Chữ khoa đẩu là tên gọi chung để chỉ các loại chữ viết giống hình nòng nọc.

Nguồn gốc Trung Quốc

sửa
Chữ khoa đẩu
Các ngôn ngữTiếng Trung Quốc
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Chữ khoa đẩu (chữ Hán: 蝌蚪文 khoa đẩu văn, 蝌蚪书 khoa đẩu thư, 蝌蚪篆 khoa đẩu triện, "khoa đẩu" nghĩa là nòng nọc) là một dạng chữ Triện thư của Chữ Trung Quốc cổ.[1]

Theo truyền thống, nguồn gốc của nó liên quan đến việc các bản chữ khoa đẩu lần đầu tiên được phát hiện khi căn nhà của Khổng Tử bị kéo sập vào thế kỷ 2.[2][3] Tên của nó là do các ký tự có hình như những con nòng nọc với đầu to và đuôi nhỏ.[4] "Chữ khoa đẩu" có thể đơn giản là cách thông dụng để chỉ chữ viết cổ thời nhà Chu,[5][6] dù chữ nhà Chu sử dụng là chữ Kim.[7][cần nguồn tốt hơn]

Nguồn gốc Việt Nam

sửa
Chữ khoa đẩu
 
Thể loại
Các ngôn ngữTiếng Việt, Mường
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
Chữ Brahmic
  • Chữ khoa đẩu
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Theo một số nhà nghiên cứu Việt Nam, chữ khoa đẩu (còn gọi là chữ nòng nọc, khoa đẩu văn) là một dạng chữ viết cổ đã bị mai một, ra đời từ khoảng 3000 năm trước. Chữ khoa đẩu được cho là có nguồn gốc từ người Việt cổ, thời gian xuất hiện sau chữ Thạch văn (còn gọi là chữ Lạc Việt). Các cổ vật có chữ khoa đẩu được phát hiện cho thấy chữ viết đã được sử dụng từ thời Hồng Bàng. Sau đó nó đã bị biến mất trong thời kỳ Trung Quốc đô hộ Việt Nam, bắt đầu từ thời nhà Hán và biến mất hoàn toàn vào đời nhà Đường.[8]

Chữ viết này được cho là có 30 ký hiệu phụ âm cơ bản và giống với chữ Thái Việt. Năm 2013, Đỗ Văn Xuyền xuất bản một cuốn sách trong đó ông tuyên bố đã giải mã được "chữ khoa đẩu", được người Lạc Việt cổ sử dụng. Những khẳng định của Xuyền, giống như những khẳng định trước đó của Bửu Cầm hay Lê Trọng Khánh, đều thiếu bằng chứng lịch sử, cơ sở khoa học và không được các sử gia chính thống thừa nhận.[9] Theo điều tra của các phương tiện truyền thông, chữ viết này thực sự dựa trên chữ Brahmic, sau này vẫn còn được sử dụng bởi người Thái ở Việt Nam.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Chinese History: A Manual - Page 408 Endymion Wilkinson - 2000 -"Kedou 蝌蚪文 (tadpole) script was another variety of seal script. It was named after its appearance: heavy strokes at the top tapering off at the bottom.
  2. ^ Yin Khoon Wong Unlocking the Chinese heritage - 1990- Page 18 "TADPOLE SCRIPT The origin of Tadpole Script was recorded thus: In the 2nd century, when the house of the Sage Confucius was pulled down for rebuilding, old books written in ancient characters were uncovered from a hiding place behind..."
  3. ^ Walter Hillier The chinese language and how to learn it manual for beginners - - 1923 Page 8 "Of this latter form few, if any, genuine examples exist, though tradition has it that a copy of a portion of the Chinese Classics written in the " tadpole " script was discovered about the year 150 B.C. hidden away in the walls of the house originally..."
  4. ^ Monthly list of Chinese books - Volume 3, Issues 1-12 - Page 7 1962 "In the last year of Han dynasty, "tadpole script" was created. The ancient-style characters in the Three Style Stone Classics were carved with broad heads and thin tails (Figs. 17 & 18), somewhat like tadpoles. (Tadpole script with big heads and..."
  5. ^ From deluge to discourse: myth, history, and the generation of ... - Page 10 Deborah Lynn Porter - 1996 "... most scholars of ancient texts; he concludes that the texts were written in the "ancient script," that is, the "script that was used during the Chou era"; "tadpole script" was simply a popular way of referring to the "ancient script of the Chou period.
  6. ^ The road to East Slope: the development of Su Shi's poetic voice - Page 102 Michael Anthony Fuller - 1990 "He is said to have invented the seal script. The Shui jing zhu TKILif. (Commentary on the Shui Jing) explains that the term "tadpole script" was applied to the seal script when the old texts were IO2 Fengxiang and the Poetry of Immanent Pattern."
  7. ^ “Lịch sử chữ Hán”. 28 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ “Sự tồn tại của nền văn minh Khoa đẩu”. Kienthuc.net.vn. 2013.
  9. ^ Phan Anh Dũng. “Về chữ Thái Việt Nam trong tác phẩm Thanh Hóa quan phong”. Hannom.Vass.gov. Institute of Hán Nôm Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ An Chi, "Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền" "(tiếp)" petrotimes.vn.

Liên kết ngoài

sửa