Cha con ông Mắt Mèo
Cha con ông Mắt mèo là bộ phim điện ảnh đầu tay của Lâm Lê Dũng, dựa theo truyện vừa cho thiếu nhi cùng tên của nhà văn Khôi Vũ, tác phẩm đạt giải Khuyến khích cuộc thi Sáng tác Văn học thiếu nhi “Vì tương lai” lần thứ nhất năm 1993.[1]
Cha con ông Mắt Mèo
| |
---|---|
Đạo diễn | Lâm Lê Dũng |
Kịch bản | Cao Thụy |
Diễn viên | Lê Bình |
Hãng sản xuất | |
Công chiếu | 1998 |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Nội dung
sửaCậu bé Út Đen sống cùng cha sau khi mẹ bỏ nhà đi, Út Đen ban ngày đi học, đi chơi, ban đêm lại đi ăn trộm cùng cha. Vì đôi mắt cha Út Đen rất sáng trong đêm nên ông có biệt danh Mắt Mèo. Một tối kia, ông Mắt Mèo bị bắn trúng trong lúc đi ăn trộm, vì sợ bị phát hiện nên ông không dám đi chữa thương. Sau này ông phải cưa chân đi. Và từ đó, cuộc sống cha con ông chuyển sang trang mới, ông nhận ra rằng báu vật lớn nhất của mình chính là đứa con luôn bên cạnh ông.
Diễn viên
sửa- Lê Bình - Ông Mắt mèo
- Thái Hoàng Hải – Mành
Sản xuất
sửaLê Công Tuấn Anh khi còn sống từng nói với Lê Bình rằng sẽ làm bộ phim Cha con ông mắt mèo, nhưng Lê Công đã không thực hiện được.[2] Trong bộ phim này Lê Bình vào vai một người bị cụt chân, ông thường xuyên gập một chân trong thời gian một tháng đóng phim.
Để có thêm kinh phí sản xuất, đạo diễn Lâm Lê Dũng đã một lần phải sung cả tiền nhuận bút của mình và vợ, phó đạo diễn kiêm thư ký trường quay Kim Hoàng.[3]
Giải thưởng
sửaNăm 1999:[4]
- Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12
- Bông sen bạc thể loại Phim video
- Nam diễn viên phụ xuất sắc: Thái Hoàng Hải (vai Mành)[5]
- Giải B Hội Điện ảnh
- Giải thưởng của Bộ Công an
Tham khảo
sửa- ^ Trần Hoàng Vy (8 tháng 7 năm 2014). “Cây viết có duyên với truyện thiếu nhi”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.
- ^ M.P (1 tháng 5 năm 2019). “Nghệ sĩ Lê Bình: Khổ từ trong phim đến đời thực”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.
- ^ Cát Vũ (31 tháng 7 năm 2003). “Bỏ tiền túi làm phim... Nhà nước?”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.
- ^ Kim Ửng – Hà Giang (31 tháng 10 năm 2004). “Mong có nhiều điều mới trong điện ảnh Việt Nam”. Sài Gòn Giải phóng. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.
- ^ Minh Trang (16 tháng 6 năm 2010). “Diễn viên nhí vào mùa - Kỳ 2: Vụt sáng và... mất hút”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.