Chữ người tử tù

truyện ngắn của Nguyễn Tuân

Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân.[1][2] Ban đầu, truyện ngắn này mang tên Dòng chữ cuối cùng khi được đăng trên tạp chí Tao đàn số 1 ngày 1 tháng 3 năm 1939 với lời đề từ "Ngày xưa có một tử tù viết chữ đại tự rất tốt".[3][4] Năm 1940, tác phẩm chính thức được nhà xuất bản Tân Dân cho ra mắt trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.[5] Đây được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện.[6]

Chữ người tử tù
Truyện ngắn
Thông tin tác phẩm
Tên gốcDòng chữ cuối cùng
Tác giảNguyễn Tuân
Thời gian sáng tác1939
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Bộ sáchVang bóng một thời
Xuất bản trongVang bóng một thời
Nhà xuất bảnTân Dân

Chữ người tử từ đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn cho lớp 11 trong bộ sách do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn và nhà xuất bản Giáo dục xuất bản vào năm 1992,[7] và tiếp tục xuất hiện trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cho đến năm 2018.[8] Ngoài ra, tác phẩm còn nhiều lần xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.[9][10][11] Kể từ năm 2022, tác phẩm được chuyển sang chương trình Ngữ văn lớp 10 cho cả chương trình cơ bản và nâng cao theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai vào năm 2018.

Nhân vật

sửa
  • Huấn Cao: một tử tù có tâm hồn nghệ sĩ, có tài viết thư pháp. Hình tượng nhân vật được cho là dựa trên nguyên mẫu Nguyễn Cao.[a][13]
  • Viên quản ngục: người quản ngục nhưng có lòng yêu quý tài năng của Huấn Cao

Cốt truyện

sửa

Huấn Cao vốn là một nhà nho có tài viết chữ nhanh và đẹp, nhưng vì chống lại triều đình mà trở thành tử tù. Trước ngày bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên cai ngục và thầy thơ lại, những người rất hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn liên tài" và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ngày 15 tháng 4 năm 1887, Nguyễn Cao bị hành quyết tại Bãi Dừa (nay là bồn phun nước bên Hồ Gươm), nơi thường dùng để hành quyết thủ lĩnh các nghĩa quân vào thời nhà Nguyễn. Trước khi chết, ông đã viết bài "Tư phận ca" nổi tiếng. Chữ viết ông rất đẹp, đã trở thành cảm hứng để Nguyễn Tuân sáng tác Chữ người tử tù.[12]
  1. ^ Hà Minh Đức (1998), tr. 58.
  2. ^ Nguyễn Ngọc Chinh; Bùi Vũ Ngọc Dung; Nguyễn Ngọc Nhật Minh (2014). “Thưởng thức vẻ đẹp tiếng Việt qua thế giới nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Tuân”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 60: 154–161. ISSN 2734-9918. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Nguyễn Tuân & Nguyễn Đăng Mạnh (2000), tr. 565.
  4. ^ Hà Minh Đức (2000), tr. 125.
  5. ^ Phương Ngân (2000), tr. 252.
  6. ^ Vũ Khiêu, Bằng Việt & Nguyễn Vinh Phúc (2005), tr. 123.
  7. ^ Xã hội với sách giáo khoa. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 1997. tr. 216. OCLC 1179199844.
  8. ^ Bích Lan (25 tháng 1 năm 2018). “Giáo viên dự đoán phổ điểm đề thi minh họa môn Ngữ văn”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ Nguyễn Hà (16 tháng 6 năm 2005). “Tuyển sinh ĐH: Môn văn: khối C và D không khác biệt nhiều”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ Mỹ Quyên (9 tháng 7 năm 2008). “Nhận xét đề thi ĐH môn Văn năm 2008”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ Ý Thi (16 tháng 7 năm 2013). “Kết thúc thi ĐH, CĐ: đề thi đơn giản, 'vừa lòng' thí sinh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ Nguyễn Khắc Cần; Nguyễn Cao Lê; Đoàn Thị Thu Hằng (2002). Connaissance du Viet Nam à travers anciennes cartes postales [Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ]. Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật. OCLC 605314033.
  13. ^ Minh Đường (2003), tr. 108.

Nguồn

sửa