Chính phủ Bắc Dương

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của các lãnh chúa và phe phái quân sự

Chính phủ Bắc Kinh Trung Hoa Dân Quốc là chỉ chính phủ trung ương đặt thủ đô tại Bắc Kinh trong thời kỳ đầu kiến quốc Trung Hoa Dân Quốc, do nhân sĩ Bắc Dương phái nắm quyền nên được gọi là Chính phủ Bắc Dương (tiếng Trung: 北洋政府; bính âm: běiyáng zhèngfǔ) đôi khi còn được gọi với những cái tên như Đệ Nhất Trung Hoa Dân Quốc hay Đệ nhất Cộng hòa Trung Hoa ở những tài liệu nước ngoài, nhằm phân biệt với đệ nhị chính phủ Quốc dân.

Trung Hoa Dân Quốc
Tên bản ngữ
  • 中華民國
1913–1928

Quốc caKhanh vân ca
(1913–1915, 1921–1928)
Trung Hoa hùng lập vũ trụ gian
(1915, 1916–1921)
Bản đồ Trung Hoa Dân Quốc năm 1926
Bản đồ Trung Hoa Dân Quốc năm 1926
Tổng quan
Thủ đôĐịa phương Kinh Triệu (Bắc Kinh)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Hán
Chính trị
Chính phủCộng hòa liên bang (1912-19151916-1928) dưới một thể chế đại nghị (19131914, 1916-1923, 19241926-1927) và hệ thống tổng thống (19141916, 1923-19241924-1926)
Độc tài quân sự (19271928)
Đại tổng thống 
• 1913–1916
Viên Thế Khải (đầu tiên)
• 1927–1928
Trương Tác Lâm (cuối cùng)
Quốc vụ tổng lý 
• 1912
Đường Thiệu Nghi (đầu tiên)
• 1927–1928
Phan Phục (cuối cùng)
Lập phápQuốc hội
Lịch sử
Thời kỳĐầu thế kỷ 20
• Đại tổng thống nhậm chức
10 tháng 10 1913
• Khai mạc Quốc hội khóa I
8 tháng 4 năm 1913
4 tháng 5 năm 1919
29 tháng 7 năm 1926
• Chính phủ quân sự tan rã
3 tháng 6 năm 1928
• Đông Bắc đổi cờ
29 tháng 12 1928
Kinh tế
Đơn vị tiền tệViên
Mã ISO 3166CN
Tiền thân
Kế tục
Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc
Đế quốc Trung Hoa
Đại hãn quốc Mông Cổ
Đế quốc Trung Hoa
Đại hãn quốc Mông Cổ
Chính phủ Quốc dân
Khu Xô-viết

Sau Cách mạng Tân Hợi bùng phát năm 1911, Chính phủ Bắc Dương là chính quyền đầu tiên được quốc tế thừa nhận kế thừa pháp thống Trung Quốc, đánh dấu Trung Hoa Dân Quốc chính thức xuất hiện[1]. Ngày 6 tháng 10 năm 1913, Viên Thế Khải qua bầu cử trở thành đại tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, đánh dấu Chính phủ Bắc Dương chính thức thành lập[2], tiếp nối Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc[3].

Chính phủ Bắc Dương là một chính phủ khá dân chủ trong lịch sử Trung Quốc, cũng có cống hiến quan trọng cho duy trì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Dưới quyền chính phủ Bắc Dương, vào năm 1917 Trung Quốc gia nhập phe Hiệp Ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời trong năm 1919 lấy thân phận "nước chiến thắng" tham dự Hội nghị hòa bình Paris, song do Phong trào Ngũ Tứ kháng nghị nên không ký vào Hòa ước Versailles[4]. Năm 1928, sau khi Chiến tranh Bắc phạt kết thúc, Chính phủ Bắc Dương chính thức bị Chính phủ Quốc dân thay thế[5].

Tiến trình

sửa

Kế thừa cương vực nhà Thanh

sửa

Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Long Dụ thái hậu của triều Thanh ban chiếu cho Viên Thế Khải toàn quyền thành lập chính phủ lâm thời tại Bắc Kinh[6]. Ngày 13 tháng 2, Tôn Trung Sơn tuân thủ cam kết từ Nghị hòa Nam-Bắc, từ chức trước Tham nghị viện, đồng thời tiến cử Viên Thế Khải làm đại tổng thống[7]. Ngày 15 tháng 2, Viên Thế Khải được bầu làm đại tổng thống lâm thời thứ hai, đến ngày 10 tháng 3 thì tuyên thệ nhậm chức tại Bắc Kinh[8]. Đầu tháng 12 năm 1912 đến tháng 3 năm 1913, Chính phủ Lâm thời Bắc Kinh cử hành bầu cử quốc hội khóa 1, Tống Giáo Nhân lãnh đạo Quốc Dân đảng giành đa số ghế trong lưỡng viện[9]. Ngày 22 tháng 3 năm 1913, Tống Giáo Nhân bị ám sát trong khi sắp nhậm chức tổng lý nội các[10]. Ngày 8 tháng 4 năm 1913, Quốc hội khóa I Trung Hoa Dân Quốc được triệu tập tại Bắc Kinh. Trong giai đoạn này, Viên Thế Khải hấp thu giới tinh anh xã hội, nhân sĩ Bắc Dương và thiểu số đảng cách mạng thành chính phủ mới, thể chế chính phủ trung ương của Trung Hoa Dân Quốc dần được xác lập, đến ngày 6 tháng 10 tiến hành bầu cử đại tổng thống, Viên Thế Khải trở thành đại tổng thống chính thức đầu tiên, nhậm chức vào ngày 10 tháng 10.

Tháng 7 năm 1913, Tôn Trung Sơn lấy lý do Tống Giáo Nhân bị ám sát và Viên Thế Khải vay mượn nhục nhã phương Tây khi chưa được Quốc hội đồng ý, phát động cách mạng lần thứ hai, song đến tháng 8 thì thất bại hoàn toàn, ông phải lưu vong tại Nhật Bản[11][12]. Nhật Bản đề xuất 21 điều gây khó khăn cho Viên Thế Khải, dưới nhiều bối cảnh bất lợi, các ngôn luận như "cộng hòa không hợp với tình hình Trung Quốc" không ngừng truyền bá trong xã hội, các nơi kiến nghị Viên Thế Khải thi hành quân chủ lập hiến để củng cố nền tảng quốc gia, Viên Thế Khải cuối cùng vào ngày 12 tháng 12 năm 1915 đồng ý bắt đầu trù bị chế độ quân chủ lập hiến Trung Hoa Đế quốc, định vào năm 1916 lên ngôi vua và cải niên hiệu thành "Hồng Hiến". Tuy nhiên, Trung Hoa Cách mạng đảng của Tôn Trung Sơn, Tông Xã đảng của quý tộc Mãn Thanh đều được Nhật Bản tài trợ, cũng với Khởi nghĩa Vân Nam của Thái Ngạc ngăn chặn[13], ngày 22 tháng 3 năm 1916 Viên Thế Khải chưa lên ngôi vua đã phải tuyên bố triệt tiêu chế độ quân chủ, Trung Hoa Đế quốc chưa trở thành quốc danh chính thức. Ngày 6 tháng 6 năm 1916, Viên Thế Khải bị bệnh mất.[14]

Phe Bắc Dương nắm quyền

sửa

Sau khi Viên Thế Khải từ trần, không ai có năng lực thống trị toàn thể quân phiệt Bắc Dương. Phe Bắc Dương sau đó phân thành ba thế lực lớn là Trực hệ, Hoản hệ, Phụng hệ. Từ sau Chiến tranh Hộ quốc, quân phiệt các địa phương cũng bắt đầu hình thành. Quân phiệt địa phương trên danh nghĩa chịu sự chi phối của chính phủ trung ương Bắc Kinh, song chính phủ trung ương Bắc Kinh thực tế trở thành vũ đài của Bắc Dương quân phiệt, là nguyên nhân chính khiến hậu thế gọi là chính phủ "Bắc Dương".

Trong giai đoạn này, Chính phủ Bắc Dương theo trình tự dân chủ, do Quốc hội tuyển chọn đại tổng thống và tổng lý quốc vụ. Năm 1925, Trung Quốc Quốc Dân đảng thành lập Chính phủ Quốc dân, đồng thời do Tưởng Giới Thạch lĩnh quân Bắc phạt. Ngày 3 tháng 6 năm 1928, chính phủ quân sự của Trương Tác Lâm tan rã. Ngày 8 tháng 6, Quốc Dân Cách mạng quân chiếm được Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 12 năm 1928, lãnh tụ Phụng hệ là Trương Học Lương cho hạ Ngũ sắc kỳ, treo Thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng kỳ, sử gọi là Đông Bắc thay cờ. Đến đây, Chính phủ Bắc Dương kết thúc hoạt động, Bắc Dương phái rút khỏi vũ đài lịch sử.

Chính trị

sửa

Tam quyền phân lập

sửa

Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương, kiến lập chế độ tam quyền phân lập, lần lượt xuất hiện năm bộ hiến pháp đều lấy "tam quyền phân lập" làm nguyên tắc cơ bản, hạn chế quyền lực tổng thống, phòng ngừa cá nhân độc tài, khiến quyền lợi và tự do của nhân dân được tôn trọng và bảo hộ. Tháng 5 năm 1917, trong vấn đề tuyên chiến với Đức, Tổng lý Đoàn Kỳ Thụy đề xuất tham chiến, song Quốc hội cự tuyệt hợp tác, do đó Đoàn Kỳ Thụy không ngừng gây áp lực với Quốc hội, Quốc hội bèn cải tổ nội các, tạm hoãn thảo luận vấn đề tham chiến. Đại tổng thống Lê Nguyên Hồng theo yêu cầu của Quốc hội đã bãi chức vụ của Đoàn Kỳ Thụy. Quốc hội đương thời thực sự có vai trò giám sát chính phủ, hạn chế quyền lực, không phải là "con dấu cao su", "máy biểu quyết".[15] Đoàn Kỳ Thụy tức giận rời Bắc Kinh đến Thiên Tân, đồng thời căn cứ "Ước pháp lâm thời Trung Hoa Dân Quốc" cho rằng tổng thống không có quyền bãi chức vụ tổng lý, không thừa nhận lệnh miễn chức, về sau bị sử gia miêu tả là "Phủ-Viện chi tranh".

Hiến pháp đồng thời bảo hộ tư pháp độc lập, quy định độc lập, xét xử công khai. Năm 1913, người đứng đầu Quốc Dân đảng là Tống Giáo Nhân bị sát hại, Phòng kiểm sát địa phương có thể công khai triệu tập Tổng lý quốc vụ Triệu Bỉnh Quân; cũng như tháng 10 năm 1925 phòng kiểm sát địa phương Kinh Sư phái quan kiểm sát Ông Kính Đường điều tra sự kiện "án franc vàng", Tổng trưởng Ngoại giao Thẩm Thụy Lân, Tổng trưởng Tài chính Lý Tư Hạo, nguyên Tổng trưởng Tư Pháp Chương Sĩ Chiêu đều bị điều tra, trong khi đó chính phủ trung ương không can thiệp, phản ánh tính độc lập của tư pháp đương thời.[15]

Nguyên thủ quốc gia

sửa
 
Viên Thế Khải

Người sáng lập Chính phủ Bắc Dương là Viên Thế Khải không chỉ là một nhà cải cách thực tế, mà còn là một nhân vật ái quốc[16]. Lê Nguyên Hồng là quan thanh liêm, bản tính từ thiện, có thể cùng binh sĩ đồng cam cộng khổ, được binh sĩ yêu kính[17]. Đoàn Kỳ Thụy được gọi là "lục bất tổng lý", tức "không chơi gái, không cờ bạc, không tham ô, không hút thuốc phiện, không thiên vị, không uống rượu". Tào Côn nhờ hối lộ mà được bầu làm đại tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc năm 1923, về sau quân Nhật chiếm lĩnh Thiên Tân, có ý đồ thuyết phục Tào Côn lập chính phủ thân Nhật, tuy nhiên Tào Côn kiên quyết cự tuyệt hợp tác với Nhật Bản[18].

Tự do ngôn luận

sửa

Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương tuy có tồn tại sự kiện hạn chế báo chí, song hoàn cảnh dư luận so với thời Chính phủ Quốc Dân và chính phủ cộng sản sau này thì tương đối rộng rãi. Năm Dân Quốc thứ 1, toàn quốc ước tính có 500 báo, có lượng lớn cơ quan độc lập, như "Quốc Dân tân báo", "Ngữ ty", "Thần báo", Thanh Hoa chu khan", "Tân thanh niên", "Kinh báo", "Thế giới nhật báo", "Hiện đại bình luận". Mao Trạch Đông tại Hồ Nam sáng lập "Tương Giang bình luận", chủ biên "Tân Hồ Nam", Chu Ân Lai tại Thiên Tân lần lượt sáng lập "Thiên Tân học sinh liên hiệp hội báo" và "Giác ngộ". Sau khi Tống Giáo Nhân bị sát hại vào năm 1913, sức thâm nhập của giới tin tức khiến Chính phủ Bắc Dương hết sức bất mãn. Do đó, Viên Thế Khải tiến hành cấm chỉ và chỉnh đốn ngành báo toàn quốc, đến cuối năm 1913 toàn quốc chỉ còn 139 báo tiếp tục xuất bản[19]. Sau khi Viên Thế Khải từ trần, báo chí dân gian tăng từ 500 vào năm 1916 lên hơn 1000 vào năm 1920. Năm 1926, đài phát thanh đầu tiên của Trung Quốc được kiến lập tại Cáp Nhĩ Tân, sau đó các đài phát thanh nhà nước và tư nhân bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn. Không gian tự do của quốc dân được mở rộng, tạo điều kiện để giới tinh anh xã hội và quảng đại quần chúng tích cực tham dự sự kiện công cộng.[15]

Tự do lập hội

sửa

Trung Quốc thời kỳ Chính phủ Bắc Dương được hưởng quyền tự do lập hội khá đầy đủ so với trước đây, thời kỳ đầu Chính phủ Bắc Dương chỉ tính số đảng hội mà Bộ Dân chính có hồ sơ là 85. Năm 1918, Mao Trạch Đông, Thái Hòa Sâm và những người khác tại Trường Sa tổ chức Tân dân học hội, năm 1919 Chu Ân Lai, Trương Nhược Danh và những người khác tại Thiên Tân tổ chức Giác ngộ xã, đó là một trong số nhiều đoàn thể xã hội đương thời. Thương nhân cũng phổ biến tự phát tổ chức thành thương hội, thường phát điện tín chỉ trích hành vi của Chính phủ Bắc Dương. Dân chúng Trung Quốc sẵn sàng bày tỏ hơn trước, biểu đạt ý kiến của mình với Chính phủ Bắc Dương. Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương trở thành thời kỳ dân chủ cao độ trong lịch sử vài nghìn năm tại Trung Quốc.[15]

Tự trị địa phương

sửa

Tháng 11 năm 1920, Chính phủ Bắc Dương tuyên bố trù bị tự trị địa phương, sau đó ban bố một loạt điều khoản tự trị địa phương. Quy định quan viên chính phủ địa phương không do chính phủ trung ương bổ nhiệm, mà do công dân bản địa trực tiếp bầu ra, đồng thời phân chia tài chính và công việc giữa trung ương và địa phương. Từ năm 1920 đến năm 1925, các địa phương Trung Quốc căn cứ chế độ liên bang của Hoa Kỳ, khởi đầu phong trào liên tỉnh tự trị, giới tinh anh phát biểu nhiều trên báo chí về chế độ liên bang, hô hào liên tỉnh tự trị. Tỉnh Hồ Nam tổ chức công dân đầu phiếu thông qua hiến pháp, là hiến pháp cấp tỉnh đầu tiên được thi hành tại Trung Quốc. Năm 1922, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố họ có mục tiêu lập nước Cộng hòa Liên bang Trung Hoa. Tháng 10 năm 1923, ban bố "Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", đây là một bộ hiến pháp liên bang, song do Tào Côn hối lộ nên hiến pháp này chịu phản đối. Năm 1926, Quốc Dân đảng Bắc phạt, hiến pháp các tỉnh và nghị hội các tỉnh sau đó hủy bỏ[15]

Danh sách quân phiệt thời kỳ Chính phủ Bắc Dương
Danh xưng Phái hệ Thời gian hoạt động Căn cứ địa Nhân vật đại biểu Cường quốc hỗ trợ
Hoản hệ Bắc Dương phái 1916-1925 An Huy, Chiết Giang, Sơn Đông Đoàn Kỳ Thụy, Nghê Tự Xung, Từ Thụ Tranh, Đoàn Chi Quý, Lư Vĩnh Tường Nhật Bản
Trực hệ Bắc Dương phái 1917-1926 Trực Lệ, Hoa Bắc, Hoa Đông[20] Phùng Quốc Chương, Tào Côn, Ngô Bội Phu, Tề Tiếp Nguyên, Tôn Truyền Phương Hoa Kỳ, Anh Quốc
Phụng hệ Bắc Dương phái 1916-1928 Phụng Thiên, Hắc Long Giang, Cát Lâm Trương Tác Lâm, Trương Học Lương, Trương Tông Xương Nhật Bản
Tây Bắc quân Bắc Dương phái 1921-1930 Thiểm Tây Phùng Ngọc Tường, Hàn Phúc Củ, Tống Triết Nguyên, Dương Hổ Thành Liên Xô
Xuyên quân Bắc Dương phái 1919-1938 Tứ Xuyên Lưu Tương, Lưu Văn Huy, Đặng Tích Hầu, Dương Sâm
Kiềm quân Bắc Dương phái 1920-1926 Quý Châu Viên Tổ Minh, Vương Gia Liệt, Chu Tây Thành, Lưu Hiển Thế, Bành Hán Chương
Tấn hệ Bắc Dương phái
Quốc Dân đảng
1911-1949 Sơn Tây Diêm Tích Sơn Nhật Bản
Cựu Quế hệ không 1916-1925 Quảng Tây Lục Vinh Đình, Thẩm Hùng Anh
Điền hệ Quốc Dân đảng 1916-1927 Vân Nam Đường Kế Nghiêu, Long Vân, Lư Hán Pháp
Tương hệ Quốc Dân đảng] 1916-1937 Hồ Nam Triệu Hằng Dịch, Đường Sinh Trí, Hà Kiện
Việt hệ Quốc Dân đảng 1920-1925 Quảng Đông Trần Quýnh Minh, Long Tế Quang, Trần Minh Xu, Tương Phát Khuê, Trần Tế Đường, Dư Hãn Mưu Liên Xô
Mã gia quân không[21][22] 1872-1949 Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải Mã An Lương, Mã Đình Hiền, Mã Hồng Quỳ, Mã Hồng Tân, Mã Bộ Thanh, Mã Bộ Phương không
Tân Quế hệ Quốc Dân đảng 1922-1953 Quảng Tây Lý Tông Nhân, Bạch Sùng Hy, Hoàng Thiệu Hoành

Kinh tế

sửa

Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương là thời kỳ hoàng kim trong quá trình phát triển tư bản dân tộc Trung Quốc. Theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Hứa Địch Tân, từ năm 1912 đến năm 1920, theo tính toán GDP, mỗi năm kinh tế tăng trưởng đạt 16,5%, tính theo sản lượng ròng thì mỗi năm tăng trưởng 13,4%. Phát triển tư bản quan liêu từ năm 1912 bắt đầu suy giảm, tư bản ngoại quốc từ sau năm 1914 bị ngăn trở, duy có tư bản dân tộc duy trì tốc độ tăng trưởng, tính toàn bộ thời kỳ Chính phủ Bắc Dương tốc độ phát triển đạt 13,8%. Năm 1915, tại San Francisco cử hành "Triển lãm Quốc tế Panama-Thái Bình Dương", sản phẩm triển lãm của Trung Hoa Dân Quốc đạt 1218 huy chương các loại, đứng đầu các quốc gia tham dự, qua đó có thể thấy thành tựu công nghiệp phi phàm của Chính phủ Bắc Dương.[15]

Chính phủ Bắc Dương đưa Trung Quốc bước vào quỹ đạo phát triển kinh tế cao tốc, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, các cường quốc phương Tây không rảnh để chú ý về phương Đông, song cũng nguyên nhân chủ yếu là Chính phủ Bắc Dương đã kiến lập kinh tế thị trường. Viên Thế Khải đề xuất cho Trương Kiểm cùng một nhóm doanh nhân có kinh nghiệm phong phú quản lý kinh tế Trung Quốc, đồng thời thực hiện cân bằng tài chính, kinh tế được phát triển nhanh chóng. Sau này, Thập niên hoàng kim của Chính phủ Quốc dân, trên thực tế là được lợi trực tiếp từ kinh tế thị trường mà Chính phủ Bắc Dương kiến lập.[23]

Ngoại giao

sửa

Ngày 6 tháng 10 năm 1913, Viên Thế Khải chính thức nhậm chức đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, ngay hôm đó 13 quốc gia như Nhật Bản cùng Trung Hoa Dân Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó, số nước bang giao của Trung Hoa Dân Quốc dần gia tăng.

Ngày 22 tháng 4 năm 1912, Viên Thế Khải tuyên bố rõ rằng toàn bộ chính trị các địa phương Mông Cổ, Tây Tạng, Hồi Cương đều thuộc nội chính Trung Quốc. Anh Quốc công khai biểu thị không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, lấy đường McMahon gây ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau này, đại biểu Anh Quốc tại hội nghị Simla cố gắng dùng thủ đoạn khiến Trung Quốc ký tắt vào dự thảo điều ước, bị Chính phủ Bắc Dương thẳng thừng từ chối, cuối cùng phía Trung Quốc không ký vào thỏa thuận nào, và đường McMahon không được Trung Quốc thừa nhận.[24]

Ngày 5 tháng 11 năm 1913, Viên Thế Khải nhằm đổi lấy việc Nga viện trợ và thừa nhận Chính phủ Bắc Dương, bèn cùng Nga ký kết "Hiệp ước Trung-Nga-Mông". Nga tuy bề ngoài thừa nhận Mông Cổ là "một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc", song Chính phủ Trung Quốc thừa nhận nội dung "Hiệp ước Nga-Mông" và "tự trị" của Mông Cổ, không thiết lập cai trị, trú quân hay di dân tại Ngoại Mông Cổ, trên thực tế thừa nhận quyền khống chế của Nga đối với Ngoại Mông. Năm 1917, Nga bùng phát cách mạng, Chính phủ Bắc Dương thừa cơ thu hồi chủ quyền đường sắt Trung Đông bị Nga cướp đoạt, phế trừ một phần bồi thường của nhà Thanh cho các cường quốc, xuất binh đến Ngoại Mông Cổ, duy trì thống nhất quốc gia. Trong Nội chiến Nga năm 1918, hàng triệu người Trung Quốc tại Siberia bị uy hiếp về sinh mệnh và tài sản, Chính phủ Bắc Dương chịu áp lực từ các bên, quyết định xuất binh sang Siberia bảo hộ kiều dân. Tháng 8 năm 1919, Chính phủ Bắc Dương chính thức thành lập Tổng cục cảnh sát tại Cáp Nhĩ Tân, thu hồi đại bộ phần quyền cảnh sát từ tay người Nga. Chính phủ Bắc Dương phế bỏ "Hiệp ước Trung-Nga-Mông", đồng thời xuất binh đến Ngoại Mông, tháng 11 năm 1919 Ngoại Mông thủ tiêu tự trị, khôi phục chế độ như trước[25]. Chính phủ Bắc Dương đề xuất sửa đổi "Điều ước Y Lê Trung-Nga", cùng Chính phủ Nga Xô viết vào tháng 5 năm 1920 ký kết hiệp định thông thương cục bộ mới, phế trừ hiệp ước cũ mà trong đó đa số là điều khoản bất bình đẳng. Tháng 9 năm 1920, phế bỏ quyền tài phán lãnh sự Nga kiều, thu hồi tô giới Nga.[26] Tháng 8 năm 1922, Liên Xô phái Adolph Joffe sang Bắc Kinh làm đại biểu toàn quyền tại Trung Quốc, đầu tiên gửi thư cho người lãnh đạo Chính phủ Bắc Dương là Ngô Bội Phu, hy vọng lập quan hệ hợp tác, tuy nhiên, Ngô Bội Phụ cự tuyệt du thuyết của Liên Xô,[27] Adolph Joffe chuyển sang liên lạc với Tôn Trung Sơn đang phát triển thế lực tại phương nam, hai người sau đó phát biểu tuyên bố chung, Tôn Trung Sơn đồng ý quân Liên Xô có thể lưu trú Ngoại Mông[28].

Ngày 29 tháng 5 năm 1914, Nhật Bản uy hiếp Viên Thế Khải ký kết "Biện pháp thi hành giảm thuế vận chuyển qua lại Triều Tiên- Nam Mãn Trung-Nhật" với sáu điều khoản, thương nghiệp Đông Bắc sau đó bị người Nhật lũng đoạn. Sau Cách mạng thứ hai, Viên Thế Khải lo sợ Nhật Bản hỗ trợ Tôn Trung Sơn, đặc phái Tôn Bảo Kỳ, Lý Thịnh Đạt sang Nhật Bản khai thông, Nhật Bản nhân cơ hội này đề xuất quyền xây dựng năm tuyến đường sắt tại Đông Bắc. Tháng 9 năm 1914, Nhật Bản mượn việc tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuyên chiến với Đức, xuất binh chiếm lĩnh Sơn Đông. Ngày 7 tháng 1 năm 1915, Chính phủ Bắc Dương yêu cầu quân Nhật triệt thoái về nước, hoặc tạm lưu trú tại tô giới Đức tại Thanh Hải. Sau khi Đức chiến bại trong thế chiến, Chính phủ Bắc Dương lấy thân phận nước chiến thắng tham dự Hội nghị hòa bình Paris, muốn thu hồi quyền lợi của Đức tại Sơn Đông, song bị buộc phải chuyển giao lợi ích đó sang Nhật Bản, đại biểu Trung Quốc chỉ có thể cự tuyệt ký và hiệp ước để kháng nghị. Nhật Bản thừa cơ các nước Âu-Mỹ không để tâm tới Viễn Đông, thấy được dã tâm xưng đế của Viên Thế Khải, vào ngày 18 tháng 1 Nhật Bản đề xuất yêu cầu 21 điều với Viên Thế Khải, dẫn tới bùng phát Phong trào Ngũ Tứ. Do Chính phủ Bắc Dương xoay xở nhiều bên, các điều khoản bất lợi nhất với Trung Quốc bị bác bỏ, là thắng lợi ngoại giao của nước yếu.[29], quân Nhật chiếm lĩnh Thanh Đảo cho đến năm 1922.

Năm 1918, Đức chiến bại trong thế chiến, để mất tô giới và thuộc địa tại Trung Quốc, giảm thiểu một chương ngại trong quan hệ song phương. Năm 1920, đoàn đại biểu của Đức sang thăm Trung Quốc, trải qua đàm phán, hai bên vào ngày 20 tháng 5 năm 1921 ký kết "Hiệp ước Trung-Đức". Đây là một điều ước bình đẳng hiếm thấy trong lịch sử quan hệ đối ngoại cận đại của Trung Quốc, quan hệ Trung-Đức bị gián đoạn trong chiến tranh đến lúc đó được khôi phục.[30]

Xã hội

sửa

Chính phủ Bắc Dương chú trọng kiến thiết văn hóa truyền thống Trung Quốc, quốc ca và quốc huy thời kỳ này thể hiện đầy đủ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra, Viên Thế Khải từng ban bố một loạt luật định tôn sùng luân thường, tôn sùng Nho học, thiết lập tiết xuân có ảnh hưởng đến nay. Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương, không khí dân chủ cung cấp bảo hộ tự do tư tưởng, xúc tiến mạnh phát sinh và phát triển phong trào tân văn hóa. Trong Phong trào tân văn hóa, các loại trào lưu tư tưởng và chủ nghĩa phổ biến tại Trung Quốc, văn hóa tư tưởng xuất hiện đa nguyên hóa. Dưới hai ngọn cờ dân chủ và khoa học, các trào lưu tư tưởng tự do truyền bá, mọi người tranh luận các loại học thuyết, xúc tiến mạnh giải phóng cá tính của người Trung Quốc, cũng như tiến bộ của sự nghiệp khoa học văn hóa. Các nhà văn hóa lớn của Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại phải kể đến như Thái Nguyên Bồi, Trần Độc Tú, Hồ Quát, Tiền Mục, Lỗ Tấn hay Chu Tác Nhân, hầu như các ngành khoa học xã hội và nhân văn hiện nay tại Trung Quốc đều đặt nền móng từ thời kỳ Chính phủ Bắc Dương.[23]

Năm 1922, tổng trưởng ngoại giao của Chính phủ Bắc Dương là Vương Chính Đình được mời làm ủy viên Ủy ban Olympic Quốc tế[31]. Trong Thế vận hội Mùa hè năm 1924 tổ chức tại Paris, Pháp, do Chính phủ Bắc Dương thiếu kinh phí nên không thể cử toàn bộ tuyển thủ tham dự, chỉ cử Vi Vinh Lạc và ba vận động viên quần vợt khác sang Pháp tham gia thi đấu, kinh phí do Hoa kiều tại Mỹ tài trợ[32][33]. Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự lễ khai mạc Thế vận hội, song sau đó lại rút khỏi thi đấu chính thức[34][35]. Tuy nhiên, họ vận là những người Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên đấu trường Thế vận hội.[36]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 世界各國議會年表:亞洲
  2. ^ 北洋政府時期的文武關係(1916-1928)
  3. ^ 北洋政府時期總統權力之研究(1912~1924),池炫璋著
  4. ^ “第一次世界大战与中华民国”. 半壁江山中文网. ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ 中華民國史檔案資料匯編. 第三輯, 北洋政府:1912-1927
  6. ^ “袁世凯曾遭行刺 装病逼迫清帝退位”. 凤凰网. ngày 24 tháng 9 năm 2008.
  7. ^ “1912年"北京兵變"真的是袁世凱指使的嗎? 大公报”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ 郭廷以. 1912──中華民國元年壬子 Lưu trữ 2015-07-04 tại Wayback Machine. 漢典古籍. [2014年2月23日] (phồn thể).
  9. ^ 徐矛,中华民国政治制度史,上海:上海人民出版社,1992年
  10. ^ Jonathan Fenby (2008年5月29日). The Penguin History of Modern China: The Fall and Rise of a Great Power, 1850-2008 (bằng tiếng Anh). 英國西敏寺: 企鵝出版集團. tr. 第123頁至第125頁. ISBN 978-0713998320. Truy cập 2014年2月23日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  11. ^ 《中央政府與國民黨之問題》. 中國重慶: 《大公報》. 1913年6月1日 (Chữ Hán phồn thể).
  12. ^ 二次革命失败 孙中山被迫流亡. 鳳凰衛視. 2011年3月10日 [2014年2月23日] (Chữ Hán giản thể).
  13. ^ 郭廷以 (1979年). “1916──中華民國五年丙辰”. 《中华民国史事日志》. 中央研究院近代史研究所. ISBN 9786666712945. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  14. ^ 郭廷以. 1916──中華民國五年丙辰 Lưu trữ 2015-07-04 tại Wayback Machine. 漢典古籍. [2014年2月23日] (phồn thể).
  15. ^ a b c d e f “民国北京政府时期是中国民主社会的开端”. 共识网. ngày 12 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  16. ^ “《袁世凯全集》将出版”. 新京报. ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  17. ^ “北洋政府总统礼官谈黎元洪:秉性慈善遇人公平”. 华夏经纬网. ngày 1 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  18. ^ “曹锟下野后拒与日本合作:喝粥也不当汉奸”. 搜狐. 2014年4月2日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  19. ^ “新闻数字博物馆-癸丑报灾”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  20. ^ 張明金、劉立勤《国民党历史上的158个军》.解放軍出版社.2007年
  21. ^ 國民政府與青海馬家關係研究
  22. ^ 甘、寧、青三馬家族世系簡表
  23. ^ a b “北洋政府的成就”. 凤凰网. 2012年11月21日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  24. ^ “袁世凯三令捍卫西藏主权”. 黑龙江新闻网. ngày 24 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  25. ^ 劉學銚,外蒙古問題,南天書局,2001年3月,isbn9576385687,38頁
  26. ^ 10 tháng 9 năm 2013/165353679.shtml “强势外交:北洋政府出兵西伯利亚护侨” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). 新浪网. 2013年9月10日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  27. ^ “苏联解密档案中的北洋人物”. 人民网. 2004年5月28日. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  28. ^ “重写民国史——从客观评价孙中山开始”. 纵览中国. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  29. ^ “北洋政府的外交成就”. 凤凰网. 3月26日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  30. ^ 陳仁霞,《中德日三角關係研究——1936年至1938年》
  31. ^ “中国百年奥运之路上的数个"第一". 新华网. 2008年7月2日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  32. ^ 《申報》,「萬國運動會之中華選手」"萬國運動會本屆定本年七月十三日至二十四日止,在法京巴黎舉行,各國將遣送選手出席與賽,我國方面,昨據葛雷博士語人云,萬國運動,我國應即加入,惟以經費支絀,恐不能遣送全部選手前往,現擬先派網球選手數人赴法,將來如經費充裕,或將繼續遣送,至網球選手出發之期,當在一月之後,前參預六屆遠東運動會之吳仕光昆仲及魏君等可望在選派之列雲。"ngày 21 tháng 2 năm 1924
  33. ^ 《申報》,「我國網球家加入世界運動會訊」"遠東運動會中國競賽委員會,已派廣東韋榮洛君為中國網球隊隊長,參與本屆在法國巴黎舉行之第八屆萬國運動會,及美國之台費司杯(今譯為戴維斯杯)奪標比賽,台費司杯比賽,亦系公開,無論何國人皆得加入,韋君曾於去年加入第六次遠東運動大會網球比賽,此番受遠東運動會中國競賽委員會之正式委派,有全權挑選隊員,代表我國參與歐美兩大國際網球競賽,韋君已定於四月一日赴洋,先至美國,與海外網球界有所接洽,並準備參與比賽事,我國運動方面加入世界比賽者,此為第一次。"ngày 24 tháng 2 năm 1924
  34. ^ (ed.) M. Avé, Comité Olympique Français. Les Jeux de la VIIIe Olympiade Paris 1924 – Rapport Officiel (PDF) (bằng tiếng Pháp). Paris: Librairie de France. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2012. -{39 seulement s’alignérent, ne représentant plus que 24 nations, la Chine, le Portugal et la Yougoslavie ayant déclaré forfait.}-Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  35. ^ 2008 Olympic Tennis Event Media Guide (PDF). International Tennis Federation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.
  36. ^ “1924:中国情况”. 中国奥林匹克委员会. 25 tháng 3 năm 2004/120077.html Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa
Tiền nhiệm:
Đại Thanh
(1644–1912)
Chính phủ Bắc Dương
1912–1927
Kế nhiệm:
Chính phủ Quốc dân
(1927–1948)