Carol I (Tiếng Anh: Charles I, 20 tháng 4 năm 1839 - 10 tháng 10 năm 1914), là vị quân chủ thứ 2 của Romania từ năm 1866 đến khi qua đời vào năm 1914. Đầu tiên ông được bầu làm Thân vương (Domnitor) thứ 2 của Thân vương quốc Romania và sau đó, từ năm 1866 đến năm 1881 ông là vua đầu tiên của Vương quốc România khi thân vương quốc này được nâng lên thành vương quốc.

Carol I
Vua của Romania
Tại vị15 tháng 3 năm 1881 - 27 tháng 9 năm 1914
Đăng quang10 tháng 5 năm 1881
Kế nhiệmFerdinand I
Thân vương của Romania
Tại vị20 tháng 4 năm 1866 - 14 tháng 3 năm 1881
Tiền nhiệmAlexandru Ioan Cuza
Kế nhiệmHimself as King of Romania
Thông tin chung
Sinh(1839-04-20)20 tháng 4 năm 1839
Sigmaringen, Hohenzollern-Sigmaringen, Bang liên Đức
Mất10 tháng 10 năm 1914(1914-10-10) (75 tuổi)
Sinaia, Vương quốc România
An tángCurtea de Argeș, Romania
Phối ngẫuThân vương nữ Elisabeth xứ Wied
Hậu duệVương nữ Maria
Tên đầy đủ
Karl Eitel Friedrich Zephyrinus Ludwig
Hoàng tộcHohenzollern-Sigmaringen
Thân phụKarl Anton I xứ Hohenzollern
Thân mẫuJosephine xứ Baden
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Carol I

Trước khi được bầu làm thân vương của Romania, ông có tước hiệu là Thân vương tử Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen, gia tộc của ông là một nhánh phát tích từ Vương tộc Hohenzollern - chủ nhân của Vương quốc Phổ. Ngày 20/04/1866, sau khi vị thân vương đầu tiên của Romania là Alexandru Ioan Cuza bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính ngay tại cung điện, Thân vương tử Karl đã được bầu lên ngôi vị thân vương. Vào tháng 05/1877, Vương quốc Anh tuyên bố Romania là một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Sự thất bại của Đế quốc Ottoman trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877-1878) đã đảm bảo nền độc lập và đưa Romania ra khỏi sự thần phục người Ottoman. Thân vương quốc Romania được nâng lên thành vương quốc, và Carol I trở thành vị vua đầu tiên của Nhà Hohenzollern-Sigmaringen cai trị vùng đất này. Gia tộc của Carol I cai trị Romania cho đến khi nền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Romania được thiết lập vào năm 1947.

Dưới thời trị vì của mình, Carol I đã đích thân lãnh đạo quân đội Thân vương quốc Romania trong Chiến tranh Nga-Thổ và nắm quyền chỉ huy liên quân Nga-Romania trong cuộc bao vây Plevna. Sau cuộc chiến, Romania giành hoàn toàn độc lập khỏi Đế quốc Ottoman, được các cường quốc châu Âu công nhận thông qua Hiệp ước Berlin (1878), và giành được miền Nam Dobruja từ Vương quốc Bulgaria vào năm 1913. Đời sống chính trị được tổ chức xoay quanh 2 đảng Tự do và Bảo thủ đối trọng nhau. Dưới thời trị vì của Carol, ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Romania đã được cải thiện nhiều, nhưng quốc gia này vẫn có nền kinh tế tập trung vào nông nghiệp và tình hình của tầng lớp nông dân vẫn không được cải thiện, dẫn đến một cuộc nổi dậy lớn vào năm 1907 bị chính quyền đàn áp đẫm máu.

Ông kết hôn với Thân vương nữ Elisabeth xứ Wied tại Neuwied vào ngày 15/11/1869. Họ chỉ có một người con gái, đó là Vương nữ Maria, nhưng đã mất vào năm 3 tuổi. Carol không có thêm bất cứ một người con nào nữa, vì thế nên nhà vua đã chọn anh trai là Hoàng thân Leopold làm người kế vị. Nhưng đến tháng 10/1880, Leopold từ bỏ quyền kế thừa ngai vàng để ủng hộ con trai mình là Hoàng tử William, sáu năm sau đó, William lại từ bỏ quyền kế vị để ủng hộ em trai mình, tương lai chính là Vua Ferdinand I của Romania.

Sau Chiến tranh giành độc lập, Carol đã cho đúc Vương miện Thép dùng cho các quân vương Romania, thay vì dùng vàng, ông đã dùng thép từ một khẩu đại bác mà quân đội Romania thu được từ quân Ottoman để đúc. Tất cả các vị vua sau Carol I đều đội Vương miện Thép khi đăng cơ.

Cuộc sống đầu đời

sửa
 
Thân vương tử Karl năm 6 tuổi

Thân vương tử Karl Eitel Friedrich Zephyrinus Ludwig của Hohenzollern-Sigmaringen sinh vào ngày 20/04/1839 tại Sigmaringen[1]. Ông là con trai thứ hai của Thân vương Karl Anton của Hohenzollern-Sigmaringen và Josephine xứ Baden[2]. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học, Karl vào Trường Thiếu sinh quân ở Münster. Năm 1857, ông theo học các khóa học của Trường Pháo binh ở Berlin[3]. Trước khi được bầu làm thân vương của Romania, Thân vương tử Karl là một sĩ quan của Vương quốc Phổ[4]. Ông tham gia Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, bao gồm cả cuộc tấn công thành FredericiaDybbøl, đây là một kinh nghiệm rất hữu ích cho ông sau này trong cuộc Chiến Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.[5]

Mặc dù khá ốm yếu và không cao lắm, nhưng Thân vương tử Karl được cho là một người lính hoàn hảo, khỏe mạnh và có kỷ luật, đồng thời cũng là một chính trị gia rất giỏi với những tư tưởng tự do. Thân vương tử Karl có thể nói được nhiều ngôn ngữ châu Âu[3]. Gia đình của ông có mối quan hệ mật thiết với Nhà Bonaparte (một trong những người bà của ông là Stéphanie de Beauharnais, cháu của người chồng đầu tiên của Hoàng hậu Joséphine, và người còn lại là Marie Antoinette Murat, cháu gái của Joachim Murat), và họ có nối quan hệ rất tốt với Napoleon III của Pháp.[2]

Quá trình tiếp nhận ngai vàng Romania

sửa
 
Xu bạc: 5 lei của Thân vương quốc Romania, với mặt trước là chân dung Carol I - 1881[6]

Nhà cai trị có công thống nhất Romania thành một thực thể chính là vị thân vương đầu tiên - Alexandru Ioan Cuza, nhưng ông đã bị các quý tộc của Romania làm cuộc đảo chính và trục xuất khỏi đất nước, khiến cho Romania rơi vào cảnh hỗn loạn về chính trị. Tiền thân của Thân vương quốc Romania là 2 lãnh thổ WallachiaMoldavia, các lãnh thổ này tách biệt nhau, và nhờ có Alexandru Ioan Cuza mà chúng mới thống nhất lại. Khi ông ra đi, đất nước Romania có nguy cơ tan rã, vì Đế quốc Ottoman và các cường quốc khác ban đầu chỉ chấp nhận sự thống nhất này dưới triều đại của ông.[7][8]

Khi các chính trị gia Romania tìm kiếm người thay thế Alexandru Ioan Cuza tiếp nhận ngai vàng Romania, Thân vương tử Karl không phải là lựa chọn đầu tiên của họ. Các quý tộc trong cuộc đảo chính chống Cuza đầu tiên là nhấm đến Vương tử Philippe, Bá tước xứ Flandres, anh trai của vua Leopold II của Bỉ, hy vọng rằng ông sẽ đưa các mô hình của Vương quốc Bỉ đến Hạ Danube và biến đất nước mới thống nhất thành một "Nước Bỉ của phương Đông"[9][10]. Sự lựa chọn này không được sự đồng ý của Napoleon III, Hoàng đế của Đệ Nhị Đế chế Pháp và lời mời này cũng bị Vương tử Philippe từ chối, trước đó ông cũng từng từ chối tiếp nhận ngai vàng của Hy Lạp.[11]

Ngay sau đó Hoàng đế Napoleon III của Pháp đã đề nghị đưa Thân vương tử Karl, anh rể của Philippe tiếp nhận ngai vàng. Khuyến nghị của Napoléon có sức nặng với các chính trị gia Romania thời đó, vì Romania chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Pháp. Napoléon là người ủng hộ mạnh mẽ nền độc lập của Romania, với hy vọng củng cố ảnh hưởng của Pháp trên Biển Đen[12][13]. Một yếu tố khác khiến điều này trở thành hiện thực là mối quan hệ huyết thống của Thân vương tử Karl với Nhà Hohenzollern, Hoàng tộc đang cai trị Vương quốc Phổ. Ion C. Brătianu là người được giới quý tộc Romania cử đến đàm phán với Thân vương tử Karl và gia đình của ông về kế hoạch đưa ông lên ngai vàng Romania.[14]

Do xung đột chính trị giữa Vương quốc PhổĐế quốc Áo, nên Thân vương tử Karl đã di chuyển ẩn danh bằng đường sắt từ Düsseldorf đến Baziaș, qua Thụy Sĩ. Tại đây ông nhận được hộ chiếu Thụy Sĩ từ một nhân viên công vụ Thụy Sĩ, là người có mối quan hệ với gia đình ông, với cái tên Karl Hettingen[1][15]. Vì không có đường sắt đến Romania nên ông đã đi thuyền từ Baziaș đến Turnu Severin. Khi băng qua biên giới để sang đất Romania, ông đã gặp Brătianu và lên xe ngựa đi cùng để đến thủ đô[16]. Karl chính thức được bầu lên tiếp nhận ngôi vị Thân vương của Romania vào ngày 20/04.

Ngày 10/05/1866, ông đến thủ đô Bucharest. Tin tức về sự xuất hiện của ông đã được truyền đi bằng điện báo và tại nơi này ông đã được một đám đông chào đón nòng nhiệt. Tại Băneasa, Bucharest ông đã được trao chìa khoá của thủ đô. Hôm đó là một ngày mưa sau một thời gian dài hạn hán, vì thế mà người địa phương xem đây là một điềm lành[17]. Khi lên ngôi, Karl đã tuyên thệ: "Tôi thề sẽ bảo vệ luật pháp của Romania, duy trì các quyền của Người dân và sự toàn vẹn của lãnh thổ." Ông đọc lời tuyên thệ này bằng tiếng Pháp vì lúc đó chưa nói được tiếng Romania[16][18]. Trên thực tế, người ta nói rằng, trước khi được đề cử làm Vua của Romania, ông chưa bao giờ nghe nói về nơi này[19]. Tuy nhiên sau đó ông mau chóng yêu quý đất nước Romania nơi mình cai trị, ông chọn vương hiệu là Carol I, được viết theo tiếng Romania, và ông cũng học nói tiếng Romania không lâu sau đó.[18]

Trích dẫn

sửa
  1. ^ a b Frucht, Richard (2005). Eastern Europe: An Introduction to the People, Lands, and Culture (bằng tiếng Anh). 3. Santa Barbara, CA, Denver, CO and Oxford: ABC-CLIO. tr. 754. ISBN 9781576078006.
  2. ^ a b “Regele Carol I”. Familia Regala (bằng tiếng Romania). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ a b Kaliani, Mira (ngày 19 tháng 4 năm 2018). “Regele Carol I, așa cum l-au descris câțiva dintre cei care l-au cunoscut”. Ediția de Dimineață. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ Kerr, Anne; Wright, Edmund (2015) [2000]. A Dictionary of World History (bằng tiếng Anh) . Oxford and New York: Oxford University Press. tr. 118. ISBN 9780199685691.
  5. ^ Buenviaje, Dino E. (2014). “Carol I, King of Romania”. Trong Tucker, Spencer C. (biên tập). World War I: The Definitive Encyclopedia and Document Collection [5 volumes]: The Definitive Encyclopedia and Document Collection (bằng tiếng Anh). Santa Barbara, Ca, Denver, CO and Oxford: ABC-CLIO. tr. 350–351. ISBN 9781851099658.
  6. ^ Year: 1880-1881; Weight: 25 gam; Composition: Silver 90%; Diameter: 37 mm; Amount of coins minted: 2,200,000 coin - https://en.numista.com/catalogue/pieces5742.html
  7. ^ Leuștean, Lucian (2014). Orthodox Christianity and Nationalism in Nineteenth-century Southeastern Europe (bằng tiếng Anh). New York: Oxford University Press. tr. 116. ISBN 9780823256068.
  8. ^ Rapport, Michael (2005). Nineteenth-Century Europe (bằng tiếng Anh). Basingstoke, New York: Macmillan International Higher Education. tr. 193–194. ISBN 9780230204768.[liên kết hỏng]
  9. ^ Hitchins, Keith (1994). Romania. The Oxford History of Modern Europe (bằng tiếng Anh). Oxford and New York: Clarendon Press. tr. 19. ISBN 9780198221265.
  10. ^ Ionescu, Sinziana (ngày 17 tháng 3 năm 2016). “Povestea regelui "ratat" de România. Cine este prinţul Filip, propus înainte de Carol I să conducă Principatele Române”. Adevărul. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  11. ^ Leustean, Lucian N. (2009). Orthodoxy and the Cold War: Religion and Political Power in Romania, 1947-65 (bằng tiếng Anh). Basingstoke and New York: Springer. tr. 29. ISBN 9780230594944.
  12. ^ Grancea, Florin (2006). Inside the Mechanisms of Romanian Modernization: The Transformation of Public Sphere Between Media and Political System (bằng tiếng Anh). Charleston, SC: BookSurge. tr. 24. ISBN 9781419639692.
  13. ^ Badea-Paun, Gabriel (2014). Carmen Sylva. Uimitoarea regina Elisabeta a Romaniei (bằng tiếng Anh). Bucharest: Humanitas. ISBN 9789735047856.
  14. ^ Hitchins, Keith (2011). Ionel Brătianu: Romania. Makers of the Modern World: The Peace Conferences of 1919-23 and their Aftermath (bằng tiếng Anh). London: Haus Publishing. ISBN 9781907822186.
  15. ^ Lessner, Erwin Christian (1973) [1961]. The Danube: The Dramatic History of the Great River and the People Touched by Its Flow (bằng tiếng Anh). Garden City, New York: Greenwood Press. tr. 451. ISBN 9780837164403.
  16. ^ a b Lindenberg, Paul (2016). “IV: Călătoria spre România și sosirea la București”. Regele Carol I al României (bằng tiếng Anh). Bucharest: Humanitas SA. ISBN 9789735053369.
  17. ^ Seton-Watson, Robert William (1934). A History of the Roumanians: From Roman Times to the Completion of Unity (bằng tiếng Anh). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 317.
  18. ^ a b Mihai, Dana (ngày 7 tháng 4 năm 2016). “Cinci lucruri puţin ştiute despre regele Carol I. De ce le dădea suveranul doar un deget supuşilor care-i întindeau mâna”. Adevărul. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  19. ^ Mazower, Mark (2002) [2000]. The Balkans: From the End of Byzantium to the Present Day. London: Phoenix. tr. 1–176. ISBN 9781842125441.

Đọc thêm

sửa
  • Keith Hitchins, Rumania 1866–1947 (Oxford University Press, 1994).
  • Boris Crǎciun – "Regii și Reginele României", Editura Porțile Orientului, Iași

Liên kết ngoài

sửa
Carol I của România
Nhánh thứ của Nhà Hohenzollern
Sinh: 20 tháng 4 , 1839 Mất: 10 tháng 10 , 1914
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Himself as Domnitor
Vua của Romania
15 tháng 3 năm 1881 - 10 tháng 10 năm 1914
Kế nhiệm
Ferdinand I
Tiền nhiệm
Alexandru Ioan Cuza
Thân vương của Romania
20 tháng 4 năm 1866 - 15 tháng 3 năm 1881
Kế nhiệm
Himself as King