Canh bạc

Phim điện ảnh Việt Nam năm 1991

Canh bạc là bộ phim điện ảnh Việt Nam phát hành năm 1991, là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Lưu Trọng Ninh,[1] kịch bản do Nguyễn Thị Hồng Ngát lấy cảm hứng từ chuyện ngắn "Canh bạc gá vợ" của nhà văn Nguyễn Thành Phong in trên báo Tiền Phong chủ nhật.[2][3][4]

Canh bạc
Đạo diễnLưu Trọng Ninh
Kịch bảnNguyễn Thị Hồng Ngát
Dựa trên"Canh bạc gá vợ" của Nguyễn Thành Phong
Sản xuấtTrần Ngọc Truật
Diễn viên
Quay phimTrần Thế Dân
Dựng phimLê Vinh Quốc
Âm nhạcTrọng Đài
Hãng sản xuất
Công chiếu
1991
Thời lượng
85 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Nội dung

sửa

Mai là một sinh viên nghèo lên vùng núi tìm việc làm trong dịp hè để trang trải việc học. Tại đây, Mai chạy bàn cho tiệm ăn nhỏ của chị Tâm (chị họ Mai) và ông Mộc. Cô gặp được Chiến, một tàu xế xe tải, được biết anh ta đang đi buôn nên cô gái muốn đi cùng dù chị Tâm ngăn cản.

Hai người bắt đầu buôn bán, vận chuyển thuốc phiện nhưng Chiến không để Mai biết, sau vài chuyến trót lọt thì họ cũng phải bỏ dở vì đường dây bị lộ. Mai trở về trường tiếp tục học thì Chiến tìm đến theo đuổi cô đến cùng. Sau khi về ra mắt mẹ Mai, hai người bộc lộ tình cảm của mình, sống với nhau như vợ chồng sắp cưới và tiếp tục đi buôn. Không được bao lâu, Chiến đưa Mai đến một xới bạc. Anh ta thua sạch vốn và phải để Mai lại để gá nợ, khi quá thời hạn trả nợ, Mai bị đám đàn ông trong xới bạc cưỡng hiếp. Chị Tâm, ông Mộc và Chiến cùng đến chuộc thì đã muộn; ông Mộc sau chém chết tên Trọc đã bỏ trốn vì không muốn chị Tâm phải chờ mình ngồi tù thêm. Bộ phim kết thúc mở khi Mai vô hồn bước đi khỏi hiện trường còn Chiến đi sau cô

Kỹ thuật

sửa

Ca khúc được sử dụng

sửa

Phân vai

sửa

Đón nhận

sửa

Dù được dựa theo truyện ngắn của Nguyễn Thành Phong nhưng danh đề của bộ phim không hề nhắc đến tác phẩm gốc hay tác giả vă học, dù biết chuyện này nhưng nhà văn không có động thái giành quyền lợi.[2][5] Khi điều này được phát giác đã gây những ồn ào nhất định khiến đạo diễn Lưu Trọng Ninh và biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát phải lên tiếng xin lỗi, vào thời điểm này, vấn đề bản quyền chưa được đề cao nên ngoài những lời xin lỗi, nhà văn Nguyễn Thành Phong cũng không nhận được sự sự đề bù về vật chất.[5]

Giải thưởng

sửa

Năm 2012, biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho 3 kịch bản Cha tôi và hai người đàn bà, Canh bạcTrăng trên đất khách.[6] Kịch bản của Canh bạc cũng được xuất bản năm cùng với tên của tác giả văn bản gốc Nguyễn Thành Phong.[4]

Năm Giải thưởng Hạng mục Phim truyện nhựa Đề cử Kết quả Chú thích
1993 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 Phim truyện nhựa (bộ phim) Bông sen Bạc [7][8]
Đạo diễn xuất sắc Lưu Trọng Ninh Đoạt giải [9]
Nữ diễn viên xuất sắc Thu Hà Đoạt giải [10]
Âm nhạc xuất sắc Trọng Đài Đoạt giải
Biên kịch xuất sắc Nguyễn Thị Hồng Ngát Đoạt giải

Tham khảo

sửa
  1. ^ cand.com.vn. “Đạo diễn Lưu Trọng Ninh: Một thời không để mất”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b Phan Thị Thanh Nhàn (20 tháng 10 năm 2010). “Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Canh bạc" ăn nhau về sáng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ cand.com.vn. “Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thành Phong: Sống lâu mới biết...”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b “Những chuyện vui vui về phim Cảnh sát hình sự”. Báo Công an Nhân dân điện tử (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ a b thanhnien.vn (16 tháng 8 năm 2009). “Nguyễn Thành Phong, long đong nghề báo”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ Vân Thảo (29 tháng 10 năm 2023). “Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Mong muốn làm những bộ phim thuần Việt”. Báo Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ baonghean.vn (16 tháng 1 năm 2012). “Nguyễn Thị Hồng Ngát và những trăn trở”. baonghean.vn. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ Nguyên, Đài phát thanh và Truyền Hình Thái. “Ngô Thanh Vân làm giám khảo Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2018”. Đài phát thanh và Truyền Hình Thái Nguyên. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. web.archive.org. 27 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X”. Thế giới điện ảnh. 13 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.