Chùa Hōryū
Chùa Hōryū (
Lịch sử
sửaChùa do Thánh Đức Thái tử hưng công xây dựng từ năm 607 (thời kỳ Asuka). Chùa nổi tiếng vì đây là những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới[1][2][3]. Tuy ở Nhật có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Hōryū là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật[2]. Năm 1993, chùa Hōryū là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Hōryū được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.
Công trình
sửaPháp Long Tự có hai khu vực chính: Saiin (Tây viện) và Toin (Đông viện). Tây viện bị thiêu rụi năm 670 nhưng được tái thiết vào cuối thế kỷ thứ 7. Đông viện thì có niên đại cuối thế kỷ thứ 8.[4]
Tây viện không phải là một tòa nhà mà là một tu viện lớn, gồm Kim đường, Ngũ trùng tháp, Trung môn... xây dần thêm cho đến thế kỷ 13.[4]
Đông viện gồm các công trình như Mộng điện, Xá-lợi điện, Truyền pháp đường,...
Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có nhiều công trình khác như Thánh Linh viện, Thực đường, Thượng Ngự đường, Tây Viên đường, Tam Kinh viện, Nam Đại môn,... đều là những di sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.
Hình ảnh
sửa-
Kim đường, chùa Hōryū là một trong những công trình bằng gỗ cổ nhất thế giới, cả hai công trình bằng gỗ cổ nhất đều tọa lạc bên trong khu vực này
-
Kim đường
-
Trung môn
-
Thánh Linh viện
-
Ngũ trùng tháp
-
Hội điện, xá-lợi điện
-
Mộng điện
-
Giảng đường
-
Đông viện chung lâu (tháp chuông)
Chú thích
sửa- ^ “Buddhist Monuments in the Horyu-ji Area, UNESCO World Heritage”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
- ^ a b June Kinoshita, Nicholas Palevsky (1998). Gateway to Japan, "A Japanese Prince and his temple". Kodansha International. ISBN 9784770020185. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
- ^ Traditions in Architecture, Dora P. Crouch, June G. Johnson - Oxford University, 2001
- ^ a b Đỗ Thông Minh, Du lịch Nhật Bản. Tokyo: Nhà xuất bản Tân Văn, 2007, ISBN 1629883727 Tr 52-53