Canis arnensis

loài động vật có vú

Canis arnensis (hay chó sông Arno) là một loài chó đã tuyệt chủng, là loài đặc hữu của vùng Địa Trung Hải, châu Âu trong thời kỳ Pleistocene sớm. Canis arnensis được mô tả là một giống chó kích thước nhỏ và có hình dạng khá tương đồng với chó rừng. Giải phẫu và hình thái học cho thấy giống này có liên quan nhiều đến loài chó rừng lông vàng hiện đại (Canis aureus) hơn là loài chó sói Etrusca có kích thước lớn hơn sinh sống cùng thời điểm. Nó có lẽ là tổ tiên của chó rừng hiện đại.

Canis arnensis
Thời điểm hóa thạch: Pleistocene sớm 1.9-1.6 Ma
Khung xương Canis arnensis
Tái hiện bằng tranh vẽ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Canis
Loài (species)C. arnensis
Danh pháp hai phần
Canis arnensis
Del Campana, 1913[1]
Danh pháp đồng nghĩa[4]
  • C. senezensis Martin, 1973[2]
  • C. accitanus Garrido and Arribas, 2008[3]

Phạm vi

sửa

C. arnensis lần đầu tiên được nhận dạng sau khi phát hiện ra một hóa thạch của nó ở vùng Thượng Valdarno. Hóa thạch của loài này chỉ được tìm thấy trong khoảng thời gian được gọi là Tun Faunal Unit của Ý.[5] Loài này là loài đặc hữu của Địa Trung Hải, châu Âu và sống trong thời kỳ Pleistocene sớm.[6] Người ta tin rằng việc C. arnensis sinh sống phổ biến khắp châu Âu là kết quả của một sự kiện làm cho giống loài này phân tán. Sự kiện này góp phần thúc đẩy sự phổ biến tại lục địa với những động vật họ chó hiện đại đầu tiên. Các loài này đã đến Ý vào khoảng 1,9 triệu năm trước[5] và được đồng nhất trên khắp miền nam châu Âu vào giai đoạn cuối Villafranchian.[7]

Sự tuyệt chủng

sửa

Cả hai loài chó sông Arno và sói Etrusca đều biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch ở Ý sau khi kết thúc Faunal Tasso Unit và được thay thế bằng giống sói Mosbach thời trung cổ (C. mosbachensis Soergel, 1925).[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Del Campana, D. 1913. I cani pliocenici di Toscana. Palaeontographia Italica 19: 189–254. p48 [The Pliocene dogs of Tuscany]
  2. ^ Martin, R. (1973). “Trois nouvelles espèces de Caninae (Canidae, Carnivora) des gisements plio-villafranchiens d'Europe”. Documents des Laboratoires de Géologie de Lyon. 57 (8).[Three new species of Caninae (Canidae, Carnivora) from plio-villafranchiens deposits in Europe]
  3. ^ Garrido, Guiomar; Arribas, Alfonso (2008). “Canis accitanus nov. sp., a new small dog (Canidae, Carnivora, Mammalia) from the Fonelas P-1 Plio-Pleistocene site (Guadix basin, Granada, Spain)”. Geobios. 41 (6): 751. doi:10.1016/j.geobios.2008.05.002.
  4. ^ Brugal, Jean-Philip; Boudadi-Maligne, Myriam (2011). “Quaternary small to large canids in Europe: Taxonomic status and biochronological contribution”. Quaternary International. 243: 171–182. doi:10.1016/j.quaint.2011.01.046.
  5. ^ a b c Lucenti, Saverio Bartolini; Rook, Lorenzo (2016). “A review on the Late Villafranchian medium-sized canid Canis arnensis based on the evidence from Poggio Rosso (Tuscany, Italy)”. Quaternary Science Reviews. 151: 58–71. doi:10.1016/j.quascirev.2016.09.005.
  6. ^ Hall, Roberta L.; Sharp, Henry S. (ngày 10 tháng 5 năm 2014). Wolf and Man: Evolution in Parallel. Academic Press. tr. 155. ISBN 9781483267838. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ Koufos, George D. (1981). “Canis arnensis DEL CAMPANA, 1913 from the Villafranchian (Villanyian) of Macedonia (Greece)”. Paleontologia I Evolucio (bằng tiếng Anh). 21: 3–10. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.