Chánh án Hoa Kỳ

chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ, người đứng đầu hệ thống tòa án liên bang

Chánh án Hoa Kỳ (chief justice of the United States) là chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ và quan chức cấp cao nhất của ngành tư pháp liên bang Hoa Kỳ. Đoạn 2 Khoản 2 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ quy định thẩm phán Tòa án tối cao do tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng viện. Đoạn 6 Khoản 3 Điều I mặc định sự tồn tại của chức danh chánh án Hoa Kỳ khi quy định chánh án Hoa Kỳ chủ tọa phiên luận tội tổng thống.

Chánh án Hoa Kỳ
Con dấu Tòa án tối cao Hoa Kỳ
Đương nhiệm
John G. Roberts, Jr.

từ ngày 29 tháng 9 năm 2005
Tòa án tối cao Hoa Kỳ
Kính ngữNgài Chánh án
(thân mật)
Quý Thẩm phán
(tại tòa)
Tướng công
(trang trọng)
Cương vịChánh án
Thành viên củaHệ thống tòa án liên bang
Hội đồng Tư pháp
Văn phòng Hành chính Tòa án
Trụ sởTrụ sở Tòa án tối cao, Washington, D.C.
Bổ nhiệm bởiTổng thống
với sự phê chuẩn của Thượng viện
Nhiệm kỳSuốt đời
Tuân theoHiến pháp Hoa Kỳ
Thành lập4 tháng 3 năm 1789
(235 năm trước)
 (1789-03-04)
Người đầu tiên giữ chứcJohn Jay
Lương bổng$298.500
WebsiteSupremeCourt.gov

Chánh án Hoa Kỳ phân công việc xem xét thụ lý vụ án của Tòa án tối cao, chủ tọa tranh luận tại phiên tòa và chủ trì việc nghị án. Ngoài ra, chánh án phân công một thẩm phán soạn thảo quyết định của Tòa án tối cao trong trường hợp thuộc đa số.

Theo truyền thống, chánh án Hoa Kỳ là người thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Chánh án là đại diện của nhánh tư pháp, giám đốc hành chính của hệ thống tòa án liên bang và người đứng đầu Hội đồng Tư pháp Hoa Kỳ, nắm quyền bổ nhiệm Văn phòng Hành chính Tòa án Hoa Kỳ. Chánh án cũng là thành viên hội đồng quản trị, viện trưởng Viện Smithsonian.

Từ khi Tòa án tối cao được thành lập vào năm 1789 thì đã có 17 người đảm nhiệm chức vụ Chánh án Hoa Kỳ. Chánh án Hoa Kỳ đầu tiên là John Jay. Từ năm 2005, chánh án Hoa Kỳ đương nhiệm là John Roberts. Năm trong số 17 chánh án Hoa Kỳ là thẩm phán Tòa án tối cao trước khi trở thành chánh án Hoa Kỳ.

Nguồn gốc, tên gọi chức danh và quá trình bổ nhiệm

sửa

Hiến pháp Hoa Kỳ mặc định sự tồn tại của chức danh chánh án tại Đoạn 6 Khoản 3 Điều I: "Trong trường hợp luận tội tổng thống Hoa Kỳ thì chánh án là chủ tọa". Khoản 1 Điều III chỉ quy định thành viên Tòa án tối cao được gọi là "thẩm phán". Luật Tổ chức tư pháp năm 1789 quy định chức danh chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳthẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ.

Năm 1866, Salmon P. Chase bắt đầu gọi chức danh chánh án là chánh án Hoa Kỳ. Từ đó, Quốc hội sử dụng tên gọi mới trong những đạo luật về sau.[1] Melville Fuller là người đầu tiên được bổ nhiệm chức danh chánh án Hoa Kỳ vào năm 1888.[2]

Là một thẩm phán liên bang, chánh án Hoa Kỳ do tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng viện. Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ quy định nhiệm kỳ của thẩm phán liên bang là suốt đời. Nhiệm kỳ của chánh án Hoa Kỳ kết thúc khi chánh án qua đời, nghỉ hưu, từ chức hoặc bị bãi nhiệm.[3]

Lương chánh án Hoa Kỳ do Quốc hội quyết định; năm 2022, lương hàng năm của chánh án là 286.700 đô la Mỹ, nhỉnh hơn lương thẩm phán Tòa án tối cao là 274.000 đô la Mỹ.[4]

Đã có ba thẩm phán Tòa án tối cao đương nhiệm được bổ nhiệm làm chánh án Hoa Kỳ: Edward Douglass White vào năm 1910, Harlan Fiske Stone vào năm 1941 và William Rehnquist vào năm 1986. Abe Fortas được tổng thống đề cử vào năm 1968 nhưng không được Thượng viện phê chuẩn. William Cushing được bổ nhiệm làm chánh án vào năm 1796 nhưng từ chối nhậm chức. Đã có hai nguyên thẩm phán Tòa án tối cao được bổ nhiệm làm chánh án Hoa Kỳ: John Rutledge được Tổng thống George Washington bổ nhiệm vào năm 1795 trong thời gian Thượng viện ngừng họp nhưng cuối cùng không được phê chuẩn, Charles Evans Hughes được bổ nhiệm vào năm 1930. Ngoài ra, nguyên Chánh án Hoa Kỳ John Jay được bổ nhiệm lần thứ hai nhưng từ chối, dọn đường cho John Marshall làm chánh án.[3]

Nhiệm vụ và quyền hạn

sửa
 
Những chánh án Hoa Kỳ (Harper's Weekly, ngày 24 tháng 12 năm 1864)

Ngoài những nhiệm vụ của một thẩm phán Tòa án tối cao, chánh án Hoa Kỳ có một số nhiệm vụ đặc thù.

Chủ tọa phiên luận tội tổng thống, phó tổng thống

sửa

Khoản 3 Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ quy định chánh án Hoa Kỳ chủ tọa phiên luận tội tổng thống. Đã có ba chánh án Hoa Kỳ làm chủ tọa một phiên luận tội tổng thống: Salmon P. Chase (phiên luận tội Andrew Johnson, William Rehnquist (phiên luận tội Bill Clinton) và John Roberts (phiên luận tội Donald Trump lần thứ nhất; Roberts từ chối làm chủ tọa phiên luận tội Donald Trump lần thứ hai sau khi Trump mãn nhiệm. Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Patrick Leahy chủ tọa phiên luận tội).[5] Nội quy Thượng viện quy định chánh án Hoa Kỳ chủ tọa phiên luận tội phó tổng thống nhằm ngăn ngừa tình trạng một phó tổng thống chủ tọa phiên luận tội của chính mình.[6][7]

Thâm niên

sửa

Thủ tục, nội quy của Tòa án tối cao dựa trên thâm niên của các thẩm phán. Chánh án Hoa Kỳ là người đầu tiên trong thứ tự ưu tiên, bất kể thời gian giữ chức.

Chánh án Hoa Kỳ quyết định danh sách những đơn kháng cáo mà các thẩm phán xem xét thụ lý vụ án tại những cuộc họp hàng tuần. Tòa án tối cao thụ lý ít hơn 1% số vụ án được kháng cáo lên Tòa án tối cao. Những thẩm phán Tòa án tối cao có thể bổ sung vụ án vào chương trình làm việc hàng tuần nhưng quyết định của chánh án có ảnh hưởng lớn đối với công việc của Tòa án tối cao.[8][9]

Khi thuộc đa số biểu quyết tán thành, chánh án Hoa Kỳ có quyền phân công một thẩm phán soạn thảo quyết định của Tòa án tối cao. Chánh án có thể phân công một thẩm phán giỏi ngoại giao với những thẩm phán khác, một thẩm phán nhất trí với chánh án hoặc chính chánh án. Người soạn thảo quyết định có ảnh hưởng lớn đối với nội dung bởi một quyết định nhưng mỗi thẩm phán sẽ có văn phong, ý kiến rất khác nhau.[9]

Chánh án Hoa Kỳ chủ trì việc nghị án và thông thường là người đầu tiên phát biểu thảo luận. Tuy có quyền biểu quyết trước nhưng chánh án có thể đợi biểu quyết để xem thẩm phán nào tán thành quyết định của Tòa án tối cao.[9]

Thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống

sửa

Theo truyền thống, chánh án Hoa Kỳ là người thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống tuy Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định ai là người thực hiện. Chánh án Hoa Kỳ thông thường là người thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tòa án tối cao. Thẩm phán lâu năm nhất của Tòa án tối cao là người thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức chánh án Hoa Kỳ.

Trong trường hợp chánh án Hoa Kỳ không làm việc được thì thẩm phán lâu năm nhất của Tòa án tối cao là người thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Đã có tám lần một người không phải chánh án Hoa Kỳ thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống:[10]

  • Robert Livingston, chánh án Tòa đại pháp New York, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống đầu tiên của George Washington.
  • William Cushing, thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ hai của George Washington vào năm 1793.
  • John Calvin Coolidge Sr., cha của Calvin Coolidge, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của con trai.[11] Tuy nhiên, việc này bị dư luận phản đối sau khi Coolidge trở về Washington và Adolph A. Hoehling Jr., Thẩm phán Tòa án sơ thẩm liên bang Đặc khu Columbia, phải thực hiện lại lễ tuyên thệ nhậm chức.[12]
  • Willaim Cranch, chánh án Tòa án sơ thẩm Đặc khu Columbia, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của John TylerMillard Fillmore[13]
  • John R. Brady, thẩm phán Tòa án tối cao New York, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Chester A. Arthur.
  • John R. Hazel, thẩm phán Tòa án sơ thẩm liên bang Quận Tây New York, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Theodore Roosevelt.
  • Sarah T. Hughes, thẩm phán Tòa án sơ thẩm liên bang Quận Bắc Texas, thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Lyndon B. Johnson trên Air Force One sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát.

Nhiệm vụ khác

sửa

Từ nhiệm kỳ của William Howard Taft, chức danh chánh án Hoa Kỳ đã đảm nhiệm thêm những nhiệm vụ khác.[14] Chánh án Hoa Kỳ:

  • Là người đứng đầu ngành tư pháp liên bang.
  • Là người đứng đầu Hội đồng Tư pháp Hoa Kỳ, là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các tòa án liên bang Hoa Kỳ. Hội đồng Tư pháp có nhiệm vụ trình Tòa án tối cao ban hành quy tắc về thủ tục tố tụng (có thể bị Quốc hội bác bỏ). Nhiều phần của Quy tắc liên bang về tố tụng dân sự và Quy tắc liên bang về chứng cứ đã được hầu hết các tiểu bang áp dụng trong tố tụng và được đưa vào chương trình đào tạo của các trường luật Hoa Kỳ.
  • Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án giám sát tình báo nước ngoài trong số thẩm phán liên bang, là một "tòa án bí mật" có nhiệm vụ phê chuẩn lệnh giám sát, theo dõi của những cơ quan cảnh sát liên bang (chủ yếu là Cục Điều tra Liên bang) đối với những đối tượng tình nghi là gián điệp.
  • Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án trục xuất phần tử khủng bố người nước ngoài trong số thẩm phán liên bang, là một tòa án đặc biệt có nhiệm vụ quyết định trục xuất những đối tượng người nước ngoài tình nghi là phần tử khủng bố.[15]
  • Bổ nhiệm thành viên Ban Tư pháp về tố tụng liên quận trong số thẩm phán liên bang, là một cơ quan có nhiệm vụ quyết định nơi xử án chung để phối hợp thủ tục dự thẩm trong trường hợp có nhiều việc kiện liên quan đến nhau tại những quận tư pháp khác nhau.
  • Là thành viên hội đồng quản trị, viện trưởng Viện Smithsonian.
  • Giám sát việc sưu tập sách của Thư viện Luật thuộc Thư viện Quốc hội.[16]

Chánh án Hoa Kỳ và những thẩm phán liên bang khác có thể kiêm thêm chức vụ. John Jay là người đàm phán Điều ước Jay giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Robert H. Jackson được Tổng thống Truman bổ nhiệm làm công tố viên của Hoa Kỳ tại phiên tòa Nürnberg. Earl Warren là chủ nhiệm Ủy ban Tổng thống về vụ ám sát Tổng thống Kennedy.

Không làm việc được hoặc khuyết

sửa

Trong trường hợp khuyết chánh án Hoa Kỳ hoặc chánh án Hoa Kỳ không làm việc được thì thẩm phán lâu năm nhất của Tòa án tối cao thực hiện nhiệm vụ của chánh án Hoa Kỳ. Hiện tại, Clarence Thomas là thẩm phán Tòa án tối cao lâu năm nhất.

Danh sách chánh án Hoa Kỳ

sửa

Từ khi Tòa án tối cao Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1789 thì đã có 17 người đảm nhiệm chức vụ chánh án Hoa Kỳ:[17][18]

Chánh án Ngày được phê chuẩn

(Kết quả biểu quyết)

Nhiệm kỳ[a] Thời gian giữ chức Người bổ nhiệm Chức vụ trước[b]
1   John Jay

(1745–1829)

26 tháng 9 năm 1789

(Thông qua bằng cách hoan hô)

19 tháng 10 năm 1789

29 tháng 6 năm 1795

(Từ chức)

5 năm, 253 ngày George Washington Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

(1789–1790)

2   John Rutledge

(1739–1800)

15 tháng 12 năm 1795

(10–14)[c]

12 tháng 8 năm 1795

28 tháng 12 năm 1795

(Từ chức sau khi không được phê chuẩn)

138 ngày Chánh án Tòa án tố tụng dân sự South Carolina

(1791–1795)

Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

(1789–1791)

3   Oliver Ellsworth

(1745–1807)

4 tháng 3 năm 1796

(21–1)

8 tháng 3 năm 1796

15 tháng 12 năm 1800

(Từ chức)

4 năm, 282 ngày Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện Connecticut

(1789–1796)

4   John Marshall

(1755–1835)

27 tháng 1 năm 1801

(Thông qua bằng cách hoan hô)

4 tháng 2 năm 1801

6 tháng 7 năm 1835

(Qua đời)

34 năm, 152 ngày John Adams Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ tư

(1800–1801)

5   Roger B. Taney

(1777–1864)

15 tháng 3 năm 1836

(29–15)

28 tháng 3 năm 1836

12 tháng 10 năm 1864

(Qua đời)

28 năm, 198 ngày Andrew Jackson Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 12

(1833–1834)

6   Salmon P. Chase

(1808–1873)

6 tháng 12 năm 1864

(Thông qua bằng cách hoan hô)

15 tháng 12 năm 1864

7 tháng 5 năm 1873

(Qua đời)

8 năm, 143 ngày Abraham Lincoln Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 25

(1861–1864)

7   Morrison Waite

(1816–1888)

21 tháng 1 năm 1874

(63–0)

4 tháng 3 năm 1874

23 tháng 3 năm 1888

(Qua đời)

14 năm, 19 ngày Ulysses S. Grant Thành viên Thượng viện Ohio

(1849–1850)

Chủ tọa hội nghị lập hiến Ohio

(1873)

8   Melville Fuller

(1833–1910)

20 tháng 7 năm 1888

(41–20)

8 tháng 10 năm 1888

4 tháng 7 năm 1910

(Qua đời)

21 năm, 269 ngày Grover Cleveland Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Tiểu bang Illinois

(1886)

Thành viên Hạ viện Illinois

(1863–1865)

9   Edward Douglass White

(1845–1921)

12 tháng 12 năm 1910[d]

(Thông qua bằng cách hoan hô)

19 tháng 12 năm 1910

19 tháng 5 năm 1921

(Qua đời)

10 năm, 151 ngày William Howard Taft Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

(1894–1910)

10   William Howard Taft

(1857–1930)

30 tháng 6 năm 1921

(Thông qua bằng cách hoan hô)

11 tháng 7 năm 1921

3 tháng 2 năm 1930

(Từ chức)

8 năm, 207 ngày Warren G. Harding Tổng thống Hoa Kỳ thứ 27

(1909–1913)

11   Charles Evans Hughes

(1862–1948)

13 tháng 2 năm 1930

(52–26)

24 tháng 2 năm 1930

30 tháng 6 năm 1941

(Từ chức)

11 năm, 126 ngày Herbert Hoover Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 44

(1921–1925)

Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

(1910–1916)

12   Harlan F. Stone

(1872–1946)

27 tháng 6 năm 1941[d]

(Thông qua bằng cách hoan hô)

3 tháng 7 năm 1941

22 tháng 4 năm 1946

(Qua đời)

4 năm, 293 ngày Franklin D. Roosevelt Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

(1925–1941)

13   Fred M. Vinson

(1890–1953)

20 tháng 6 năm 1946

(Thông qua bằng cách hoan hô)

24 tháng 6 năm 1946

8 tháng 9 năm 1953

(Qua đời)

7 năm, 76 ngày Harry S. Truman Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 53

(1945–1946)

14   Earl Warren

(1891–1974)

1 tháng 3 năm 1954

(Thông qua bằng cách hoan hô)

5 tháng 10 năm 1953

23 tháng 6 năm 1969

(Nghỉ hưu)

15 năm, 261 ngày Dwight D. Eisenhower Thống đốc California thứ 30

(1943–1953)

15   Warren E. Burger

(1907–1995)

9 tháng 6 năm 1969

(74–3)

23 tháng 6 năm 1969

26 tháng 9 năm 1986

(Nghỉ hưu)

17 năm, 95 ngày Richard Nixon Thẩm phán Tòa án phúc thẩm liên bang Đặc khu Columbia

(1956–1969)

16   William Rehnquist

(1924–2005)

26 tháng 9 năm 1986

3 tháng 9 năm 2005

(Qua đời)

18 năm, 342 ngày Ronald Reagan Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

(1972–1986)

17   John Roberts

(born 1955)

29 tháng 9 năm 2005

(78–22)

29 tháng 9 năm 2005

Hiện tại

19 năm, 107 ngày George W. Bush Thẩm phán Tòa án phúc thẩm liên bang Đặc khu Columbia

(2003–2005)

Ghi chú

sửa
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên startend
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên position
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Rutledge
  4. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên separate

Tham khảo

sửa
  1. ^ Biskupic, Joan (26 tháng 3 năm 2019). The Chief: The Life and Turbulent Times of Chief Justice John Roberts (bằng tiếng Anh). Basic Books. ISBN 9780465093281. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Administrative Agencies: Office of the Chief Justice, 1789–present”. Washington, D.C.: Federal Judicial Center. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ a b McMillion, Barry J.; Rutkus, Denis Steven (6 tháng 7 năm 2018). “Supreme Court Nominations, 1789 to 2017: Actions by the Senate, the Judiciary Committee, and the President” (PDF). fas.org (Federation of American Scientists). Washington, D.C.: Congressional Research Service. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “Judicial Compensation”. United States Courts (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Davis, Susan; Totenberg, Nina (25 tháng 1 năm 2021). “Sen. Patrick Leahy To Preside Over Trump's Senate Impeachment Trial”. NPR. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ “U.S. Senate: Impeachment”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ Sisco, Gary (13 tháng 1 năm 1999). “Impeachment of President William Jefferson Clinton - Constitutional Provisions; Rules of Procedure and Practice in the Senate When Sitting on Impeachment Trials; Articles of Impeachment Against President William Jefferson Clinton; President Clinton's Answer; and Replication of the House of Representatives” (PDF). GovInfo. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ “Judiciary”. Ithaca, New York: Legal Information Institute, Cornell Law School. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ a b c Cross, Frank B.; Lindquist, Stefanie (tháng 6 năm 2006). “The decisional significance of the Chief Justice” (PDF). University of Pennsylvania Law Review. Philadelphia, Pennsylvania: University of Pennsylvania Law School. 154 (6): 1665–1707. doi:10.2307/40041349. JSTOR 40041349. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ “Presidential Inaugurations: Presidential Oaths of Office”. Memory.loc.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ “Excerpt from Coolidge's autobiography”. Historicvermont.org. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ “Prologue: Selected Articles”. Archives.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2010.
  13. ^ “Presidential Swearing-In Ceremony, Part 5 of 6”. Inaugural.senate.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  14. ^ O'Brien, David M. (2008). Storm Center: The Supreme Court in American Politics (ấn bản thứ 8). New York: W. W. Norton. tr. 153. ISBN 978-0-393-93218-8.
  15. ^ “Alien Terrorist Removal Court, 1996–present”. Federal Judicial Center. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  16. ^ “Jefferson's Legacy: A Brief History of the Library of Congress”. Library of Congress. 6 tháng 3 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2008.
  17. ^ “U.S. Senate: Supreme Court Nominations: 1789–Present”. www.senate.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ “Justices 1789 to Present”. www.supremecourt.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa