Cao độ kế
Cao độ kế hay máy đo độ cao (tiếng Anh: altimeter) là một thiết bị đo lường được dùng để đo độ cao của một vật thể so với một mốc cố định. Việc đo độ cao được gọi là phép đo cao (altimetry).[1]
Có thể xác định độ cao dựa trên việc đo áp suất khí quyển. Độ cao càng tăng, áp suất càng giảm. Cao độ kế hoạt động bằng nguyên lý đo áp suất là loại cao độ kế phổ biến trong hầu hết các khí cụ bay. Người nhảy dù, người leo núi thì dùng dụng cụ tương tự đeo ở cổ tay hoặc dụng cụ cầm tay.
Hiệu chuẩn của cao độ kế áp suất tuân theo phương trình:
Trong đó c là hằng số, T là nhiệt độ tuyệt đối, P là áp suất ở độ cao z và P o là áp suất tại mực nước biển. Hằng số c phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và khối lượng mol của không khí. Tuy nhiên, người đo nên hiểu rằng độ chính xác của loại cao độ kế này phụ thuộc vào "độ cao mật độ" (density altitude) và số đo của nó có thể dao động trong biên độ hàng trăm foot do áp suất không khí thay đổi đột ngột, chẳng hạn do một frông lạnh gây ra, dù thực tế không có sự thay đổi về độ cao.[3]
Xem thêm
sửa- Lidar
- Chuyến bay 1951 của Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một chuyến bay đã gặp tai nạn do cao độ kế bị hỏng.
Tham khảo
sửa- ^ A Dictionary of Aviation, David W. Wragg. ISBN 10: 0850451639 / ISBN 13: 9780850451634, 1st Edition Published by Osprey, 1973 / Published by Frederick Fell, Inc., NY, 1974 (1st American Edition.)
- ^ Crocker, Graham Jackson, Chris. “The use of altimeters in height measurement”. www.hills-database.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
- ^ "How Aircraft Instruments Work." Popular Science, March 1944, p. 118.