Chủ nghĩa xét lại Nga

Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ Nga là một chủ nghĩa dân tộc mang tính bành trướng của Nga trong lịch sử, bắt đầu từ thời kỳ Nước Nga Sa hoàng, cho tới Đế quốc Nga từ những năm 1500 cho tới 1900, và Liên Xô bằng việc kiểm soát các nước Đông Âu cũng như xâm lược Afghanistan. Các hành vi bành trướng và xâm lược của Nga bắt đầu từ các cuộc càn quét vùng Siberia từ những năm 1500 ra phía đông; các cuộc xâm lược vào KavkazTrung Á cũng như các hoạt động bành trướng sang phía tây như xâm lược vùng Baltic, cũng như phân chia Ba Lan và xâm lấn vào vùng Balkan cũng như là Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Trung QuốcIran. Nó đã dẫn tới vô cùng nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử Nga, và thậm chí là các hành động diệt chủng các dân tộc thiểu số như người Circassia, người Tatar Krym cũng như người Ba Lan, Ukraina tại các mảnh đất Nga lấn tới.

Mở rộng lãnh thổ Nga (1500-1900)

Từ những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã, rất nhiều người đã kỳ vọng vào sự chấm dứt bành trướng của Nga, mặc dù có tới 25 triệu người Nga sinh sống bên ngoài lãnh thổ Nga.[1] Tuy nhiên, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Krym từ Ukraina, đã có luồng ý kiến khẳng định Nga vẫn quyết tâm theo đuổi bành trướng lãnh thổ.[2][3][4][5] Đi kèm với đó là một làn sóng chủ nghĩa dân tộc Nga mới với tham vọng tái lập sự nô dịch của Nga với các láng giềng như sáp nhập các nước Baltic,[6] Belarus, Kazakhstan[7] và theo đuổi chủ nghĩa khuếch trương sức mạnh bằng việc lập nên Novorossya.[8] Theo Vladimir Socor, bài phát biểu của Vladimir Vladimirovich Putin về sáp nhập Krym là điển hình của sự theo đuổi chủ nghĩa bành trướng Nga.[9] Tuy vậy, sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng, nó đã thành công trong việc kìm hãm mộng bành trướng và thiết lập "Novorossiya" của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga.[10][11]

Năm 2014, Hội đồng Croatia Helsinki ra thông cáo phản đối "chủ nghĩa đàn áp của Nga vào Ukraina", xem nó giống như tham vọng lập nhà nước Đại Serbia của Slobodan Milošević vào những năm 1990.[12]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tristan James Mabry; John McGarry; Margaret Moore; Brendan O'Leary (2013). Divided Nations and European Integration: National and Ethnic Conflict in the 21st Century. University of Pennsylvania Press. tr. 365. ISBN 9780812244977.
  2. ^ Armando Navarro (2015). Mexicano and Latino Politics and the Quest for Self-Determination: What Needs to Be Done. Lexington Books. tr. 536. ISBN 9780739197363.
  3. ^ Joseph J. Hobbs (2016). Fundamentals of World Regional Geography. Cengage Learning. tr. 183. ISBN 9781305854956.
  4. ^ Marvin Kalb (2015). Imperial Gamble: Putin, Ukraine, and the New Cold War. Brookings Institution Press. tr. 163. ISBN 9780815727446.
  5. ^ Stephen Saideman (ngày 18 tháng 3 năm 2014). “Why Crimea is likely the limit of Greater Russia”. The Globe and Mail.
  6. ^ William Maley (1995). “Does Russia Speak for Baltic Russians?”. The World Today. 51 (1): 4–6. JSTOR 40396641.
  7. ^ Alexander C. Diener (2015). “Assessing potential Russian irredentism and separatism in Kazakhstan's northern oblasts”. Eurasian Geography and Economics. 56 (5): 469–492. doi:10.1080/15387216.2015.1103660.
  8. ^ Casey Michael (ngày 19 tháng 6 năm 2015). “Pew Survey: Irredentism Alive and Well in Russia”. The Diplomat.
  9. ^ Vladimir Socor. “Putin's Crimea Speech: A Manifesto of Greater-Russia Irredentism”. 11 (56). Eurasia Daily Monitor.
  10. ^ “Russian-backed 'Novorossiya' breakaway movement collapses”. Ukraine Today. ngày 20 tháng 5 năm 2015.Vladimir Dergachev; Dmitriy Kirillov (ngày 20 tháng 5 năm 2015). Проект «Новороссия» закрыт [Project "New Russia" is closed]. Gazeta.ru (bằng tiếng Nga).
  11. ^ “Why the Kremlin Is Shutting Down the Novorossiya Project”. Carnegie Endowment for International Peace. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ “HHO: U Ukrajini se ponavlja ono što smo vidjeli u bivšoj Jugoslaviji [HHO: Repeat of what we saw in ex-Yugoslavia in Ukraine]” (bằng tiếng Croatia). Slobodna Dalmacija. ngày 29 tháng 4 năm 2014.