Dâu gai

(Đổi hướng từ Chá)

Dâu gai hay còn gọi là mỏ quạ, mỏ quạ ba mũi, hoàng lồ, vàng lồ, vàng lồ ba mũi, cây bớm, sọng vàng, gai mang, gai vàng lồ, ắc ó, thồ lồ, nam phịt (tiếng Tày), xuyên phá thạch (danh pháp khoa học: Maclura tricuspidata Carrière, 1864) là một loài thực vật thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có nguồn gốc Đông Nam ÁĐông Á. Người Trung Quốc gọi nó là chá (柘). Chùa Đàm Chá (潭柘寺) tại Bắc Kinh lấy tên theo cây này.

Maclura tricuspidata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Moraceae
Tông (tribus)Moreae
Chi (genus)Maclura
Loài (species)M. tricuspidata
Danh pháp hai phần
Maclura tricuspidata
(Carrière) Bureau
Danh pháp đồng nghĩa
Cudrania tricuspidata Carrière
Cudrania triloba Hance
Vaniera tricuspidata Hu

Mô tả

sửa

Cây bụi, thân mềm yếu, nhiều cành vươn dài tạo thành bụi, có nhựa mủ trắng, chịu khô hạn. Thân và cành có nhiều gai, gai già thường cong xuống giống mỏ con quạ nên gọi là cây mỏ quạ. Vỏ thân màu xám có chấm trắng. Rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang rất dài, có thể xuyên qua đá nên có tên là xuyên phá thạch. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn bóng, mép nguyên. Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn ở kẽ lá, màu vàng nhạt. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc. Quả màu hồng hợp thành quả kép.

  • Mùa hoa: tháng 4 - 5; mùa quả: tháng 10 - 11.
  • Phân bố: Cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường. Tuy nhiên, theo e-flora thì loài này không có ở Việt Nam[1], còn trên website của Đại học Huế thì cho rằng nó chỉ có ở vùng Chân Mộng, Vĩnh Phú[2].

Thành phần hóa học

sửa

Rễ và lá chứa flavonoit.

Công dụng

sửa

Lá tươi rửa sạch bỏ cọng giã nhỏ hoặc nấu cao đắp chữa các vết thương phần mềm. Nếu vết thương thường xuyên thủng, đắp hai bên, băng lại. Rễ chữa thấp khớp, phù thũng, ứ huyết, bế kinh, bị đánh tổn thương.

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  • Đỗ Tất Lợi, "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", Nhà xuất bản Y học, 2006.

Liên kết ngoài

sửa
  1. ^ Maclura tricuspidata trong Thực vật chí Trung Hoa.
  2. ^ Mỏ quạ ba mũi[liên kết hỏng] trong website của Đại học Huế.