Tiếng Chavacano

(Đổi hướng từ Chavacano)

Tiếng Chavacano hay Tiếng Chabacano, là một tiếng bồi trên cơ sở tiếng Tây Ban Nha được nói tại Philippines. Từ "Chavacano" xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha "chabacano" có nghĩa là "khiếu thẩm mỹ kém" hay "thiếu thẩm mỹ", "tầm thường", "hạng kém", "tồi tàn" hoặc "thô tục". Ngôn ngữ này được phát triển tại Thành phố Cavite, TernateErmita, và cũng được phát triển từ từ "chavano" được người dân Zamboanga tạo ra. Có 6 biến thể khác nhau được phát triển là: tiếng ZamboangueñoThành phố Zamboanga, tiếng DavaeñoDavao, tiếng TernateñoTernate, tiếng CaviteñoThành phố Cavite, tiếng CotabateñoThành phố Cotabatotiếng ErmiteñoErmita

Philippine Creole Spanish
Chavacano hay Chabacano
Sử dụng tại Philippines
Khu vựcThành phố Zamboanga, Zamboanga del Norte, Zamboanga Sibugay, Zamboanga del Sur, Basilan, Cavite City, Ternate, Cavite, Cotabato, Davao, Jolo, Tawi-Tawi, Semporna tại Sabah, Malaysia, người Philippines hải ngoại.
Tổng số người nói2.500.000; ngôn ngữ bản địa lớn thứ 7 tại Philippines[1]
Phân loạiCreole language
Hệ chữ viếtChữ cái Latinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Không, được công nhận là ngôn ngữ cấp địa phương tại Philippines; được công nhận là ngôn ngữ thiểu số tại Malaysia
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1none
ISO 639-2crp
ISO 639-3cbk

Lịch sử

sửa

Tiếng Chavacano là ngôn ngữ bồi trên cơ sở tiếng Tây Ban Nha duy nhất tại Châu Á. Ngôn ngữ này đã tồn tại hơn 400 năm và là một trong các ngôn ngữ bồi lâu đời nhất trên thế giới. Đây là ngôn ngữ duy nhất được phát triển tại Philippines mà không thuộc Ngữ hệ Nam Đảo.

Nhân khẩu

sửa

Nơi có nhiều người sử dụng tiếng Chavacano nhất là Thành phố Zamboanga và tỉnh đảo Basilan. Một số ít người nói tiếng Chavacano cũng hiện diện ở Thành phố CaviteTernate. Tiếng Chavacano là ngôn ngữ chính của Thành phố Zamboanga và phương ngữ Zamboanguaño cũng là phương ngữ được sử dụng nhiều nhất của ngôn ngữ này, dân số của thành phố này được cho là trên một triệu người.

Những người sử dụng tiếng Chavacano cũng hiện diện ở thành phố Semporna ở bờ biển phía đông bang Sabah, Malaysia vì khu vực bắc Borneo khá gần gũi với Quần đảo SuluBán đảo Zamboanga và khu vực đó từng nằm dưới quyền kiểm soát của Philippines thuộc Tây Ban Nha cho đến thế kỷ 19.

Chú thích

sửa
  1. ^ Philippine Census, 2000. Table 11. Household Population by Ethnicity, Sex and Region: 2000

Liên kết ngoài

sửa