Châu Hưng, Bình Đại

xã thuộc Bình Đại

Châu Hưng là một thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Châu Hưng
Xã Châu Hưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBến Tre
HuyệnBình Đại
Trụ sở UBNDẤp Hưng Chánh
Thành lập3/4/1979[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Duy Phúc
Chủ tịch HĐNDPhạm Văn Phương
Bí thư Đảng ủyPhạm Văn Phương
Địa lý
Tọa độ: 10°15′08″B 106°29′49″Đ / 10,252101°B 106,49699°Đ / 10.252101; 106.496990
Châu Hưng trên bản đồ Việt Nam
Châu Hưng
Châu Hưng
Vị trí xã Châu Hưng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,06 km²
Khác
Mã hành chính29071[2]
Số điện thoại0753.853.107

Địa lý

sửa

Xã Châu Hưng nằm ở trung tâm của tiểu vùng I, huyện Bình Đại, cách trung tâm huyện 26 km và cách thành phố Bến Tre khoảng 24 km về phía tây theo đường tỉnh 883, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, có vị trí địa lý:

Diện tích tự nhiên

sửa

Diện tích tự nhiên của xã là 1.106ha, trong đó:

  • 410ha trồng lúa
  • 448ha trồng vây lâu năm
  • 5ha vườn tạp
  • 42ha nuôi thủy sản
  • 78ha sông rạch chưa sử dụng.

Địa hình và đất đai

sửa

Là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa sông Ba Lai. có những dải đất cao hơn các khu vực xung quanh từ 1-1,5m. Đó là những con giồng, di tích của mỗi giai đoạn bờ biển được sáp nhập vào đất liền (nay thuộc ấp Hưng Chánh), có độ cao trung bình từ 2-2,5m; dài khoảng 1,5 km.

Đất đai ở Châu Hưng chủ yếu là đất phù sa, có địa hình cao trên 1m, không bị ngập úng vào mùa mưa và khô cứng vào mùa khô.

Hành chính

sửa

Xã Châu Hưng được chia thành 4 ấp: Hưng Chánh, Hưng Thạnh, Tân Hưng, Hưng Nhơn[3].

Lịch sử

sửa

Ngày 3 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 141-CP[1] về việc thành lập xã Châu Hưng trên cơ sở một phần của xã Bình Yên cũ.

Kinh tế - xã hội

sửa

Xã hội

sửa

Trường học

sửa
  • Trường Mẫu giáo Sao Sáng
  • Trường tiểu học Huỳnh Tấn Phát
  • Trường THCS Huỳnh Tấn Phát
  • Trường THPT Huỳnh Tấn Phát.

Văn hóa

sửa

Tôn giáo tín ngưỡng

sửa
  • Khoảng 80% dân cư trong xã theo đạo Phật. Xã có ngôi chùa lớn là Hưng Phước Tự được xây dựng năm 1940, tạo lạc tại ấp Hưng Chánh, bên cạnh chợ trung tâm xã hiện nay. Hai đình thần và hai miễu ở ấp Hưng Chánh, Tân Hưng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng hiện nay vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn.
  • Ngoài đạo Phật, ở Châu Hưng còn có đạo Cao Đài (khoảng 15% dân số) và đạo Tin Lành (khoảng 5% dân số). Tín đồ Cao Đài ở Châu Hưng dưới quyền của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh sinh hoạt tại Thánh thất Hưng Chánh. Đạo Tin lành ở Châu Hưng chỉ mới xuất hiện từ 1978, các tín đồ sinh hoạt ở nhà thờ Tin Lành xã Giao Hoà (Châu Thành, Bến Tre)

Giao thông

sửa
  • Đường thủy: sông Ba Lai là con đường giao lưu với các xã khác trong huyện, huyện khác trong tỉnh như Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành,... và các tỉnh khác. Ngoài ra còn có những con rạch tự nhiên lớn và các con kênh. Tất cả hợp thành mạng lưới giao thông thủy thuận lợi, vừa là hệ thống cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho nông nghiệp.
  • Đường bộ: tuyến đường trung tâm dài 1.000m, rộng 3m từ đường tỉnh 883 đến ngã tư đình Châu Hưng được trải nhựa. Các tuyến đường liên xã, ấp, xóm được rải đá dăm hoặc trải sỏi đỏ.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Quyết định số 141-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Bến Tre”. Thư viện Pháp luật. 3 tháng 4 năm 1979.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Phú Sĩ (6 tháng 1 năm 2022). “Nâng cấp đô thị xã Châu Hưng”. Báo Đồng Khởi. Truy cập 6 tháng 1 năm 2022.

Tham khảo

sửa