Catherine của Pháp

(Đổi hướng từ Catherine de Valois)

Catherine của Pháp hay Catherine của Valois (tiếng Pháp: Catherine de France/Catherine de Valois; tiếng Anh: Catherine of France/Catherine of Valois; 27 tháng 10, 1401 - 3 tháng 1, 1437[1])là Vương hậu nước Anh từ năm 1420 cho đến năm 1422, với tư cách là vợ của Quốc vương Henry V của Anh.[2]

Catherine của Pháp
Catherine de France
Vương hậu nước Anh
Tại vị2 tháng 6, 1420 – 31 tháng 8, 1422
(2 năm, 90 ngày)
Đăng quang23 tháng 1, năm 1421
Tiền nhiệmJuana của Navarra
Kế nhiệmMarguerite xứ Anjou
Thông tin chung
Sinh27 tháng 10, 1401
Paris, nước Pháp
Mất3 tháng 1, 1437(1437-01-03) (35 tuổi)
London, nước Anh
An tángTu viện Westminster, London
Phối ngẫuHenry V của Anh Vua hoặc hoàng đế
Owen Tudor
Hậu duệHenry VI của Anh Vua hoặc hoàng đế
Edmund Tudor, Bá tước xứ Richmond
Jasper Tudor, Công tước xứ Bedford
Vương tộcNhà Valois (khi sinh)
Thân phụCharles VI của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuIsabeau xứ Bavaria

Bà là hậu duệ dòng dõi Vương tộc nước Pháp, tổ tiên của 1 dòng dõi Vương tộc nước Anh khi là con gái của Quốc vương nước Pháp và gả cưới cho Quốc vương nước Anh. Bà là mẹ của Henry VI của Anh thuộc Nhà Lancaster và là bà nội của Henry VII của Anh thuộc Nhà Tudor.[3] Bà mất vì biến chứng sau khi sinh người con trai út Jasper Tudor, hưởng thọ 35 tuổi.

Tiểu sử

sửa

Catherine là con gái út của Quốc vương Charles VI của Pháp và Vương hậu Isabeau xứ Bavaria.[4] Bà sinh ra tại Hôtel Saint-Pol vào ngày 27 tháng 10, năm 1401. Khi đó, bà được dự định hứa hôn với Henry, Vương công xứ Wales, con trai cả của Henry IV của Anh nhưng Quốc vương qua đời trước khi hôn ước được định. Năm 1414, Henry V quyết định muốn lập lại khế ước hứa hôn năm xưa, nhằm đích đến là hồi môn của Công nương Catherine, Ngai vàng nước Pháp.

Từ nhỏ, mẹ bà là Vương hậu Isabeau đã giáo dục bà theo một nền học vấn mang tính tôn giáo.[5] Bà là chị gái của quốc vương Pháp tương lai Charles VII của Pháp đồng thời ông cũng là một đối thủ của chính con trai bà- sự kiện tranh chấp ngai vàng Pháp sau này.

 
Catherine kết hôn với Henry V.

Vua Henry V tiếp tục gây chiến với Pháp, dù đã thắng lớn tại Trận Agincourt, nhằm để gây sức ép cho cuộc hôn nhân giữa ông với Catherine. Tương truyền bà rất xinh đẹp và quyến rũ, khi nhà vua gặp Catherine tại Meulan-en-Yvelines, ông đã say mê bà. Năm 1420, tháng 5, một hiệp ước hòa bình diễn ra giữa Anh và Pháp, và quốc vương Charles VII đã chỉ định Henry nước Anh trở thành người kế vị của ông. Catherine và Henry đã tổ chức lễ cưới tại Troyes Cathedral vào ngày 2 tháng 6, năm 1420. Sau đó, Catherine cùng chồng trở về nước Anh và chính thức nhận Vương miện Vương hậu nước Anh tại Tu viện Westminster vào ngày 23 tháng 1, năm 1421.Ngoài ra, bà còn có danh hiệu là Nữ phu nhân xứ Wales.Tháng 6 năm đó, Henry trở lại nước Pháp nhằm thực hiện tiếp các chiến dịch quân sự.

Trong thời gian này, Catherine tại Lâu đài Windsor đã sinh ra Vương tử Henry vào ngày 6 tháng 12 năm 1421, tức Henry VI của Anh. Quốc vương Henry, chồng bà, không bao giờ có thể gặp được con trai mình, vì ông qua đời do bạo bệnh vào ngày 31 tháng 8, năm 1422.

Tái hôn và tranh cãi

sửa

Với cái chết của Henry V và sự kế nhiệm của Henry VI, Catherine trở thành Vương thái hậu nước Anh. Vào những năm sau đó, Catherine trở thành một đề tài cho quan hệ hôn nhân, vì bà vẫn còn trẻ và vẫn có thể tái hôn. Một trong những người được nghi vấn là Humphrey, Công tước Gloucester, cũng là người giám hộ cho con trai bà. Lại có một số tin đồn đối tượng đáng cân nhắc khác là em họ của Vua Henry V chồng bà, Edmund Beaufort, Công tước Somerset thứ hai. Công tước xứ Gloucester lập tức can thiệp, và Đạo luật 1428 ra đời, với quy định rằng nếu Thái hậu tái hôn với một quý tộc mà không có sự phê chuẩn của Quốc vương, thì người chồng sẽ bị tước đi tước vị cùng đất đai. Khi ấy, Henry VI chỉ mới 6 tuổi, và quyền hạn vẫn chưa được nắm giữ toàn vẹn.

Trong thời gian này, Thái hậu Catherine bị giám sát bởi triều đình Anh một cách chặt chẽ, khi chuyển đến Lâu đài Windsor, bà đã có quan hệ tình cảm với Owen Tudor - một tùy tướng của Walter Hungerford, Nam tước Hungerford. Năm 1430, bà sinh ra đứa con đầu tiên giữa mình và Owen là Edmund Tudor, sau đó tiếp là Jasper Tudor. Việc bà tái hôn bất chính với Owen Tudor trở thành điểm dị nghị trong triều đình Anh với một khoảng thời gian dài. Rất nhiều học giả đặt nghi vấn họ thật sự có kết hôn hay không, hay chỉ là chung chạ với nhau và sinh ra hậu duệ[6].

Và dù họ thật sự có kết hôn, thì tính hợp pháp của cuộc hôn nhân này gây tranh cãi nếu dựa vào Điều luật 1428, cấm các Thái hậu tái hôn. Thật sự kỳ lạ rằng, đến cả tư liệu đương thời cũng không có bằng chứng cho thấy cả hai bị cấm đoán hoặc bị đưa ra xét xử mang tính pháp lý trong thời gian Catherine còn sống. Tương truyền có người nói bà chết ngay sau khi sinh hạ được người con thứ 3 là Jasper (có thể là hậu quả của bệnh hậu sản), nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng bà bị bệnh, đau ốm mà chết không rõ nguyên nhân. Bà hiện đã được chôn cất và yên nghỉ tại Tu viện Westminster, bên trong khu vực Nhà nguyện Chantry của Vua Henry V. Sau cái chết của bà, kẻ thù của Catherine quyết định tiến hành chống lại Owen vì vi phạm pháp luật về việc tái hôn với Thái hậu. Owen Tudor sau đó bị buộc trình diện trước Hội đồng, bị bắt và bị đưa đến Nhà tù Newgate[7]. Ông đã cố gắng để thoát khỏi nhà tù Newgate vào đầu năm 1438 và cuối cùng đã trú tại Lâu đài Windsor vào tháng 7 năm đó[7].

Di sản

sửa

Hình nộm quan tài bằng gỗ được thực hiện tại đám tang của Thái hậu Catherine vẫn tồn tại tại Tu viện Westminster và trước đây được trưng bày tại Bảo tàng Abbey WestminsterUndercroft. Từ năm 2018, quan tài của bà được trưng bày trong Phòng trưng bày Queen's Diamond trong tu viện. Ngôi mộ của bà ban đầu là một đài tưởng niệm bằng thạch cao, bị cố ý phá hủy trong các phần mở rộng đến tu viện dưới triều đại của cháu trai bà, Henry VII.

Người ta cho rằng Vua Henry đã ra lệnh cho đài tưởng niệm của mình để được loại bỏ để khoảng cách mình từ tổ tiên bất hợp pháp của mình. Tại thời điểm này, chiếc quan tài của bà đã được nâng lên vô tình, để lộ thi hài của bà, mà qua nhiều thế hệ đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Năm 1669, người đàn ông diễu hành Samuel Pepys đã hôn vị Thái hậu đã qua đời gần 232 năm trước vào ngày sinh nhật của mình:

Ngày Shrove thứ ba năm 1669, tôi đến Tu viện và đã được chiếu cố cho chiêm ngưỡng thi thể Thái hậu Catherine nhà Valois, và có phần trên của cơ thể trong tay tôi, và tôi đã hôn lên miệng bà ấy, và tôi đã hôn một Vương hậu! Hôm đấy là sinh nhật của tôi, tôi ba mươi sáu tuổi và tôi đã hôn một Vương hậu cơ đấy!

Tổ tiên

sửa

Danh mục tài liệu

sửa
  • Europäisch Stammtafeln Band II tafel 63.
  • The Cambridge historical encyclopedia of Great Britain and Ireland, Ed. Christopher Haigh, (Cambridge University Press, 2000).
  • Williams, Neville and Antonia Fraser, The Tudors, (University of California Press, 2000).
  • Strickland, Agnes (1840). Queens of England. London: Su Stackland.
  • Gibbon, Rachel (December 1996). "Isabeau of Bavaria, Queen of France (1385-1422): The Creation of an Historical Villainess: The Alexander Prize Essay". Transactions of the Royal Historical Society
  • Chrimes, S.B (1999). Henry VII. Yale University Press.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Europäisch Stammtafeln Band II tafel 63. says she died on ngày 3 tháng 1 năm 1438
  2. ^ The Cambridge historical encyclopedia of Great Britain and Ireland, Ed. Christopher Haigh, (Cambridge University Press, 2000), 345.
  3. ^ Williams, Neville and Antonia Fraser, The Tudors, (University of California Press, 2000), 19.
  4. ^ Historical dictionary of late medieval England, 1272–1485, Editors Ronald H. Fritze, William Baxter Robison, (Greenwood Publishing Group, 1992), 94.
  5. ^ Gibbon, Rachel (tháng 12 năm 1996). “Isabeau of Bavaria, Queen of France (1385–1422): The Creation of an Historical Villainess: The Alexander Prize Essay”. Transactions of the Royal Historical Society. 6: 51–63. doi:10.2307/3679229.
  6. ^ Fields, Bertram (1998). Royal Blood: Richard III and the Mystery of the Princes. New York: Regan Books. ISBN 0-06-039269-X.
  7. ^ a b Chrimes 1999, tr. 9-10.