Calamus draco

loài thực vật

Calamus draco hay Mây rừng là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được (Willd.) Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1838. Loài cây này phân bố chủ yếu tại bán đảo Đông Dương, bán đảo Mã Lai và phía tây Indonesia.[1][2] Nó tạo ra một loại nhựa cây màu đỏ được gọi là máu rồng, nó được người dân ở một số địa phương sử dụng làm thuốc.[3]

Calamus draco
Chưa được đánh giá (IUCN 3.1)
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Monocots
nhánh: Commelinids
Bộ: Arecales
Họ: Arecaceae
Phân họ: Calamoideae
Tông: Calameae
Chi: Calamus
Loài:
C. draco
Danh pháp hai phần
Calamus draco
Willd.
Các đồng nghĩa
  • Calamus draconis Oken
  • Daemonorops draco (Willd.) Blume
  • Daemonorops rubra (Reinw. ex Blume) Mart.
  • Palmijuncus draco (Willd.) Kuntze

Việt Nam loài cây này phân bố trải dài trên cả nước, mọc chủ yếu trong các khu rừngkhí hậu nóng ẩm. [4] Quả Mây rừng có vị chua, chát và ít ngọt nên thường được sử dụng bằng cách ngâm rượu hoặc dùng chung với muối ớt. Hiện nay ở Việt nam số lượng cá thể Mây rừng bị giảm sút rất nhiều do thường bị chặt cả cây đi để lấy quả bán nên một số địa phương đang hạn chế việc khai thác loài cây này.

Mô tả

sửa

Mây rừng có thân mọc thành cụm tạo thành các thân mây riêng lẻ cao tới 15 m, có bẹ có đường kính tới 30 mm. Lá lá được mô tả là dạng vòng tròn (có tua: phần kéo dài của đầu lá mây có trang bị móc móc), được tạo ra từ bẹ lá, màu xanh tươi, có lớp vỏ màu sô-cô-la khi còn non: dài 2,5 m bao gồm cả cuống lá ( lên đến 300 mm và được trang bị các nhóm gai bên ngắn dài tới 6 mm); sợi xơ dài khoảng 1 m. Khoảng 20 lá chét được sắp xếp đều đặn ở mỗi bên của trục lá . Quả trưởng thành có hình trứng ít nhiều, kích thước 28 x 20 mm, được bao phủ bởi 16 hàng vảy thẳng đứng và có thể có nhiều lớp vảy “máu rồng”.

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Willdenow CL (1799) Species Plantarum. Editio Quarta. Berolini [Berlin], ed. 4 2(1): 203.
  2. ^ Calamus draco Willd”. Plants of the World Online (bằng tiếng Anh). Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Gibbs A; Green C; Doctor VM. (1983). “Isolation and anticoagulant properties of polysaccharides of Typha augustata and Daemonorops species”. Thromb. Res. 32 (2): 97–108. doi:10.1016/0049-3848(83)90021-X. PMID 6658717.
  4. ^ The Plant List (2010). Daemonorops draco. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa