nanh nằm ở phía trước.[13]
Loài này có thể nhanh chóng chuyển đổi màu sắc cơ thể tùy thuộc vào môi trường xung quanh, thường bắt gặp với các tông màu nâu xanh lục lốm đốm các vệt đỏ và tím. Vùng đầu có nhiều chấm đỏ, các vạch ngắn cùng màu tập trung quanh mắt. Vảy cá hai bên thân cũng có các vạch dọc màu đỏ nhưng dài hơn. Vây đuôi cá đực trưởng thành đặc biệt có đến ba thùy và được viền đỏ 3 rìa sau, trong khi vây đuôi cá cái được bo tròn. Cá con và cá cái đang lớn có 3–4 đốm đen nổi bật ở hai bên thân, cũng như xuất hiện thêm các dải màu sẫm trên cơ thể.[13][14]
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 12; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[13]
Sinh thái học
sửaThức ăn của C. trilobatus là các loài thủy sinh không xương sống có vỏ cứng, bao gồm động vật thân mềm, động vật giáp xác và cầu gai nhờ sở hữu bộ hàm chắc khỏe, đôi khi chúng cũng ăn cả những loài cá nhỏ hơn.[1]
Thương mại
sửaC. trilobatus được xem là một loài hải sản, và nhiều khi cũng được nuôi làm cá cảnh ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố của chúng.[1]
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e Allen, G. R.; Kwok Ho, S.; Min, L.; Sadovy, Y. J. (2010). “Cheilinus trilobatus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T154623A4590807. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T154623A4590807.en. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
- ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cheilinus trilobatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
- ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
- ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Mai Xuân Đạt; Phan Thị Kim Hồng (2017). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trong hệ sinh thái vùng triều khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 17 (4A): 177–187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
- ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Capuli, Estelita Emily; Luna, Susan M. (biên tập). “Cheilinus trilobatus Lacepède, 1801”. FishBase. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- ^ a b c M. W. Westneat (2001). “Labridae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3415. ISBN 978-9251045893.
- ^ Bray, D. J. (2021). “Tripletail Maori Wrasse, Cheilinus trilobatus Lacépède 1801”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.