Chùa Cổ Thạch (còn gọi là chùa Đá Cổ hay chùa Hang) là một ngôi chùa tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.[1]

Chùa Cổ Thạch
Chánh điện chùa Cổ Thạch.
Map
Tên tựCổ Thạch Tự, Chùa Đá Cổ, Chùa Hang
Vị trí
Toạ độ11°10′50″B 108°42′56″Đ / 11,180556°B 108,715556°Đ / 11.180556; 108.715556
Quốc gia Việt Nam
Địa chỉBình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiPhật giáo Nam tông
Khởi lậpNăm 1835
Người sáng lậpThiền sư Bảo Tạng
Di tích quốc gia
Phân loạiDanh lam thắng cảnh
Ngày công nhậnNăm 1993
icon Cổng thông tin Phật giáo

Địa lý

sửa

Chùa nằm trong khu vực bãi biển Cổ Thạch. Chùa là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi, là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993 của tỉnh Bình Thuận cách Phan Thiết 95 km và cách thị trấn Liên Hương 10 km từ Quốc lộ 1.

Lịch sử

sửa

Chùa là một am nhỏ do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835. Chùa qua nhiều đời được sửa sang và trùng tu, ngày nay nó đã trở nên rộng lớn hơn và khang trang hơn nên được đổi thành chùa Cổ Thạch.

Miêu tả

sửa

Chùa nằm cạnh bãi đá Cà Dược bảy màu. Chùa còn có tên gọi dân gian là "Chùa Hang". Chùa Cổ Thạch lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64 m so với mặt nước biển.

Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc, am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá rộng hơn 4 ha. Chính điện chùa nằm trong quần thể núi đá tự nhiên, có khi nằm lọt thỏm giữa những tảng đá to. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, với những câu liễn phi, hoành đối khá ấn tượng và bảo quản tốt. Nhiều di sản văn hóa Hán Nôm, liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. Một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 19. Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch. Hang thờ Tổ khai sơn Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng, có tượng nhà sư và nhiều bài vị của những người có công lao xây dựng chùa. Hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề là một hang động bên trong có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau...

Phần chùa chiền và các am cốc hay các miếu nhỏ xây dựng trên cùng miêu tả cuộc đời Đức Phật và các chư vị Bồ tát. Trên mỏm núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Quán Thế Âm Bồ tát. Tại đây có đỉnh gọi là đỉnh Linh Thứu mô tả các tích điển trong Phật giáo.

Cạnh chùa là bãi đá Cà Dược nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển. Tại đây có bãi biển cho du khách tắm còn khá hoang sơ. Cổ Thạch Tự hàng chục năm nay do Hòa thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính của Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước đến đây hàng năm để chiêm bái, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây.

Thông tin thêm

sửa
  • Chùa tham quan 2 giờ - có thể kết hợp hành hương với tắm biển bãi Cà Dược.
  • Bãi tắm Cà Dược không sâu nhưng có nhiều đá ngầm và nhiều vỏ hào có thể cứa đứt da chân.
  • Gần bãi biển là chợ tự phát của nhân dân, khá bẩn, nước xả của người dân xả trực tiếp ra bãi biển gây ô nhiễm, bờ biển đầy rác đòi hỏi cấp chính quyền quan tâm quy hoạch du lịch cùng với việc bảo vệ môi trường.
  • Ở đây không có khách sạn mà chỉ có nhà nghỉ, không được quy hoạch và nhỏ lẻ, chỉ cho khách hành hương với nhiều phòng tập thể.
  • Hải sản ở đây rất rẻ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Thông tư 32/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Bình Thuận. Thuky Luat Online, 2017. Truy cập 11/01/2019.

Liên kết ngoài

sửa