Cá mú son

loài cá
(Đổi hướng từ Cephalopholis miniata)

Cá mú son,[2][3] danh phápCephalopholis miniata, là một loài cá biển thuộc chi Cephalopholis trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Cá mú son
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Cephalopholis
Loài (species)C. miniata
Danh pháp hai phần
Cephalopholis miniata
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Perca miniata Forsskål, 1775
    • Pomacentrus burdi Lacépède, 1802
    • Serranus cyanostigmatoides Bleeker, 1849
    • Serranus perguttatus De Vis, 1884
    • Cephalopholis maculatus Seale & Bean, 1907
    • Cephalopholis formosanus Tanaka, 1911
    • Cephalopholis boninius Jordan & Thompson, 1914

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh bắt nguồn từ tiếng Latinh và có nghĩa là "đỏ son", hàm ý đề cập đến màu đỏ tươi của loài cá này.[4]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Cá mú son có phân bố rộng rãi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Line, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến biển San HôNouvelle-Calédonie.[5][6]

Việt Nam, cá mú son được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa;[7] vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)[8]Bình Thuận.[9]

Cá mú son sinh sống tập trung ở các vùng nước trong trên các rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 150 m.[10]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá mú son là 50 cm.[10] Loài này có màu từ đỏ cam đến nâu đỏ, thường sẫm hơn ở thân sau, dày đặc các chấm màu xanh óng phủ khắp cơ thể và các vây. Vây ngực vàng cam. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có viền xanh óng ở rìa. Cá mú son có thể chuyển sang kiểu hình với các vệt sọc ở hai bên lườn. Cá con màu vàng cam và ít chấm xanh hơn cá lớn.

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 17–18; Số vảy đường bên: 47–54.[11]

Sinh học

sửa
 
Kiểu hình sọc ở cá mú son

Thức ăn của cá mú son gồm những loài cá nhỏ hơn (thường thấy nhất là Pseudanthias squamipinnis) và động vật giáp xác.[12]

Cá mú son đực sống cùng với khoảng 2 đến 12 cá cái, tạo thành các nhóm hậu cung.[12] Những nhóm này chiếm diện tích lãnh thổ lên đến 475 m2, bên trong chia thành những lãnh thổ nhỏ hơn được bảo vệ bởi mỗi con cá cái.[13]

Phân loại

sửa

Trong một kết quả của phân tích phát sinh loài, cá mú son có tổ tiên chung gần nhất với Cephalopholis sexmaculata.[14]

Thương mại

sửa

Cá mú son là loài có giá trị kinh tế đáng kể đối với ngành ngư nghiệp quy mô nhỏ.[1][12]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Rocha, L. A. (2018). Cephalopholis miniata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132732A100455926. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132732A100455926.en. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Nguyễn Nhật Thi (2008). Cá biển Việt Nam (PDF). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Thành phần loài mẫu vật cá Mú (họ Serranidae) lưu trữ ở Bảo tàng Hải dương học” (PDF). Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ sáu): 327–333. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Parenti, Paolo; Randall, John E. (2020). “An annotated checklist of the fishes of the family Serranidae of the world with description of two new related families of fishes”. FishTaxa. 15: 54-55. ISSN 2458-942X.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Perca miniata. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  8. ^ Võ Văn Quang, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2015). “Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa” (PDF). Tạp chí Sinh học. 37 (1): 10–19. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Võ Văn Quang (2018). “Đa dạng loài họ cá Mú (Serranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (4A): 101–113.
  10. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cephalopholis miniata trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  11. ^ Randall, Roger C.; Allen, Gerald R.; Steene (1997). Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 103. ISBN 0-8248-1895-4.
  12. ^ a b c P. C. Heemstra, & J. E. Randall (1999). “Serranidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter; Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Roma: FAO. tr. 2480. ISBN 92-5-104051-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  13. ^ Shpigel, M.; Fishelson, L. (1991). “Territoriality and associated behaviour in three species of the genus Cephalopholis (Pisces: Serranidae) in the Gulf of Aqaba, Red Sea”. Journal of Fish Biology. 38 (6): 887–896. doi:10.1111/j.1095-8649.1991.tb03628.x. ISSN 0022-1112.
  14. ^ Meng, Lei; Zhang, Ying; Gong, Li; Gao, Yang (2021). “Characterization of the complete mitochondrial genome of Cephalopholis miniata (Perciformes, Serranidae) and its phylogenetic analysis”. Mitochondrial DNA Part B. 6 (7): 1976–1978. doi:10.1080/23802359.2021.1937363. PMC 8204979. PMID 34179486.