Chính phủ Cộng hòa Abkhazia

Một phong trào ly khai của dân tộc thiểu số Abkhaz ở khu vực này đã dẫn đến việc nước cộng hòa này tuyên bố độc lập khỏi Gruzia vào năm 1992 và xung đột vũ trang Gruzia-Abkhazia từ năm 1992 đến năm 1993 dẫn đến việc thất bại của quân đội Gruzia và sự thanh trừng và trục xuất người Gruzia khỏi Abkhazia. Bất chấp cuộc ngừng bắn năm 1994 với sự giám sát của Liên Hợp Quốc và hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình của SNG có quân số Nga đông đảo, việc tranh chấp chủ quyền vẫn chưa được giải quyết và khu vực này vẫn bị chia cắt giữa 2 bên, 83% lãnh thổ do chính quyền ly khai Sukhumi được Nga hậu thuẫn và khoảng 17% lãnh thổ do Chính phủ Cộng hòa tự trị Abkhazia kiểm soát (được Gruzia công nhận là chính quyền hợp pháp của Abkhazia, khu vực 17% này nằm ở thung lũng Kodori, một phần của Thượng Abkhazia do Gruzia kiểm soát. Tranh chấp này là một nguyên nhân gây căng thẳng nghiêm trọng giữa Gruzia và Nga.

Аҧсны / Apsny (Tiếng Abkhaz)
Абхазия / Abkhaziya (Tiếng Nga)
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Abkhazia
Vị trí của Abkhazia
Quốc ca
Aiaaira
Hành chính
Cộng hòa tổng thống
Tổng thốngSergei Bagapsh
Thủ tướngAlexander Ankvab
Thủ đôSukhumi
43°00′B 40°59′Đ / 43°B 40,983°Đ / 43.000; 40.983
Lịch sử
Độc lập trên thực tế khỏi Gruzia
23 tháng 7 năm 1992Đã tuyên bố
KhôngĐược công nhận
Ngôn ngữ chính thứcAbkhaz, Nga1
Đơn vị tiền tệRúp Nga (RUB)
Ghi chú

Công nhận

sửa

Nền độc lập của Abkhazia đã được chính thức công nhận bởi một số quốc gia trên thế giới.

Quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc

sửa

Quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc

sửa

Quốc gia rút công nhận

sửa

Hai quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã từng công nhận. Tuy nhiên, sau một thời gian mâu thuẫn, Vanuatu đã chính thức rút công nhận này vào tháng 7 năm 2013, khi nước này thiết lập quan hệ ngoại giao với Gruzia và ký một nghị định thư công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Tuvalu cũng rút công nhận vào tháng 3 năm 2014, cùng thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa TuvaluGruzia.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia”. Báo Tuổi Trẻ. 27 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Nicaragua công nhận Nam Ossetia và Abkhazia”. tuyengiao.vn. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ “Tiny Nauru struts world stage by recognising breakaway republics”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Syria công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ “Venezuela's Chavez recognises Georgian rebel regions”. Reuters (bằng tiếng Anh). 10 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ “Tuvalu Retracts Recognition Of Abkhazia, South Ossetia”. RadioFreeEurope/RadioLiberty (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.