Cadmi(II) sunfat là tên của một loạt các hợp chất vô cơ có liên quan với công thức hóa học CdSO4·xH2O. Dạng phổ biến nhất là monohydrat CdSO4·H2O, nhưng hai dạng khác được biết là CdSO4·H2O và muối khan (CdSO4). Tất cả các muối đều không màu và rất tan trong nước.

Cadmi(II) sulfat
Cấu trúc của cadmi(II) sunfat ngậm nước
Danh pháp IUPACCadmi sunfat
Tên khácSulfuric acid, cadmium salt (1:1)
Cadmi sunfat
Cadmic sunfat
Cadmi(II) sunfat(VI)
Cadmi sunfat(VI)
Cadmic sunfat(VI)
Nhận dạng
Số CAS10124-36-4
PubChem24962
Số EINECS233-331-6
ChEBI50292
Số RTECSEV2700000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cd+2].[O-]S([O-])(=O)=O

InChI
đầy đủ
  • 1/Cd.H2O4S/c;1-5(2,3)4/h;(H2,1,2,3,4)/q+2;/p-2
ChemSpider23335
Tham chiếu Gmelin8295
UNII947UNF3Z6O
Thuộc tính
Công thức phân tửCdSO4
Khối lượng mol208,4746 g/mol (khan)
226,48988 g/mol (1 nước)
769,54604 g/mol (tính theo 3CdSO4·8H2O)
280,53572 g/mol (4 nước)
334,58156 g/mol (7 nước)
352,59684 g/mol (8 nước)
Bề ngoàiChất hút ẩm màu trắng
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng4,691 g/cm³ (khan)
3,79 g/cm³ (1 nước)
3,08 g/cm³ (·8⁄3H2O)[1]
Điểm nóng chảy 1.000 °C (1.270 K; 1.830 °F) (khan)
105 °C (221 °F; 378 K) (1 nước)
40 °C (104 °F; 313 K) (·8⁄3H2O)
Điểm sôi(phân hủy thành sunfat và sau đó oxit)
Độ hòa tan trong nướckhan:
75 g/100 mL (0 ℃)
76,4 g/100 mL (25 ℃)
58,4 g/100 mL (99 ℃)
1 nước:
76,7 g/100 mL (25 ℃)
·8⁄3H2O:
rất tan, xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tanhơi tan trong metanol, etyl acetat
không tan trong etanol
tan trong amonia, hydrazin, thiourê (tạo phức)
MagSus-59,2·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,565
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi (khan)
Đơn nghiêng (7 và 8 nước)
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-935 kJ·mol-1[2]
Entropy mol tiêu chuẩn So298123 J·mol-1·K-1[2]
Các nguy hiểm
NFPA 704

1
3
0
 
PEL[1910.1027] TWA 0,005 mg/m³ (tính theo Cd)
LD50280 mg/kg (đường miệng, chuột)
RELCa[3]
IDLHCa 9 mg/m³ (tính theo Cd)]
Ký hiệu GHSGHS06: ToxicGHS08: Health hazardThe environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH301, H330, H340, H350, H360, H372, H410
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP201, P202, P260, P264, P270, P271, P273, P281, P284, P301+P310, P304+P340, P308+P313, P310, P314, P320, P321, P330, P391, P403+P233, P405, P501
Các hợp chất liên quan
Anion khácCadmi(II) selenat
Cation khácKẽm(II) sunfat
Thủy ngân(I) sunfat
Thủy ngân(II) sunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cấu trúc, điều chế và sự xuất hiện

sửa

Tinh thể học tia X cho thấy CdSO4·H2O là một polyme hợp nhất điển hình. Mỗi trung tâm Cd2+ có hình học phối hợp bát diện, được bao quanh bởi nguyên tử oxy được cung cấp bởi bốn anion sulfat và hai nguyên tử oxy từ nước.[4]

Cadmi(II) sunfat có thể được điều chế bằng phản ứng của kim loại cadmi, oxit hoặc hydroxide của nó với axit sunfuric pha loãng:

CdO + H2SO4 → CdSO4 + H2O
Cd + H2SO4 → CdSO4 + H2

Cadmi(II) sunfat khan được điều chế bằng natri pesunfat:

Cd + Na2S2O8 → CdSO4 + Na2SO4

Cadmi(II) sunfat tinh khiết xuất hiện dưới dạng các khoáng chất rất nhỏ, hiếm gồm voudourisit (monohydrat) và lazaridisit (  hydrat).

Ứng dụng

sửa

Cadmi(II) sunfat được sử dụng rộng rãi cho việc mạ điện của cadmi trong các mạch điện tử. Nó cũng là tiền thân của sắc tố trên nền cadmi như cadmi(II) sunfit. Nó cũng được sử dụng cho điện phân trong một tế bào tiêu chuẩn Weston cũng như một sắc tố trong các màn hình huỳnh quang.

Hợp chất khác

sửa

CdSO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CdSO4·4NH3 và CdSO4·6NH3 đều là chất rắn màu trắng.[5][6]

CdSO4 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CdSO4·2N2H4 là bột/tinh thể màu trắng.[7]

CdSO4 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như CdSO4·2CS(NH2)2 là tinh thể dạng lăng kính màu trắng[8] dễ tan trong nước[9], 2CdSO4·5CS(NH2)2·7H2O là tinh thể không màu, D = 2 g/cm³[10] hay CdSO4·3CS(NH2)2 có bề ngoài tương tự phức 2-thiourê, bị phân hủy bởi nước.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lide, David R. biên tập (2006). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87). Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 0-8493-0487-3.
  2. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A21. ISBN 0-618-94690-X.
  3. ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0087”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  4. ^ Theppitak, C/; Chainok, K. "Crystal structure of CdSO4(H2O): A Redetermination" Acta Crystallographica, Section E. Structure Reports Online 2015, volume 71, pi8-pi9. Bản mẫu:Doii
  5. ^ British Abstracts: Pure chemistry and physiology (1931), trang 698 – [1]. Truy cập 19 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ Peters, W. (ngày 26 tháng 7 năm 1912). Die Gültigkeit der Wernerschen Theorie der Nebenvalenzen für das Gebiet der Ammoniakate. Zeitschrift Für Anorganische Chemie, 77 (1), 137–190. doi:10.1002/zaac.19120770112 (liên kết Google Sách).
  7. ^ Chemisches Zentralblatt (ngày 3 tháng 2 năm 1909), trang 347. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Encyklopaedie der Naturwissenschaften, Tập 5 (E. Trewendt, 1887), trang 103. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b Cadmium: Main volume (Verlag Chemie, 1925 - 214 trang), trang 151. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.