Charles Willson Peale (15 tháng 4 năm 1741 - 22 tháng 2 năm 1827) là một họa sĩ, quân nhân, nhà khoa học, nhà phát minh, chính trị gia, và nhà tự nhiên học người Mỹ. Peale được biết đến qua những bức tranh chân dung của ông vẽ các nhân vật lãnh đạo cuộc Cách mạng Hoa Kỳ cũng như là người thành lập một trong những viện bảo tàng đầu tiên tại Hoa Kỳ.

Charles Willson Peale
Charles Willson Peale (1741–1827)
chân dung tự họa k.1782–85
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1741-04-15)15 tháng 4, 1741
Nơi sinh
Chester, Tỉnh Maryland, British America
Mất
Ngày mất
22 tháng 2, 1827(1827-02-22) (85 tuổi)
Nơi mất
Philadelphia, Pennsylvania, United States of America
An nghỉSaint Peter's Episcopal Churchyard, Philadelphia
Giới tínhnam
Quốc tịchMỹ
Gia đình
Bố
Charles Peale
Mẹ
Margaret Triggs Peale
Anh chị em
James Peale, St. George Peale, Margaret Jane Peale Ramsey, Elizabeth Digby Peale Polk
Hôn nhân
Rachel Brewer Peale, Elizabeth DePeyster Peale, Hannah Moore Peale
Con cái
Eleanor Peale, Margaret Bordley Peale, Raphaelle Peale, Angelica Kauffmann Peale Robinson, Rembrandt Peale, Titian Peale, Rubens Peale, Sophonisba Angusciola Peale Sellers, Franklin Peale, Charles Linnaeus Peale, Elizabeth DePeyster Peale Patterson, Sybilla Miriam Peale Summers
Học sinhJeremiah Paul
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Thể loạichân dung
Có tác phẩm trongViện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Thyssen-Bornemisza Museum, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Peale Museum, Independence National Historical Park, Học viện Mỹ thuật Pennsylvania, Fine Arts Museums of San Francisco, Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, Phòng trưng bày chân dung quốc gia, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, National Portrait Gallery, Museum of Fine Arts, Houston, Princeton University Art Museum, Virginia Museum of Fine Arts, Worcester Art Museum, Corcoran Gallery of Art, Cincinnati Art Museum, Yale University Art Gallery, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Bảo tàng Thiết kế Trường Rhode Island, Viện nghệ thuật Detroit, Crystal Bridges Museum of American Art, Dallas Museum of Art, Gilcrease Museum, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, The New York Historical, Trung tâm Nghệ thuật Anh Yale, Reynolda House Museum of American Art, Fogg Museum, Winterthur Museum, Garden and Library, New Britain Museum of American Art, Dayton Art Institute, San Antonio Museum of Art, Bảo tàng Khoa học, Luân Đôn, Bảo tàng Brooklyn, Mead Art Museum, Maryland Center for History and Culture
Chân dung tự họa của Peale (k. 1791) tại Phòng trưng bày Chân dung Quốc giaWashington, D.C.

Đầu đời

sửa

Peale sinh năm 1741 tại một vùng đất mà ngày nay nằm giữ thị trấn Queenstown và Centreville thuộc Quận Queen Anna, bang Maryland[1]. Ông là con trai của Charles Peale và vợ là bà Margaret. Ông còn có một người em trai cũng làm nghề họa sĩ tên James Peale (1749-1831). Đồng thời, Peale cũng là anh vợ của Nathaniel Ramsey, một đại biểu của Quốc hội Hợp bang.

Năm 14 tuổi, Peale tìm thấy hứng thú với công việc làm yên ngựa, và khi lớn lên, ông đã tự mở cho mình một cửa tiệm sản xuất yên [2]. Cũng trong khoảng thời gian này, ông tham gia một tổ chức mang tên Sons of Liberty[3] nhằm đòi quyền lợi cho các thực dân Châu Âu ở Bắc Mỹ và chống đối các luật thuế của Anh Quốc. Sau một thời gian, ông thất bại trong việc kinh doanh yên ngựa của mình và phải chuyển sang nghề sửa đồng hồ và gia công kim loại, nhưng cuối cùng Peale đều không mấy thành công trong cả hai công việc này. Sau những thất bại đó, Peale bắt đầu đến với nghề họa sĩ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Maryland Historical Markers: Birthplace of Charles Willson Peale”. Maryland Historical Trust. Maryland Historical Society. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ Barratt, Carrie Rebora, and Lori Zabar (2010). American Portrait Miniatures in the Metropolitan Museum of Art. New York: Metropolitan Museum of Art. p. 34. ISBN 1588393577.
  3. ^ Jennifer Courtney & Courtney Sanford: "Marvelous To Behold" Classical Conversations (2018)