Giải đua ô tô Công thức 1 Úc

Chặng đua Công thức 1
(Đổi hướng từ Chặng đua GP Úc)

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc là một chặng đua Công thức 1 diễn ra hàng năm ở Úc. Ngoài ra, đây là giải đua ô tô lâu đời thứ hai tại Úc còn tồn tại chỉ sau giải đua ô tô Phillip Island được tổ chức 83 lần từ năm 1928.

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc
Trường đua Albert Park
(2022–nay)
Thông tin
Số lần tổ chức87
Lần đầu1928
Thắng nhiều nhất (tay đua)Úc Lex Davison (4)
Đức Michael Schumacher (4)
Thắng nhiều nhất (đội đua)Ý Ferrari (14)
Chiều dài đường đua5,278 km
Chiều dài cuộc đua306,124 km
Số vòng58
Chặng đua gần đây nhất (2024)
Vị trí pole
Bục trao giải
Vòng đua nhanh nhất

Lịch sử

sửa

Giai đoạn trước khi trở thành chặng đua Công thức 1 chính thức (1928-1985)

sửa

Những năm khởi đầu (1928-1945)

sửa

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc có nguồn gốc từ giải đua xe 100 dặm (tức là giải đua ô tô Úc 1928) tại trường đua đảo Phillip. Tại chặng đua này, Arthur Waite giành chiến thắng với chiếc xe Austin 7 của nhà sản xuất ô tô Austin Motor Company của Anh.[1] Trong tám năm sau đó, thời đại của sự pha trộn cơ học "đặc biệt" của Úc gồm khung gầm và động cơ khác nhau có khả năng ngang ngửa với những cỗ máy của các xe đua nhập khẩu từ châu Âu bắt đầu hưng thịnh. Với sự khéo léo của những bộ phận cơ khí từ Úc vào những năm khởi đầu, Bugatti đã thống trị kết quả sau khi giành bốn chiến thắng liên tiếp từ năm 1929 đến năm 1932. Vào năm 1935, sự kiện này được diễn ra lần cuối cùng tại trường đua Phillip Island và sau đó, địa điểm tổ chức của sự kiện này được chuyển sang trường đua Victor Harbor, Nam Úc. Vào năm 1938, giải đua ô tô Công thức 1 Úc đã được tổ chức tại trường đua Mount PanoramaBathurst. Cũng vào năm này, Mount Panorama trở thành một trong những trường đua nổi tiếng nhất thế giới. Trong cuộc đua này, tay đua người Anh Peter Whitehead đã giành chiến thắng với chiếc xe voiturette hạng ERA B-Type.[1] Vào năm 1939, giải đua ô tô Úc được tổ chức tại trường đua Lobethal gần thị trấn Lobethal ở Nam Úc trước khi Úc bị lôi kéo vào Thế chiến II.

Thời kỳ hậu chiến (1945-1985)

sửa

Trong thời kỳ hậu chiến, các cuộc đua được tổ chức rất thưa thớt với các tay đua sử dụng những chiếc xe thời kỳ tiền chiến với nguồn cung cấp được tập hợp lại với nhau xung quanh việc phân phối nhiên liệu và lốp xe. Vào năm 1947, Mount Panorama đã tổ chức cuộc đua đầu tiên vào thời kỳ hậu chiến vào năm 1947 và sau đó, địa điểm tổ chức sự kiện này luân phiên giữa các bang của Úc dưới sự thúc đẩy của Hiệp hội Ô tô Úc cho đến năm 1984.

Chặng đua Công thức 1 chính thức (1985-nay)

sửa

Trường đua đường phố Adelaide (1985-1995)

sửa

Vào năm 1985, giải đua ô tô Công thức 1 Úc đã trở thành một chặng đua của giải đua xe Công thức 1 1985 và cũng là một chặng đua Công thức 1 chính thức. Thêm vào đó, chặng đua này được tổ chức với tư cách là chặng đua cuối cùng của mùa giải được tổ chức tại trường đua đường phố Adelaide. Trong suốt giai đoạn này, giải đua ô tô Công thức 1 Úc ít khi xảy ra những cuộc đua liên quan đến những khoảnh khắc trong cuộc tranh giành chức vô địch. Tại chặng đua vào ngày 26 tháng 10 năm 1986, Alain Prost đã vượt qua Nigel Mansell trong bảng xếp hạng các tay đua sau khi giành chiến thắng và đồng thời, Prost đã giành được chức vô địch lần thứ hai trong sự nghiệp Công thức 1 của ông. Tại chặng đua vào ngày 13 tháng 11 năm 1988, Ayrton Senna đã có thể bảo đảm vị trí dẫn đầu của mình trước Prost mặc dù Senna không giành chiến thắng cuộc đua và do đó, Senna lần đầu tiên giành chức vô địch đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 của mình.

Trong giai đoạn này, giải đua ô tô Công thức 1 Úc 1991 là cuộc đua ngắn nhất trong lịch sử Công thức 1 vì cuộc đua chính chỉ diễn ra trong vòng 24 phút 34,899 giây với tổng cộng 14 vòng đua (tương đuơng với 52,920 km theo chiều dài đường đua là 3,780 km/vòng) do thời tiết giông tố. 20 năm sau đó, kỷ lục này được phá sau khi chặng đua GP Bỉ 2021 diễn ra với điều kiện thời tiết tuơng tự.

Tại chặng đua nổi tiếng vào ngày 13 tháng 11 năm 1994, Michael SchumacherDamon Hill, hai tay đua tranh giành chức vô địch trong giải đua xe Công thức 1 1994 chỉ cách nhau trong bảng xếp hạng các tay đua một điểm, đã va chạm với nhau và phải bỏ cuộc ngay lập tức. Mặc dù phải bỏ cuộc do va chạm với Damon Hill, Schumacher đã giành chức vô địch Công thức 1 đầu tiên của mình.

Tại chặng đua cuối cùng ở Adelaide vào ngày 10 tháng 11 năm 1995, Mika Häkkinen đã bị thương nặng khi xe của ông đâm vào hàng rào giới hạn đường đua với tốc độ khoảng 190 km/h do nổ lốp. Sau vụ tai nạn này, Häkkinen bị chấn thương đe dọa đến tính mạng.

Kết quả theo năm

sửa
 
Adelaide, địa điểm tổ chức từ năm 1985 đến năm 1995
 
Melbourne, địa điểm tổ chức vào những năm 1953, 1956, 1996–2019, và kể từ năm 2022
 
Bản đồ về tất cả các địa điểm tổ chức của Giải đua ô tô Công thức 1 Úc

Nền màu hồng biểu thị một sự kiện không thuộc Giải đua xe Công thức 1.

  • * Từ năm 1932 đến năm 1948, người chiến thắng được xác định dựa trên cơ sở handicap.[2]
  • + Sự kiện năm 1937 được tổ chức với tên gọi "South Australian Centenary Grand Prix" vào ngày 26 tháng 12 năm 1936.[3]
  • # Sự kiện năm 1928 được tổ chức với tên gọi chính thức là "100 Miles Road Race".[4]
Năm Tay đua Đội đua Địa điểm Chi tiết
1928 #   Arthur Waite Austin Phillip Island Chi tiết
1929   Arthur Terdich Bugatti Chi tiết
1930   Bill Thompson Bugatti Chi tiết
1931   Carl Junker Bugatti Chi tiết
1932   Bill Thompson * Bugatti Chi tiết
1933   Bill Thompson * Riley Chi tiết
1934   Bob Lea-Wright * Singer Chi tiết
1935   Les Murphy * MG Chi tiết
1936 Không tổ chức
1937 +   Les Murphy * MG Victor Harbor Chi tiết
1938   Peter Whitehead * ERA Bathurst Chi tiết
1939   Alan Tomlinson * MG Lobethal Chi tiết
1940

1946
Không tổ chức vì Thế chiến II
1947   Bill Murray * MG Bathurst Chi tiết
1948   Frank Pratt * BMW Point Cook Chi tiết
Chi tiết   John Crouch Delahaye Leyburn Chi tiết
1950   Doug Whiteford Ford Nuriootpa Chi tiết
1951   Warwick Pratley GRS-Ford Narrogin Chi tiết
1952   Doug Whiteford Talbot-Lago Bathurst Chi tiết
1953   Doug Whiteford Talbot-Lago Albert Park Chi tiết
1954   Lex Davison HWM-Jaguar Southport Chi tiết
1955   Jack Brabham Cooper-Bristol Port Wakefield Chi tiết
1956   Stirling Moss Maserati Albert Park Chi tiết
1957   Lex Davison
  Bill Patterson
Ferrari Caversham Chi tiết
1959   Lex Davison Ferrari Bathurst Chi tiết
1959   Stan Jones Maserati Longford Chi tiết
1960   Alec Mildren Cooper-Maserati Lowood Chi tiết
1961   Lex Davison Cooper-Climax Mallala Chi tiết
1962   Bruce McLaren Cooper-Climax Caversham Chi tiết
1963   Jack Brabham Brabham-Climax Warwick Farm Chi tiết
1964   Jack Brabham Brabham-Climax Sandown Chi tiết
1965   Bruce McLaren Cooper-Climax Longford Chi tiết
1966   Graham Hill BRM Lakeside Chi tiết
1967   Jackie Stewart BRM Warwick Farm Chi tiết
1968   Jim Clark Lotus-Cosworth Sandown Chi tiết
1969   Chris Amon Ferrari Lakeside Chi tiết
1970   Frank Matich McLaren-Repco Holden Warwick Farm Chi tiết
1971   Frank Matich Matich-Repco Holden Chi tiết
1972   Graham McRae Leda-Chevrolet Sandown Chi tiết
1973   Graham McRae McRae-Chevrolet Chi tiết
1974   Max Stewart Lola-Chevrolet Oran Park Chi tiết
1975   Max Stewart Lola-Chevrolet Surfers Paradise Chi tiết
1976   John Goss Matich-Repco Holden Sandown Chi tiết
1977   Warwick Brown Lola-Chevrolet Oran Park Chi tiết
1963   Graham McRae McRae-Chevrolet Sandown Chi tiết
1979   Johnnie Walker Lola-Chevrolet Wanneroo Chi tiết
1980   Alan Jones Williams-Cosworth Calder Chi tiết
1981   Roberto Moreno Ralt-Ford Chi tiết
1982   Alain Prost Ralt-Ford Chi tiết
1983   Roberto Moreno Ralt-Ford Chi tiết
1984   Roberto Moreno Ralt-Ford Chi tiết
1985   Keke Rosberg Williams-Honda Adelaide Chi tiết
1986   Alain Prost McLaren-TAG Chi tiết
1987   Gerhard Berger Ferrari Chi tiết
1988   Alain Prost McLaren-Honda Chi tiết
1989   Thierry Boutsen Williams-Renault Chi tiết
1990   Nelson Piquet Benetton-Ford Chi tiết
1991   Ayrton Senna McLaren-Honda Chi tiết
1992   Gerhard Berger McLaren-Honda Chi tiết
1993   Ayrton Senna McLaren-Ford Chi tiết
1994   Nigel Mansell Williams-Renault Chi tiết
1995   Damon Hill Williams-Renault Chi tiết
1996   Damon Hill Williams-Renault Albert Park Chi tiết
1997   David Coulthard McLaren-Mercedes Chi tiết
1998   Mika Häkkinen McLaren-Mercedes Chi tiết
1999   Eddie Irvine Ferrari Chi tiết
2000   Michael Schumacher Ferrari Chi tiết
2001   Michael Schumacher Ferrari Chi tiết
2002   Michael Schumacher Ferrari Chi tiết
2003   David Coulthard McLaren-Mercedes Chi tiết
2004   Michael Schumacher Ferrari Chi tiết
2005   Giancarlo Fisichella Renault Chi tiết
2006   Fernando Alonso Renault Chi tiết
2007   Kimi Räikkönen Ferrari Chi tiết
2008   Lewis Hamilton McLaren-Mercedes Chi tiết
2009   Jenson Button Brawn-Mercedes Chi tiết
2010   Jenson Button McLaren-Mercedes Chi tiết
2011   Sebastian Vettel Red Bull-Renault Chi tiết
2012   Jenson Button McLaren-Mercedes Chi tiết
2013   Kimi Räikkönen Lotus-Renault Chi tiết
2014   Nico Rosberg Mercedes Chi tiết
2015   Lewis Hamilton Mercedes Chi tiết
2016   Nico Rosberg Mercedes Chi tiết
2017   Sebastian Vettel Ferrari Chi tiết
2018   Sebastian Vettel Ferrari Chi tiết
2019   Valtteri Bottas Mercedes Chi tiết
2020 Bị hủy vì Đại dịch COVID-19 Chi tiết
2021 Không được tổ chức vì Đại dịch COVID-19
2022   Charles Leclerc Ferrari Albert Park Chi tiết
2023   Max Verstappen Red Bull Racing-Honda RBPT Chi tiết
2024   Carlos Sainz Jr. Ferrari Chi tiết

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Bell, Ray (1986). The Official 50-race history of the Australian Grand Prix. Gordon, N.S.W.: Randt Pub. tr. 14. ISBN 0-9588464-0-5. OCLC 29005485.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  2. ^ Graham Howard, After 6,201 miles and 49 races, the 50th AGP marked the end of an era, Australian Motor Racing Year, 1985/86, trang 33 (tiếng Anh)
  3. ^ The Official 50-race history of the Australian Grand Prix, 1986, trang 82 (tiếng Anh)
  4. ^ John B. Blanden, A History of Australian Grand Prix 1928–1939 (1981), trang 1 (tiếng Anh)

Liên kết ngoài

sửa