Caravaggio

họa sĩ người Ý (1571–1610)

Michelangelo Merisi xứ Caravaggio, (29 tháng 9 năm 1571 – 18 tháng 7 năm 1610) là một nghệ sĩ người Ý hoạt động tại Roma, Napoli, MaltaSicilia từ trong khoảng từ năm 1593 đến 1610. Ông là đại diện lớn đầu tiên của trường phái hội họa Baroque, nổi tiếng vì những bức vẽ đầy cảm xúc và sử dụng cách phối sáng gây cảm xúc mạnh mẽ[1]. Ông được nhìn nhận rộng rãi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử châu Âu.

Caravaggio
Chân dung Caravaggio vẽ bằng đá phấn, Ottavio Leoni, khoảng 1621.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Michelangelo Merisi
Ngày sinh
(1571-09-29)29 tháng 9 năm 1571
Nơi sinh
Milano
Mất
Ngày mất
18 tháng 7 năm 1610(1610-07-18) (38 tuổi)
Nơi mất
Porto Ercole, gần Grosseto tại Toscana
An nghỉPorto Ercole
Giới tínhnam
Quốc tịchÝ
Dân tộcngười Ý
Tôn giáoCông giáo
Gia đình
Cha
Fermo Merixio
Mẹ
Lucia Aratori
Hôn nhân
không có
Thầy giáoSimone Peterzano
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Trào lưuBaroque
Thể loạitranh đời thường, tranh tôn giáo, tĩnh vật
Tác phẩmxem các tác phẩm của Caravaggio
Có tác phẩm trongMinneapolis Institute of Art, Bảo tàng Prado, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Thyssen-Bornemisza Museum, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, Phòng trưng bày Uffizi, Galleria Borghese, Galleria Nazionale d'Arte Antica, Städel Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Regional museum of Messina, Palazzo Bianco, Museo Civico Ala Ponzone, Palazzo Corsini, Worcester Art Museum, Staatliche Kunsthalle Karlsruhe, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Gemäldegalerie, Bode Museum, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Museum of Montserrat, Kunsthistorisches Museum, Kimbell Art Museum, Galleria Doria Pamphilj, Musée des Beaux-Arts de Rouen, Bảo tàng Vatican, Museum of Fine Arts of Nancy, Palazzo Zevallos Stigliano, Pinacoteca di Brera, National Museum of Capodimonte, Phòng triển lãm Ambrosiana, Sanssouci Picture Gallery, Galleria Palatina, Wadsworth Atheneum Museum of Art, Viện nghệ thuật Detroit, Capitoline Museums, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Ashmolean Museum, Odesa Museum of Western and Eastern Art, Bavarian State Painting Collections, Palazzo Pitti, Musée des beaux-arts de Liège, Bảo tàng Ermitazh, Pio Monte della Misericordia, Museum of Fine Arts, Budapest, Pinacoteca Vaticana, Staatliche Museen zu Berlin, Museum of Fine Arts of Rennes, Royal Palace of Madrid, J. Paul Getty Museum
Giải thưởngDòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta
Chữ ký
Bắt giữ Chúa, 1602. National Gallery of Ireland, Dublin. Kỹ thuật chiaroscuro được Caravaggio sử dụng có thể thấy trên mặt và giáp dù thiếu tia sáng. Nhân vật ở rìa phải là chân dung tự họa.

Thậm chí ngay khi còn sống Caravaggio đã bị xem là người bí ẩn, say mê, nổi loạn và nguy hiểm. Ông nổi lên trong giới nghệ thuật Roma vào năm 1600, từ đó về sau ông không bao giờ thiếu đơn đặt hàng và người tài trợ, nhưng ông sống không tốt với vinh quang của mình. Một bài viết có nhắc đến ông vào năm 1604, mô tả cuộc sống của ông ba năm trước đó, nói rằng "cứ sau khi thực hiện xong một tác phẩm trong vòng nửa tháng, ông lại huênh hoang khắp nơi trong suốt một đến hai tháng với thanh gươm bên hông, sau lưng là người hầu, đi từ sân bóng này đến sân bóng khác, sẵn sàng gây gổ hay tranh cãi, vì vậy người ta rất lúng túng khi đi cùng với ông"[2]. Vào năm 1606 ông giết một thanh niên trong lúc cãi nhau và lẩn trốn khỏi Roma với lệnh truy nã là cái đầu ông. Tại Malta năm 1608 ông lại dính đến một cuộc cãi lộn khác, và rồi một vụ nữa ở Napoli vào năm 1609, có thể do những kẻ thù không rõ mặt muốn hại ông. Vào năm tiếp theo, ông mất, cùng với một sự nghiệp ngắn ngủi.

Những nhà thờ mới và palazzi khổng lồ được xây dựng tại Rima trong nhiều thập niên vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, cần những bức vẽ để trưng bày. Nhà thờ Phản cải cách tìm kiếm các bức họa tín ngưỡng xác thực để chống lại sự đe dọa của Tin lành, và vì nhiệm vụ này, các quy tắc nhân tạo của Chủ nghĩa cầu kỳ, trường phái thống trị ngành nghệ thuật trong gần một thế kỷ, không còn thích hợp nữa. Sự mới lạ của Caravaggio là một chủ nghĩa tự nhiên cấp tiến kết hợp các quan sát vật lý gần gũi với cách sử dụng chủ nghĩa u ám một cách bi thảm, thậm chí mang tính kịch, một sự chuyển dịch từ ánh sáng sang bóng tối với một ít giá trị trung gian.

Nổi tiếng và cực kỳ ảnh hưởng khi còn sống, Caravaggio hầu như bị quên lãng trong hàng thế kỷ sau khi mất, và chỉ đến thế kỷ 20, tầm quan trọng của ông đối với sự phát triển nghệ thuật phương Tây mới được nhận thấy. Dù vậy, ảnh hưởng của ông lên phong cách Tân Barốt xuất hiện trong đống đổ nát của Mannerism, là rất sâu sắc. Andre Berne-Joffroy, thư ký của Paul Valéry, đã nói về ông: "Những gì khởi đầu trong tác phẩm của Caravaggio, tuy đơn giản, lại hiện đại."[3]

Ảnh hưởng của Caravaggio có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhìn thấy trong các tác phẩm của Rubens, Jusepe de Ribera, Bernini, và Rembrandt, và những nghệ sĩ thế hệ sau chịu ảnh hưởng rất nặng từ ông được gọi là "Caravaggisti" hay "Caravagesques" (những người theo trường phái Caravaggio), hoặc Chủ nghĩa u ám hay "Tenebrosi" ("những người u ám").

Ghi chú

sửa
  1. ^ Getty profile, including variant spellings of the artist's name.
  2. ^ Floris Claes van Dijk, họa sĩ cùng thời với Caravaggio ở Roma năm 1601, trích trong "Caravaggio" của John Gash, trang 13. Đoạn trích nguyên thủy trong tác phẩm Het Schilder-Boek của Karel van Mander năm 1604, được dịch đầy đủ trong cuốn "Caravaggio" của Howard Hibbard. Người ta nhắc đến Caravaggio đầu tiên là trong một tài liệu vào thời đó tại Roma, liệt kê những tên gọi của ông, cùng với nó là Prospero Orsi là bạn của ông, 'phụ tá' trong một đoàn diễu hành vào tháng 10 năm 1594 để tưởng nhớ Thánh Luke (xem "Vita nota e ignota dei virtuosi al Pantheon" của H. Waga, Roma 1992, Phụ lục I, pp.219 và 220ff). Bài viết sớm nhất về cuộc đời ông tại thành phố là bản sao tòa án vào ngày 11 tháng 7 năm 1597 trong đó Caravaggio và Prospero Orsi là nhân chứng của một vụ án gần San Luigi de' Francesi. (Xem "The earliest account of Caravaggio in Rome" Sandro Corradini và Maurizio Marini, The Burlington Magazine, pp.25-28).
  3. ^ Quoted in Gilles Lambert, "Caravaggio", p.8.

Liên kết ngoài

sửa

Tiểu sử

Bài báo và bản luận

Công trình nghệ thuật

Phim ngắn

Âm nhạc

Bản mẫu:Caravaggio