Anouvong
Anouvong (tiếng Lào: ເຈົ້າອານຸວົງສ໌, tiếng Thái: เจ้าอนุวงศ์, 1767-1829), hoặc Chao Anouvong, Chao Anou, hay Chaiya-Xethathirath III, sử nhà Nguyễn gọi là A Nỗ (阿弩), là vị vua cuối cùng của vương quốc Viêng Chăn[1] (vương quốc kế thừa Lan Xang) tại Viêng Chăn, trị vì giai đoạn 1805-1828.
Chaiya-Xethathirath III | |
---|---|
vua Viêng Chăn | |
Vua Viêng Chăn | |
Tại vị | 7 tháng 2 năm 1805 – 12 tháng 11 năm 1828 |
Tiền nhiệm | Inthavong |
Kế nhiệm | không |
Thông tin chung | |
Sinh | 1767 Viêng Chăn, Lan Xang |
Mất | 1829 Bangkok, Xiêm |
Tước hiệu | Somdet Paramanadha Parama Bupati Somdet Brhat Pen Chao Singhadhamuraja |
Thân phụ | Ong Bun |
Thân mẫu | Phranang Kamphong |
Tiểu sử
sửaAnouvong, sinh năm 1767 tại kinh đô Viêng Chăn, là con trai thứ tư của vua Bunsan (Ong Bun), và là em trai của các vua Viêng Chăn khác là: Nanthasen và Intharavong Setthathirath III. Khi vua cha bị người Xiêm lật đổ năm 1779, ông và các anh bị bắt làm tù binh ở Xiêm.
Giai đoạn 1780-1795, Anouvong sống lưu vong ở Bangkok như một con tin. Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1795, Anouvong được vua Xiêm bổ nhiệm làm Phó vương của vương quốc Viêng Chăn với tước hiệu là Somdetch Brhat Chao Maha Uparaja, trợ giúp cho vua anh là Intharavong Setthathirath III.
Đăng quang
sửaNăm 1805, Anouvong lên ngôi sau khi Intharavong Setthathirath III băng hà, hiệu là Xaiya Setthathirath IV. Là quốc vương Vạn Tượng, ông chọn làm đồng minh của người Xiêm trong cuộc chiến tranh chống lại Miến Điện.
Năm 1816, Anouvong còn cho trùng tu và tạc bức tượng Phật ngọc mới để vào chùa Phra Keo.
Năm 1819, sau khi dẹp loạn ở Champasak, Anouvong đưa con trai mình là Ratxabout (Nyo) làm vương đất Champasak.
Năm 1832, Anouvong đã gặp gỡ sứ giả Anh quốc là John Crawfurd ở Băng Cốc. Có lẽ đâu là lần ngoại giao đầu tiên của quân chủ Lào với nước Anh.[2]
Năm 1824, ông cũng cho xây chùa Wat Sisaket.
Tuy nhiên, vì cho là Xiêm triều không tuyên dương những võ công của ông, vào giai đoạn 1826-1828, Anouvong nổi dậy chống lại Xiêm với mong muốn giành độc lập hoàn toàn.
Theo Đại Nam thực lục:
Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8 [1827],Nước Vạn Tượng cùng nước Xiêm động binh đánh nhau. Trước là Quốc trưởng Vạn Tượng là A Nỗ gả con gái cho vua nước Xiêm đẻ con là Sâm Ma Yết. Vua Xiêm lại lấy người trong nước, đẻ con là Thôn ỷ Phá. ỷ Phá đã lớn, mưu cướp ngôi trưởng, giết Sâm Ma Yết đi. Vua Xiêm không ngăn cấm. A Nỗ lấy cớ ấy oán vua Xiêm, đem quân đánh lấy thành Cổ Lạc, giết binh Xiêm hơn 500 người. Vua Xiêm giận, sai Xá Chiêu Oan Na (tên vua thứ hai nước Xiêm) đem tướng sĩ vài vạn đi đánh Vạn Tượng. Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt trước được tin báo ngoài biên, đem việc tâu lên. Vua thấy thượng đạo Cam Lộ thông với nước Xiêm, sai Quản đạo Tống Văn Uyển đến ngay chỗ biên giới dò hỏi việc ấy, dặn sau có việc biên khẩn cấp cần báo ngay thì cho được làm tờ tâu đệ thẳng.
Tháng 2 năm 1827, Anouvong dấy binh kéo sang đánh Korat (nay là Nakhon Ratchasima, tỉnh Nakhon Ratchasima, Thái Lan), vì cho rằng người Anh ở Miến Điện cũng sẽ mở cuộc tấn công xâm chiếm Xiêm. Triều đình Xiêm cho rằng Anouvong phản trắc, bội bạc nên vua Thái Rama III đã ra lệnh vây hãm thành Viêng Chăn của Anouvong. Viêng Chăn sau đó thất thủ.
Bại trận
sửaAnouvong thua phải rút khỏi Viêng Chăn chạy đến trú ẩn ở Lakhon (nay là Nakhon Phanom Thái Lan), sau đó chạy sang Mahaxay-Koongkeo (nay là Mahaxay tỉnh Khăm Muộn Lào) vào tháng 6 năm 1827. Sau đó với sự giúp đỡ của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam), Anouvong mở cuộc phản công đánh quân Xiêm ở Lakhon nhưng cũng lại thua.
Ngày 29 tháng tháng 9 năm 1827, Anouvong phải đưa vương tôn quốc thích chạy sang lưu vong ở Vinh, Nghệ An bên Việt Nam. Quyết phục thù Anouvong lại mộ binh về đánh quân Xiêm lần nữa.
Quân Xiêm do Chao Phraya Bodin Decha chỉ huy triệt hạ và phá hủy hoàn toàn Viêng Chăn và chỉ còn sót lại mỗi ngôi chùa Wat Si Saket. Người dân Vạn Tượng bị bắt di chuyển sang hữu ngạn sông Mê Kông, tức là vùng Đông Bắc Thái Lan ngày nay[3].
Ngày 19 tháng 12 năm 1828, khi qua đất Muang Phuan (tức Trấn Ninh, nay là Xiêng Khoảng), thì Anouvong bị Chao Noi (Chiêu Nội), tù trưởng Trấn Ninh (cũng là con rể của Anouvong), bắt và giao nộp cho quân Xiêm. Anouvong bị giải đến Bangkok. Rama III ra lệnh nhốt ông trong cũi sắt được một năm thì chết, hưởng dương 61 tuổi.
Di sản
sửaNgày nay người Lào xem ông là anh hùng dân tộc bất chấp thực tế lỗi lầm của chiến lược và chiến thuật kết hợp với tính khí nóng nảy của ông đã dẫn đến sự hủy diệt của Viêng Chăn và Lào đã mất lãnh thổ ngày nay là Đông Bắc Thái Lan.
Hậu duệ
sửaÔng có 27 con trai và bảy con gái.
- Vương tử
- Vương tử Sudhisara Suriya (Sonthesan Sua hoặc Poh)
- Vương tử Nagaya (Ngaow)
- Vương tử Yuva (Rajabud Yoh), phó vương Champasak
- Vương tử Deva (Teh)
- Vương tử Barna (Banh)
- Vương tử Duang Chandra (Duang Chanh)
- Vương tử Kiminhiya (Khi Menh), phó vương Viêng Chăn
- Vương tử Kamabinga (Kham Pheng)
- Vương tử Oanaya (Pane)
- Vương tử Suvarna Chakra (Suvannachak)
- Vương tử Jayasara (Sayasane)
- Vương tử Suriya (Suea)
- Vương tử Maen
- Vương tử Jangaya (Chang)
- Vương tử Ungagama (Ung Kham)
- Vương tử Khatiyara (Khattignah)
- Vương tử Buddhasada (Phuthasath)
- Vương tử Tissabunga (Disaphong)
- Vương tử Dhanandra (Theman)
- Vương tử Hien Noi
- Vương tử Ong-La
- Vương tử Phui
- Vương tử Chang
- Vương tử Khi
- Vương tử Anura (Nu)
- Vương tử Thuan
- Vương tử Di
- Vương nữ
- Vương nữ Nujini (Nu Chin)
- Vương nữ Sri
- Vương nữ Chandrajumini (Chantarachome)
- Vương nữ Gamavani (Kham Vanh)
- Vương nữ Jangami (Siang Kham)
- Vương nữ Gamabangi (Kham Pheng)
- Vương nữ Buyi (Nang Nu)
Tham khảo
sửa- ^ hoặc nước Vạn Tượng.
- ^ Ngaosīvat, Mayurī; Ngaosyvathn, Pheuiphanh (1998). Paths to Conflagration: Fifty Years of Diplomacy and Warfare in Laos, Thailand, and Vietnam, 1778–1828. SEAP Publications. tr. 110–2. ISBN 978-0-87727-723-1.
- ^ Hậu quả là hiện nay người dân tộc Lào ở Thái Lan đông hơn người Lào ở nước Lào.
- Hoàng gia Viêng Chăn (trang tiếng Anh).
- Ngaosīvat, Mayurī; Ngaosyvathn, Pheuiphanh (1998). Paths to Conflagration: Fifty Years of Diplomacy and Warfare in Laos, Thailand, and Vietnam, 1778–1828. SEAP Publications. tr. 110–2. ISBN 978-0-87727-723-1.