Calci silicat
Calci silicat là hợp chất hoá học vô cơ, có thành phần gồm nguyên tố calci và nhóm silicat. Hợp chất này có công thức hóa học được quy định là Ca2SiO4, và cũng được gọi với cái tên khác như calci orthosilicat và đôi khi được tạo thành, với dạng ngậm nước 2CaO SiO2. Hợp chất này ngoài ra cũng được gọi với tên thương mại rút gọn là Cal-Sil hoặc Calsil.
Calci silicat | |
---|---|
Tên hệ thống | Dicalcium silicate |
Tên khác | Belite Calcium monosilicate |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
KEGG | |
MeSH | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Bề ngoài | Tinh thể trắng |
Khối lượng riêng | 2.9 g/cm³ (solid)[1] |
Điểm nóng chảy | 1.540 °C (1.810 K; 2.800 °F) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0.01% (20 °C)[1] |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sử dụng
sửaTrong thực phẩm
sửaCalci silicat được sử dụng như một chất chống đông tụ trong chế biến thực phẩm, bao gồm muối ăn[2] và có tác dụng một chất kháng axit. Hợp chất này được Tổ chức Nông nghiệp Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn làm chất phụ gia thực phẩm an toàn trong nhiều loại sản phẩm.[3]
Chất trám
sửaHợp chất này được sử dụng làm chất trám kín cho các con đường hoặc trên vỏ quả trứng tươi: khi natri silicat được dùng làm chất trám kín cho bêtông hoặc vỏ trứng, nó sẽ phản ứng hóa học với calci hydroxide hoặc calci cacbonat tạo thành calci silicat dạng ngậm nước, đóng kín các lỗ xốp mịn với vật liệu tương đối không thấm.[4][5]
Thành phần xi măng
sửaHợp chất này cũng là một thành phần trong xi măng, với tên gọi là belite hoặc trong ký hiệu hóa học xi măng C2S.[6]
Tham khảo
sửa- ^ a b “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0094”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ [1] Lưu trữ 2008-12-25 tại Wayback Machine
- ^ “Food Additive Details: Calcium silicate”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2013. Codex General Standard for Food Additives (GSFA) Online Database, FAO/WHO Food Standards Codex alimentarius, published by the Food and Agricultural Organization of the United Nations / World Health Organization, 2013.
- ^ Giannaros, P., Kanellopoulos, A., & Al-Tabbaa, A. (2016). Sealing of cracks in cement using microencapsulated sodium silicate. Smart Materials and Structures, 25(8). doi:10.1088/0964-1726/25/8/084005
- ^ Passmore, S. M. (1975). Preserving eggs. Nutrition & Food Science, 75(4), 2-4. doi:10.1108/eb058634
- ^ “Hydration behavior of C2S and C2AS nanomaterials, synthetized by sol–gel method”. SpringerLink. Truy cập 23 tháng 12 năm 2017. line feed character trong
|tiêu đề=
tại ký tự số 10 (trợ giúp)