Chủ nghĩa Israel Bắc Âu

Chủ nghĩa Bắc Âu Israel là một niềm tin rằng các dân tộc Scandinavia hay các quốc gia Bắc Âu bao gồm (Thụy Điển, Đan Mạch, Quần đảo Faroe, Phần Lan, Iceland, Na Uy) có nguồn gốc từ 10 chi tộc bị thất lạc của Israel. Mặc dù có bằng chứng về niềm tin như vậy từ trong văn học trong giai đoạn đầu thời hiện đại, nhưng chủ nghĩa Israel Bắc Âu là một phong trào và một ý thức hệ chỉ mới xuất hiện vào giai đoạn giữa cuối thế kỷ 19 trong số những người đầu tiên khởi xướng chủ nghĩa Anh Israel.

Lịch sử

sửa
 
Henry Spelman, vào năm 1620 đã tìm manh mối liên kết giữa dân tộc Đan Mạch và chi tộc Dan thuộc 10 chi tộc Israel bị thất lạc của người do thái.

Những người tiền nhiệm sơ khai

sửa

Biên niên sử Latin thế kỷ 15, "Chronicon Holsatiae vetus", được tìm thấy trong cuốn Accessiones historicae (1698) của Gottfried Leibniz, tuyên bố dân tộc Đan Mạch thuộc chi tộc Dan, trong khi đó thì dân tộc Jutes là người Do Thái.[1] Sau này vào năm 1620, Henry Spelman đã bổ sung thêm rằng người Đan Mạch là người Israel cổ đại thuộc bộ tộc Dan, dựa trên sự giống nhau rõ ràng về tên.[2] Vào thế kỷ 18, nhà sử học Thụy Điển Olof von Dalin tin rằng những người Finns cổ xửa (cùng với người Samingười Estonia), là con cháu dòng dõi hậu duệ của người Neuri có gốc gác từ những bộ tộc bị thất lạc của người Israel cổ xưa:

John Eurenius (1688–1751), một mục sư người Thụy Điển ở Torsåker, Ångermanland, Thụy Điển, cũng đã liên kết dân tộc Israel với các nước Bắc Âu, trong cuốn Atlantica Orientalis (1751) của ông, ông đã giả thuyết rằng các vị thần của thần thoại Bắc Âu chính là những vị thần có nguồn gốc từ vùng Levant, là cơ sở căn cứ mà ông liên kết với Israel.[4] Olof Rudbeck the Younger vào thế kỷ 18 cũng đã cố gắng để chứng minh rằng các ngôn ngữ Bắc Âu phát sinh từ tiếng Hebrew của người Do Thái.[5]

Phong trào đương đại

sửa

Nordisk Israel là một tổ chức Scandinavian vẫn đang vận hành và hoạt động để phổ biến các biến thể Bắc Âu đa dạng của chủ nghĩa Anh Israel.[6]

Giáo lý

sửa
 
Mihhail Lotman học giả người Do Thái Bắc Âu

Nhiều nguyên lý hay cốt lõi đức tin đối với người Bắc Âu Israel chồng chéo với chủ nghĩa Anh Israel, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể trong việc nhận dạng Mười bộ lạc thất lạc.

Đan Mạch

sửa

Những người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Bắc Âu Israel theo nhận dạng của John Cox Gawler về bộ lạc Dan với dân tộc Đan Mạch. Tuy nhiên, Gawler cũng đã ra nhận dạng rằng chi tộc Dan bao gồm Scotland và Ireland, cũng là một nhận dạng theo chủ nghĩa Anh Israel, nhưng những người đề xướng chủ nghĩa Do Thái Bắc Âu thì nhấn mạnh đến việc liên kết chi tộc Dan với dân tộc Đan Mạch.[7]

Phần Lan

sửa

Dân tộc Phần Lan được xác định là thuộc chi tộc Issachar theo góc nhìn của người Bắc Âu Israel. Những người ủng hộ quan điểm này chỉ ra rằng trong tiếng Phần Lan thì danh từ dành cho Cha là Isä, có liên kết với từ Issachar và nguyên gốc tiếng Do Thái theo ngữ nguyên học:

Na Uy

sửa

Tổ chức Nordisk Israel xác định rằng dân tộc Na Uy thuộc chi tộc Naphtali.[9]

Iceland

sửa

Nhà nghiên cứu kim tự tháp Adam Rutherford vào năm 1937 đã xuất bản quyển sách Iceland’s Great Inheritance (1937) mà ông đã liên kết chi tộc Benjamin với dân tộc Iceland. Ngày nay thì những người ủng hộ Chủ nghĩa Do Thái Bắc Âu đi theo nhận dạng này và các bài viết về nhân dạng này đã được công bố rộng rãi hơn.[10]

Thor Heyerdahl's Jakten på Odin

sửa

Công trình nghiên cứu Jakten på Odin của nhà nhân chủng học Thor Heyerdahl thường được những người Bắc Âu Israel ngày nay trích dẫn để hỗ trợ lý thuyết của họ.[11]

Chú thích

sửa
  1. ^ Quoted in Sharon Turner's "History of the Anglo-Saxons" vol.I., 1799-1805, p. 130 and Suhm: Critisk Historie af Danmark, Vol. 1 (1774), p. 175)
  2. ^ Witnesses to the Israelite Origin of the Nordic
  3. ^ Svearikes Historia, Volume 1, 1747: pages 54–55.
  4. ^ [1]
  5. ^ S. Gusten Olsen, "The Incredible Nordic Origins", (1981), p. 63.
  6. ^ nordiskisrael.dk - Israels 12 stammer - The 12 tribes of Israel
  7. ^ Gusten Olsen, "The Incredible Nordic Origins", (1981).
  8. ^ “Finland: An Israelitish Nation of Issachar”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ "Norway, Iceland, and the Faroe Islands being the tribe of Naphtali" By Mikkel Stjernholm Kragh
  10. ^ Iceland tribe of Benjamin
  11. ^ “Nordic Israel Literature”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2017.